Bao giờ Hà Nội hết... lụt?
Đã gần một tuần trôi qua, tính từ ngày 25/7, nhưng người dân ở nhiều xã ven sông Bùi, sông Tích ở Hà Nội vẫn chưa thoát cảnh lụt lội. Nhiều tuyến phố trong nội thành những khi mưa lớn cũng chìm sâu trong nước hàng giờ.
Tình trạng ngập lụt cục bộ ở Hà Nội kéo dài trong nhiều năm nay vẫn chưa chấm dứt. Vẫn biết chính quyền Thủ đô và các ngành chức năng đã có nhiều cố gắng tìm giải pháp khắc phục, nhưng dường như đó mới chỉ là tìm cách xử lý phần ngọn. Cái gốc thì vẫn còn chờ đấy. Câu hỏi “bao giờ” hết lụt vẫn chưa có lời đáp thỏa đáng. Một kiến trúc sư khá nổi tiếng nói với chúng tôi rằng, biến đổi khí hậu, thiên tai ngày càng khắc nghiệt, không chỉ có khu vực đồng bằng Nam bộ mới phải “sống chung với lũ” mà Hà Nội và nhiều địa phương ở miền Bắc cũng không thể chủ quan với giặc thủy.
Cho đến ngày 30/7, sau gần một tuần, nhiều khu vực thuộc các huyện Chương Mỹ, Quốc Oai, Mỹ Đức, Thạch Thất vẫn chưa thoát cảnh ngập lụt. Khoảng 800 hộ dân, hàng nghìn nhân khẩu vẫn chưa thể ra khỏi nhà.
Trận lụt này cách trận lụt lần trước sáu năm. Nó xảy ra do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, gây mưa lớn liên tục, lượng mưa phổ biến từ 50 đến 160 mm. Ngoài ra cư dân nơi đây còn bị đe dọa bởi nguồn nước lớn từ hồ thuỷ điện ở thượng nguồn xả lũ về. Do mực nước sông Đáy dâng cao khiến sông nhánh của sông Đáy là sông Bùi thoát chậm. Những ngày qua, Trạm thủy văn Yên Duyệt, Chương Mỹ, nước luôn vượt báo động 3, mỗi ngày nước rút chừng 10 đến 15 cm, nghĩa là nếu trời tiếp tục mưa thì trận lụt cục bộ này còn kéo dài hàng tháng trời.
Sông Bùi có chiều dài 91 km, diện tích lưu vực 1.249 km², đổ ra Sông Đáy. Sông có chiều dài 91 km và diện tích lưu vực là 1.249 km², bắt nguồn từ xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn, Hòa Bình, chảy qua Hà Nội. Sông Bùi đổ vào sông Đáy tại Ba Thá, xã Phúc Lâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Ngã ba sông đó là ranh giới của ba huyện Chương Mỹ, Mỹ Đức và Ứng Hòa. Trong ba huyện này, Chương Mỹ thiệt hại nặng nề nhất.
Những con số thiệt hại đã được thống kê: Hàng nghìn mét kênh mương bị phá hủy; hơn 5.000 mét đê và hàng chục nghìn tuyến đường giao thông nội đồng bị ngập sâu. Đáng chú ý, có 24 thôn xóm bị dìm trong lũ, trở thành những “ốc đảo”. Thật khó hình dung cảnh “màn trời chiếu nước” xảy ra giữa thủ đô của chúng ta! Đương nhiên thiệt hại về kinh tế là rất đáng lo ngại. Nhiều diện tích lúa mùa, thủy sản, gia súc, gia cầm mất trắng.
Theo cảnh báo của cơ quan chức năng, ngập lụt ở các vùng trũng thấp, ven sông sẽ còn tiếp diễn, nhất là nhiều khu vực thuộc huyện Chương Mỹ.
Đấy là cảnh lụt ở các huyện ven đô. Còn tình trạng phố hóa thành sông thì vẫn đang là một nỗi lo trong những ngày cuối hạ, đầu thu, mưa nhiều, mưa lớn và bất chợt. Một báo cáo mới nhất của Sở Xây dựng Hà Nội, toàn thành phố vẫn còn 30 điểm úng ngập - 30 điểm đen từng gây biết bao khó khăn, nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Nếu lượng mưa cao hơn 50mm/giờ thì các điểm úng ngập cục bộ xuất hiện. Và khi lượng mưa lên tới 100mm/giờ trở lên thì hệ thống thoát nước sẽ quá tải.
Các nhà quản lý, các nhà chuyên môn đã cày đi xới lại nhiều lần, nguyên nhân do đâu, khắc phục như thế nào? Tiền đổ vào cũng không ít. Chẳng hạn việc đầu tư cho các dự án thoát nước khu vực nội thành, tổng mức đầu tư lên tới hơn 8.000 tỷ đồng. Riêng Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa, Hà Đông được đầu tư 7.400 tỷ đồng để chống ngập cho phía tây. Vậy hiệu quả đầu tư thế nào là vấn đề cần phải xem xét, không thể cứ tiếp tục như thế, gây lãng phí rất lớn nguồn ngân sách.
