Bão số 3 giật cấp 14, tiến vào biển Đông
Theo Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, bão Ma-on sau khi đi vào biển Đông trở thành cơn bão số 3 trong năm nay. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn và lốc xoáy.
Hồi 7 giờ ngày 24/8, vị trí tâm bão ở khoảng 19,3 độ Vĩ Bắc; 118,0 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Đông Bắc Biển Đông, cách Hồng Kông (Trung Quốc) khoảng 530km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11 (89-117km/giờ), giật cấp 14. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 170km tính từ tâm bão.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25km. Đến 07 giờ ngày 25/8, vị trí tâm bão ở khoảng 21,4 độ Vĩ Bắc; 113,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây Nam tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), cách Hồng Kông (Trung Quốc) khoảng 180km về phía Tây Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (103-133km/giờ), giật cấp 15.
Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): phía Bắc vĩ tuyến 17,5 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 111,5 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn và lốc xoáy. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Vị trí và đường đi cơn bão số 3.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 25km và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Đến 07 giờ ngày 26/8, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 23,0 độ Vĩ Bắc; 107,1 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (39-49km/giờ), giật cấp 8.
Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 đến 48 giờ tiếp theo (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): phía Bắc vĩ tuyến 19,0 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 115,0 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền, khu nuôi trồng thủy sản và các hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn và lốc xoáy. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Trong 48 đến 60 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25km và suy yếu dần thành một vùng áp thấp. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 39km/giờ).
Cảnh báo gió mạnh, sóng lớn trên biển: Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Đông và phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông có mưa bão, gió mạnh cấp 7-8, sau tăng lên cấp 9-10, vùng gần tâm bão cấp 11-12, giật cấp 15; sóng biển cao từ 6,0-8,0m; biển động dữ dội.
Cảnh báo mưa lớn: Từ tối và đêm 25/8 đến khoảng ngày 27/8, khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to.
Để chủ động ứng phó với bão, chiều 23/8 Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (TKCN) đã ra Công điện số 26/CĐ-QG yêu cầu Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai (PCTT) và TKCN các tỉnh, thành phố từ Quảng Ninh đến Phú Yên, các bộ, ngành liên quan chỉ đạo triển khai thực hiện một số nội dung như sau:
Theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm. Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới được xác định từ phía Bắc vĩ tuyến 16,5 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 115,5 độ Kinh Đông (vùng nguy hiểm được điều chỉnh trong các bản tin dự báo); theo dõi, kiểm đếm tàu, thuyền đang hoạt động trên biển; giữ thông tin liên lạc thường xuyên với chủ các phương tiện để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra.
Công điện cũng yêu cầu phải thông tin, hướng dẫn các chủ cơ sở sản xuất để điều chỉnh kế hoạch sản xuất trên biển, ven biển phù hợp với diễn biến của bão; sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu; các cơ quan thông tin đại chúng từ Trung ương đến địa phương tăng cường các biện pháp thông tin về diễn biến của bão đến các cấp chính quyền, chủ các phương tiện hoạt động trên biển và người dân biết để chủ động phòng tránh, ứng phó; liên hệ các quốc gia, vùng lãnh thổ trong khu vực để tạo điều kiện cho ngư dân và tàu cá vào tránh trú và hỗ trợ, cứu nạn, cứu hộ khi có yêu cầu.
Đồng thời tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Ban Chỉ đạo quốc gia về PCTT và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.
TIN LIÊN QUAN
Cùng chủ đề
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3
Những bài học kinh nghiệm rút ra từ việc ứng phó với cơn bão số 3
Bão số 3 làm giảm tốc độc tăng trưởng kinh tế khoảng 0,15%
Bão số 3 khiến nền kinh tế bị thiệt hại như thế nào?
Hải Dương: Kiến nghị xử lý 10 sự cố đê điều trên địa bàn với tổng kinh phí 130 tỷ đồng

Ghi nhận 3 trận động đất liên tiếp ở Kon Tum
31/03/2025, 11:52
Thủ tướng chỉ đạo xử lý dứt điểm 1.533 dự án vướng mắc
31/03/2025, 11:49
Thủ tướng: Quyết tâm xây dựng bằng được ngành công nghiệp đường sắt
30/03/2025, 14:50
Chung cư tại TP HCM rạn nứt nghi do ảnh hưởng động đất ở Myanmar
30/03/2025, 14:43
Dự báo về diễn biến bão, áp thấp nhiệt đới trong năm 2025
30/03/2025, 14:40
Cảnh báo nguy cơ cháy rừng cấp cực kỳ nguy hiểm ở nhiều khu vực
28/03/2025, 10:31
Hỗ trợ 100 tỉ đồng cho một tỉnh giảm sau sáp nhập
28/03/2025, 10:29
Nam thanh niên thông chốt, tông gãy 2 xương sườn Đại uý CSGT
27/03/2025, 21:43
Người lao động được nghỉ lễ 30/4-1/5 kéo dài 5 ngày liên tục
27/03/2025, 21:41
Đề xuất giá điện tăng từ 2-5% EVN được quyền tự quyết điều chỉnh
27/03/2025, 21:39“Tắt sống nhanh, bật sống xanh”, hưởng ứng Giờ trái đất
Với thông điệp “Tắt sống nhanh, bật sống xanh”, chiến dịch "Tắt đèn - bật ý tưởng’’ là một sáng kiến của BOOVironment với mục đích nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường.
Cháy rừng phòng hộ núi Nghiêm, 500 người ứng cứu
Cháy rừng bùng phát tại núi Nghiêm (Yên Sơn, Tuyên Quang) sau đó lan nhanh khiến công tác dập lửa gặp nhiều khó khăn.
Viettel, Hòa Phát, Thaco, Trung Chính… sẵn sàng tham gia đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Các doanh nghiệp trong nước như Viettel, Hòa Phát, Thaco, Trung Chính khẳng định đã có sự chuẩn bị và sẵn sàng tham gia các dự án đường sắt, trong đó có đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Đẩy nhanh tiến độ cải tạo sông Tô Lịch
UBND TP Hà Nội giao các sở, UBND các quận, huyện đẩy nhanh triển khai nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường, đảm bảo cảnh quan khu vực 2 bên sông Tô Lịch.
Việt Nam tăng hạng vượt bậc về chỉ số hạnh phúc
Theo chỉ số trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới 2025, Việt Nam hiện xếp thứ 46 trong số hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng. Đây là thứ hạng cao nhất của Việt Nam kể từ khi bản báo cáo đầu tiên được công bố vào năm 2012.
Sắp xếp các tổ chức chính trị-xã hội, các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ trước 15/7
Theo Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng, việc sắp xếp các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ trực thuộc MTTQ Việt Nam xong trước 15/7.
Tiếp tục rà soát, hoàn thiện Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 126/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn tại cuộc họp rà soát Điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII).
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu hoàn thành đường song hành Vành đai 4 ngay trong tháng 10
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố được Chủ tịch Hà Nội yêu cầu đôn đốc các nhà thầu hoàn thành đường song hành Vành đai 4 trong tháng 10/2025, chào mừng Đại hội Đảng bộ thành phố.
Hungary sẵn sàng giúp đào tạo cho Việt Nam 1000 chuyên gia điện hạt nhân
Hungary sẵn sàng hợp tác, giúp đào tạo cho Việt Nam 1000 chuyên gia về vận hành nhà máy điện hạt nhân, coi đây là một lĩnh vực hợp tác chiến lược giữa hai nước.