Thứ hai, 09/12/2024, 07:00 AM
  • Click để copy

19 tập đoàn, tổng công ty sẽ được giao cho bộ, ngành quản lý

19 tập đoàn, tổng công ty sẽ được chuyển về các bộ, ngành quản lý sau khi Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp kết thúc hoạt động.

Tại hội nghị tổng kết năm của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chiều ngày 6/12, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đánh giá cao công tác quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp của Ủy ban. Một số tập đoàn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, tổng doanh thu hợp nhất đạt trên 2 triệu tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ, tăng 120% so với kế hoạch đặt ra.

 Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp sẽ chấm dứt hoạt động theo đề án tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ.

 Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp sẽ chấm dứt hoạt động theo đề án tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ.

Đến nay, tổng vốn chủ sở hữu 19 tập đoàn, tổng công ty đạt 1,18 triệu tỷ đồng (tăng 11% so với năm 2018); tổng tài sản đạt 2,54 triệu tỷ đồng (tăng 5%); tổng doanh thu hợp nhất đạt 1,85 triệu tỷ đồng (tăng 44%).

Tổng nộp ngân sách nhà nước giai đoạn 2018-2023 của 19 tập đoàn, tổng công ty đạt 1,28 triệu tỷ đồng, chiếm bình quân 10-12% tổng thu ngân sách nhà nước hàng năm của cả nước.

Tổng giá trị đầu tư giai đoạn 2018-2023 của 19 tập đoàn, tổng công ty đạt 777 nghìn tỷ đồng, tập trung chủ yếu lĩnh vực năng lượng, hạ tầng giao thông, viễn thông…

Cùng với những kết quả đã đạt được nêu trên, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước cũng tự chỉ ra 2 vấn đề hạn chế cần khắc phục.

Thứ nhất, chưa thể hiện được sự vượt trội so với trước về tính chuyên nghiệp, hiệu quả, hoạt động còn mang tính chất hành chính; chưa đạt mục tiêu, kỳ vọng ban đầu đặt ra với Ủy ban là ngay sau khi thành lập thì tạo ra bước đột phá trong quản lý một cách chuyên nghiệp và hiệu quả các tập đoàn, tổng công ty.

Thứ hai, sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước với Ủy ban; doanh nghiệp với Ủy ban chưa thực sự rõ ràng, chưa chặt chẽ và hiệu quả.

Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước cho rằng mục tiêu và kỳ vọng khi thành lập Ủy ban là rất lớn; tuy nhiên, khung khổ pháp luật cho tổ chức và hoạt động của Ủy ban hoàn toàn dựa trên hệ thống thể chế, pháp luật có sẵn, phương thức hoạt động vẫn là quản lý hành chính như các bộ trước đây, chưa bổ sung, điều chỉnh để có thể nâng cao năng lực, hiệu quả của mô hình mới.

Số lượng và chất lượng nhân sự giai đoạn đầu thành lập chưa tương xứng để đáp ứng đầy đủ yêu cầu nhiệm vụ.

Biên chế và nhân sự tại 5 bộ ngành thực hiện chức năng quản lý doanh nghiệp không được chuyển về Ủy ban. Không có chức năng ban hành quy định pháp luật để hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho hoạt động của doanh nghiệp. Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước cho rằng đây là một trong những nguyên nhân khiến hiệu quả hoạt động không như kỳ vọng.

Hôm 5/12, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18 đã ký ban hành kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ.

Theo kế hoạch được ban hành, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp sẽ kết thúc hoạt động và chuyển chức năng, nhiệm vụ về Bộ Tài chính, các bộ chuyên ngành và các cơ quan liên quan.

Thực hiện theo phương án này, dự kiến sẽ chuyển chức năng, nhiệm vụ thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu đối với 19 tập đoàn, tổng công ty (hiện đang giao Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp quản lý) về Bộ Tài chính và Đầu tư phát triển hoặc Bộ Kinh tế phát triển.

Đối với các nhiệm vụ quản lý Nhà nước về ngành, lĩnh vực liên quan đến phạm vi hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty sẽ do các bộ quản lý ngành, lĩnh vực chịu trách nhiệm quản lý, bảo đảm tách chức năng quản lý Nhà nước với chức năng đại diện chủ sở hữu.

Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18 yêu cầu các đơn vị hoàn thành đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy trong tháng 12/2024 để phục vụ Hội nghị Trung ương và kỳ họp Quốc hội bất thường tháng 2/2025.

Theo khoản 2 Điều 9 Nghị định 131/2018/NĐ-CP, danh sách 19 tập đoàn, tổng công ty hiện đang do Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp quản lý bao gồm:

 (1) Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước;

 (2) Tập đoàn Dầu khí Việt Nam;

 (3) Tập đoàn Điện lực Việt Nam;

 (4) Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam;

 (5) Tập đoàn Hóa chất Việt Nam;

 (6) Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam;

 (7) Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam;

 (8) Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam;

 (9) Tổng công ty Viễn thông MobiFone;

 (10) Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam;

 (11) Tổng công ty Hàng không Việt Nam;

 (12) Tổng công ty Hàng hải Việt Nam;

 (13) Tổng công ty Đường sắt Việt Nam;

 (14) Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam;

 (15) Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam;

 (16) Tổng công ty Cà phê Việt Nam;

 (17) Tổng công ty Lương thực miền Nam;

 (18) Tổng công ty Lương thực miền Bắc;

 (19) Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam;

 Và các doanh nghiệp khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Thực hành ESG tại doanh nghiệp đi đầu về phát triển bền vững - Vinamilk

Thực hành ESG tại doanh nghiệp đi đầu về phát triển bền vững - Vinamilk

10/12/2024 15:53

Là một điển hình về phát triển bền vững (PTBV) với các thực hành tốt ở cả 3 tiêu chí Môi trường – xã hội – quản trị (E-S-G), Vinamilk tiếp tục là cái tên được đánh giá cao trong Top 10 doanh nghiệp phát triển bền vững Việt Nam 2024 năm thứ 9.