Có một nguyên nhân ai cũng thấy là thành phố đang quá tải. Hạ tầng giao thông, thoát nước không theo kịp sự phát triển của đô thị. Việc xây dựng các khu đô thị mới ngoài việc giải quyết chỗ ở còn có mục đích là để thoát nước mặt của nội thành. Thế nhưng khi xây dựng, tỉ lệ che phủ mặt đất quá lớn, trong khi đó lại chưa kết nối với hệ thống thoát nước của toàn thành phố, cũng như chưa kết nối với hệ thống thoát nước cả vùng. Vậy là không chỉ gây úng ngập cục bộ mà còn làm trầm trọng thêm khu vực nội đô.
Rồi tình trạng xả rác bừa bãi diễn ra khắp nơi. Không ít dòng kênh, dòng sông đang bị biến thành bãi rác, hóa thành những con sông chết. Đã có nhiều chiến dịch, đã có nhiều chương trình, kế hoạch nạo vét, đã có những đội nhóm thanh niên tình nguyện làm sạch lòng sông... nhưng vẫn chỉ là giải pháp tình thế.
Sẽ không bao giờ hết những “trận mưa lịch sử”, những “trận mưa ngoài sức tưởng tượng”. Sẽ không có chuyện dân số Hà Nội giảm xuống dưới 8 triệu dân. Sẽ không thể cứ giao khoán mãi cho “ông thoát nước”. Không sức nào, nguồn nhân lực nào đủ sức chống tả “ông trời”. Nhưng lại không thể khoanh tay ngồi nhìn chấp nhận cảnh cứ mưa là lụt.
Từ chuyện ngập lụt ở Chương Mỹ, Quốc Oai, người dân mong chờ những quyết sách mới của chính quyền Hà Nội. Đó là những giải pháp vừa căn cơ, lâu dài, vừa ứng phó nhanh và hiệu quả. Có như vậy mới xóa đi câu hát buồn: “Hà Nội mùa này phố cũng như sông” (!).
Cùng chủ đề
Khôi phục cung cấp điện cho 92% khách hàng bị ảnh hưởng do bão
Hưng Yên và Hải Dương phát lệnh báo động lũ lụt mức độ 3
Vì sao miền bắc Trung Quốc bị lũ lụt tàn phá?
Tiền từ thiện Thủy Tiên trao Quảng Trị qua rà soát giảm gần 4,2 tỷ so với 'xác nhận hỗ trợ' ban đầu
Diễn biến mới về việc rà soát từ thiện lũ lụt của ca sĩ Thủy Tiên
Không giữ “người nhà”, bỏ “người tài”
16/12/2024, 13:58Thủ tướng chỉ đạo chấn chỉnh công tác đấu giá đất
16/12/2024, 13:54Yên Bái: Chỉ số hạnh phúc của người dân năm 2024 tăng lên 66,52%
10/12/2024, 11:18Hưng Yên: Hội nhập kinh tế quốc tế gắn với mục tiêu tăng trưởng bền vững
09/12/2024, 07:00Miền Bắc sắp đón đợt không khí lạnh mạnh nhất kể từ đầu mùa
05/12/2024, 14:18Thế giới thiệt hại nặng nề trong mùa mưa bão năm 2024
Báo cáo cho thấy nơi chịu nhiều thiệt hại nhất trong mùa mưa bão là khu vực Bắc Mỹ với tổng cộng 110 tỷ USD, cao hơn nhiều mức trung bình 10 năm là 67,6 tỷ USD.
Thủ tướng yêu cầu trước 28/2/2026 phải khai thác sân bay Long Thành
Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu tiến độ sân bay Long Thành tới ngày 31/12/2025 phải xong và trước 28/2/2026 đưa vào khai thác, không chờ tới tháng 8/2026.
Chuyên gia nói gì về hiện tượng lở đá tại Quảng Nam do động đất liên tiếp?
Trong 2 ngày (30/11 - 01/12), 9 trận động đất xảy ra tại tỉnh Kon Tum gây rung lắc. Tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, người dân cảm nhận rõ rung chấn mạnh.
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ trái phiếu cho nhà ở xã hội
Bộ Xây dựng đang xin ý kiến về dự thảo Nghị quyết nguồn vốn ưu đãi phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ.
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Ngày 1/12/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 125/CĐ-TTg yêu cầu các Bộ ngành, địa phương đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Hưng Yên lập kỷ lục đấu giá đất từ dưới 6 triệu đồng/m2 lên hơn 110 triệu đồng/m2
Lô đất LK4-30 diện tích 178m2 ở thôn Hào Xuyên, xã Tân Lập, huyện Yên Mỹ (Hưng Yên) có giá khởi điểm đấu giá là 5,76 triệu đồng/m2. Sau khi đấu giá, lô đất này được trả giá cao nhất lên tới hơn 110,76 triệu đồng/m2.
Tổng kết, đánh giá hoạt động lĩnh vực thông tin điện tử năm 2024, định hướng năm 2025
Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT, Nghị định 147/2024/NĐ-CP có những chính sách mới sẽ ảnh hưởng và thay đổi một số thói quen sử dụng mạng xã hội của người Việt Nam.
Quảng Nam: Voi sổng chuồng xuất hiện trên đường quốc lộ 14E
Chiều 26/11, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều video ghi lại cảnh cá thể voi đi lạc trên tuyến đường quốc lộ 14E, đoạn ven biển của tỉnh Quảng Nam.
Trình Quốc hội xem xét việc tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
Chiều 27/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về việc tiếp tục chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.