Châu Á 'đổ mồ hôi' vì nắng nóng
Các nhà khoa học, chuyên gia khí hậu dự báo, El Nino sẽ trở lại và nhiệt độ sẽ tăng kỷ lục trên khắp châu Á trong năm 2023. Châu Á sẽ trở nên ngột ngạt do những đợt nắng nóng cực đoan, khắc nghiệt.
Nhiệt độ lên tới mức thiêu đốt 500C ở Thái Lan vào tháng 4-2023. Tại Ấn Độ, ít nhất 13 người chết vì sốc nhiệt và hàng chục người phải nhập viện khi nhiệt kế gần chạm ngưỡng 450C tại một lễ trao giải ngoài trời gần Mumbai vào giữa tháng 4-2023. Tại Trung Quốc, gần 1 năm kể từ đợt nắng nóng và hạn hán nghiêm trọng năm 2022, hơn 100 trạm thời tiết vào tháng trước ghi nhận nhiệt độ cao kỷ lục...
Các sự kiện thời tiết cực đoan đang ngày càng phổ biến. Các chuyên gia cảnh báo tần suất và cường độ của các đợt nắng nóng nhiều khả năng sẽ tăng nhanh khi biến đổi khí hậu tiếp tục hoành hành.
Tác động của El Nino
Tiến sĩ Wang Jingyu - trợ lý giáo sư tại Viện Giáo dục quốc gia Singapore, chuyên gia nghiên cứu mô hình khí hậu và tương tác đất và khí quyển - nhận định, tháng 4-2023 là “tháng 4 nóng nhất ở châu Á”. Sức nóng dữ dội đó là do hiện tượng El Nino sắp quay trở lại cùng với những tác động của nó như lượng mưa giảm và nhiệt độ tăng.
Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) dự báo, có 80% khả năng El Nino sẽ xuất hiện vào tháng 10-2023, thêm nữa, có 60% khả năng El Nino sẽ phát triển ngay sau tháng 7-2023.
Trong khi đó, một cậu bé 11 tuổi ở Malaysia tử vong vì sốc nhiệt và mất nước vào tháng 4-2023 khi chỉ số nhiệt kế tăng vọt lên 400C và ít nhất 5 người cần điều trị y tế. Luang Prabang ở Lào đạt mức cao kỷ lục 42,70C. Nhiệt độ leo lên 450C ở Myanmar. Ở Bangladesh, có nhiều báo cáo về mặt đường tan chảy dưới cái nắng chói chang ở thủ đô Dhaka. Tại Ấn Độ, chính quyền các bang đóng cửa trường học, kêu gọi trẻ em ở nhà để tránh bị đau đầu và mệt mỏi do nhiệt độ cao.
Theo Benjamin Horton - Giám đốc Đài quan sát trái đất Singapore tại Đại học Công nghệ Nanyang - một đợt nắng nóng có cường độ như vậy không thể chỉ do El Nino gây ra. Một thứ gì đó khác cũng đang xảy ra. Trái đất đang trở nên ấm hơn, với độ ẩm khí quyển cao hơn đáng kể. Các chu kỳ khí hậu dao động tự nhiên không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra các sự kiện thời tiết khắc nghiệt gần đây.
Các hoạt động của con người, bao gồm đốt nhiên liệu hóa thạch, chặt phá rừng và thay đổi cách sử dụng đất... gây ra khủng hoảng khí hậu bằng cách giải phóng lượng khí nhà kính ngày càng tăng vào bầu khí quyển, giữ nhiệt và làm ấm hành tinh. Lượng khí thải nhà kính toàn cầu tiếp tục tăng vào năm 2022 bất chấp cảnh báo từ Liên Hiệp Quốc quốc rằng, chúng phải đạt đỉnh vào năm 2025 để tránh thảm họa. Nhiệt độ cao hơn ít nhất 1,10C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Nắng nóng kỷ lục làm gián đoạn sản xuất hoa màu, gây áp lực cho xã hội và dẫn đến mức tiêu thụ năng lượng cao nhất.
Châu Á Một cậu bé làm mát mình dưới đường ống nước tưới tiêu khi miền bắc Ấn Độ tiếp tục quay cuồng dưới đợt nắng nóng gay gắt ở Lucknow thuộc bang Uttar Pradesh của Ấn ĐộTheo thống kê của WMO, gần 26.000 người chết trong các đợt nắng nóng ở Ấn Độ từ năm 1992 đến năm 2020. Những năm gần đây ghi nhận sự gia tăng về tần suất, thời gian và cường độ của các đợt nắng nóng, thường xảy ra ở Ấn Độ từ tháng 3 đến tháng 7 hằng năm. Năm 2023, cơ quan thời tiết của Ấn Độ dự đoán nhiệt độ trên trung bình và các đợt nắng nóng sẽ kéo dài cho đến cuối tháng 5, do khả năng nền nhiệt tăng thêm vì El Nino.
Theo Dileep Mavalankar - Giám đốc Viện Y tế cộng đồng Ấn Độ tại Gujarat - nhiều người, kể cả các quan chức, vẫn thiếu kiến thức về biện pháp hành động tốt nhất trong điều kiện nhiệt độ cực hạn, trong khi dữ liệu về tỷ lệ tử vong liên quan đến nhiệt vẫn còn rất ít. El Nino làm gián đoạn gió mùa, Ấn Độ sẽ không có đủ mưa, ảnh hưởng lớn đến nông nghiệp và trồng trọt.