Ngân hàng đồng loạt đưa ra nhiều gói tín dụng xanh hấp dẫn về lãi suất

Ngân hàng đồng loạt đưa ra nhiều gói tín dụng xanh hấp dẫn về lãi suất

10/12/2024 11:20

Tài chính xanh là một cấu phần quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng xanh và cũng là lĩnh vực tiềm năng mà các nhà băng ngày càng quan tâm.

Vietjet tiếp tục nhận tàu bay mới những tháng cuối năm 2024, mở rộng đội tàu bay hiện đại

Vietjet tiếp tục nhận tàu bay mới những tháng cuối năm 2024, mở rộng đội tàu bay hiện đại

09/12/2024 11:27

Tàu bay thế hệ mới A321neo ACF (Airbus Cabin Flex) mới nhất của Vietjet đã hạ cánh tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, TP.HCM sau hành trình từ nhà máy Airbus tại Hamburg, Đức.

19 tập đoàn, tổng công ty sẽ được giao cho bộ, ngành quản lý

19 tập đoàn, tổng công ty sẽ được giao cho bộ, ngành quản lý

09/12/2024 07:00

19 tập đoàn, tổng công ty sẽ được chuyển về các bộ, ngành quản lý sau khi Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp kết thúc hoạt động.

Kinh tế năm 2024 có thể tăng trưởng cao hơn mức 7%

Kinh tế năm 2024 có thể tăng trưởng cao hơn mức 7%

09/12/2024 06:59

Theo Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương, tăng trưởng kinh tế năm nay có thể đạt được mục tiêu kỳ vọng 7%, và có thể đạt cao hơn.

Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam tham dự Diễn đàn Kỹ sư Lan Thương-Mê Kông 2024

Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam tham dự Diễn đàn Kỹ sư Lan Thương-Mê Kông 2024

07/12/2024 13:15

Nhận lời mời từ Chủ tịch Hiệp hội Kỹ sư Trung Quốc, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam - TS. Đặng Việt Dũng đã dẫn đầu đoàn công tác gồm bốn thành viên tham gia Diễn đàn Kỹ sư Lan Thương-Mê Kông 2024 từ ngày 4 đến ngày 7 tháng 12 năm 2024 tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam Trung Quốc.

Tập đoàn BRG lần thứ tư liên tiếp được vinh danh Doanh nghiệp Bền vững Việt Nam

Tập đoàn BRG lần thứ tư liên tiếp được vinh danh Doanh nghiệp Bền vững Việt Nam

06/12/2024 15:16

Tập đoàn BRG vừa có lần thứ tư liên tiếp được vinh danh tại giải thưởng “Doanh nghiệp Bền vững Việt Nam” trong Lễ công bố các doanh nghiệp bền vững 2024 do Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức, ghi nhận những nỗ lực và đóng góp tích cực của Tập đoàn BRG đối với sự phát triển bền vững của nền kinh tế - môi trường - xã hội trong những năm vừa qua.

Sàn Temu dừng hoạt động tại Việt Nam, quyền lợi người dùng có được bảo đảm?

Sàn Temu dừng hoạt động tại Việt Nam, quyền lợi người dùng có được bảo đảm?

05/12/2024 14:09

Đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số khuyến cáo người dùng không nên hoang mang nếu đã đặt hàng ở Temu trước đó, bởi nếu quá thời hạn mà chưa giao hàng, sàn Temu phải có nghĩa vụ chuyển trả lại tiền cho người mua.

Nghệ An: Ghi nhận 1.948 doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2024

Nghệ An: Ghi nhận 1.948 doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2024

04/12/2024 06:15

Tính đến ngày 20/11/2024, toàn tỉnh Nghệ An đã ghi nhận 1.948 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 3,89% so với cùng kỳ năm trước.Nghệ An hiện có hơn 39.000 doanh nghiệp đăng ký, trong đó trên 16.000 doanh nghiệp đang hoạt động. Tính đến ngày 20/11/2024, toàn tỉnh đã ghi nhận 1.948 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 3,89% so với cùng kỳ năm trước, với tổng vốn đăng ký đạt 20.483 tỷ đồng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của khó khăn kinh tế, số lượng doanh nghiệp giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động trong năm 2024 đã tăng đáng kể. Cụ thể, có 302 doanh nghiệp tự nguyện giải thể (tăng 35,29%), 1.483 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động (tăng 8,6%) và 715 doanh nghiệp hoạt động trở lại, giảm 19,4% so với năm trước. Một góc của TP.Vinh. Ảnh: Bna Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh không đạt kế hoạch đề ra hoặc chỉ tăng trưởng thấp. Các ngành như: Sản xuất bia đạt 78,38% kế hoạch (tăng 2,56%), thức ăn gia súc 78,26% kế hoạch (tăng 5,57%), quần áo may sẵn 79,17% kế hoạch (tăng 0,6%). Trong khi

Xem thêm