Mavalankar cho rằng, Bộ Y tế cũng như cơ quan quản lý thiên tai của Ấn Độ chưa tính kỹ đến những tác động có thể xảy ra đối với người dân nếu nắng nóng trở nên tồi tệ hơn cuối năm 2023. Từng lập kế hoạch hành động đối phó nắng nóng đầu tiên của Ấn Độ cho một thành phố khi phát hiện 800 người chết ở Ahmedabad sau một tuần đặc biệt nóng vào năm 2010, Mavalankar nhận định giáo dục công chúng là điều tối quan trọng. Kế hoạch của ông cho Ahmedabad liên quan đến các biện pháp đơn giản như hướng dẫn người dân làm gì trong trường hợp nhiệt độ cao và chuẩn bị hệ thống y tế để xử lý những trường hợp khẩn cấp về nhiệt, dẫn đến tổng số ca tử vong giảm 30-40% trong đợt nắng nóng cao điểm...
Thiếu nước
Lo ngại về tình trạng thiếu nước trong những tháng tới đang lan rộng. Ở Philippines, các cơ quan chính phủ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ngăn chặn nguy cơ khủng hoảng nước do El Nino gây ra để tránh lặp lại sự cố năm 2019, khi khoảng 10.000 hộ gia đình ở khu vực Metro Manila bị mất nước do mực nước trong những hồ chứa chính của thủ đô cạn khô. Ủy ban Tài nguyên nước quốc gia có các kế hoạch dự phòng để tăng cường sản xuất và kích hoạt lại các giếng sâu.
Châu Á Một nông dân dội nước lên người khi đang làm việc tại một trang trại lúa mì ở quận Ludhiana của bang Punjab, Ấn ĐộThái Lan tháng trước đưa khuyến cáo kêu gọi người dân tiết kiệm nước.
Văn phòng Tài nguyên nước quốc gia Malaysia cũng chuẩn bị cho đợt hạn hán nhằm vào các bang Kedah, Kelantan và Perlis, kéo theo tình trạng khô nóng. Không quân hoàng gia Malaysia đang làm việc với cơ quan khí tượng của Malaysia để gieo mây phía trên Penang nhằm bổ sung nguồn cung cấp nước cho các đập nước khô cạn.
Chống hỏa hoạn
Theo Dwikorita Karnawati - Giám đốc Cơ quan Khí tượng của Indonesia - nhiệt độ cực cao đang ghi nhận ở nhiều vùng của Indonesia vẫn chưa được phân loại là đợt nắng nóng. Ông cũng cho biết, nhiệt độ tối đa hằng ngày bắt đầu giảm vào cuối tháng 4. Chính phủ hồi tháng 2-2023 cũng khuyến khích nông dân và các công ty đồn điền đề phòng cháy rừng ở Sumatra và Kalimantan trước sự kiện El Nino.
Bà Krishnayanti (Hiệp hội Nông dân Indonesia) cho biết, nỗi sợ hãi lớn nhất của bà là hành động vô trách nhiệm của một số người có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho mọi người. “Tác động của El Nino có thể trở nên tồi tệ hơn bởi các công ty vô trách nhiệm hoặc những người đốt nương rẫy bất cẩn. Nông dân phải tỉnh táo để tồn tại trong thời điểm khó khăn như thế này”, Krishnayanti nói và cho rằng, các biện pháp đốt nương làm rẫy để khai phá đất đai canh tác cần bị cấm trong điều kiện thời tiết khô hạn hơn của năm nay.
Đợt nắng nóng có cường độ cao không thể chỉ do El Nino gây ra. Các hoạt động của con người, bao gồm đốt nhiên liệu hóa thạch, chặt phá rừng và thay đổi cách sử dụng đất... gây ra khủng hoảng khí hậu bằng cách giải phóng lượng khí nhà kính ngày càng tăng vào bầu khí quyển, giữ nhiệt và làm ấm hành tinh.
Liên Hợp Quốc kêu gọi hành động để tránh 'sụp đổ khí hậu'
03/01/2025, 11:32Đang cháy rừng ở Australia, diện tích thiệt hại rộng bằng Singapore
27/12/2024, 11:38CNPC: Trung Quốc đạt đỉnh nhu cầu dầu tinh chế
18/12/2024, 11:43Ngân hàng Goldman Sachs rút khỏi liên minh Net Zero
09/12/2024, 07:00Tàu vận chuyển khí CO2 hóa lỏng đầu tiên trên thế giới
04/12/2024, 06:15Châu Âu cảnh báo một số nước không tuân thủ các quy định về năng lượng
22/11/2024, 06:15Mỹ tăng sản lượng dầu khí có kích hoạt phản ứng mới từ OPEC+?
20/11/2024, 06:27CEO Vitol dự báo giá dầu năm 2025
08/11/2024, 13:26Sự trái ngược về quan điểm môi trường và biến đổi khí hậu giữa ông Trump và bà Harris
Với đường lối đối ngược, hai ứng cử viên của Đảng Dân chủ - bà Kamala Harris và Đảng Cộng hòa - ông Donald Trump đã có những quan điểm, lập trường khác nhau về chính sách biến đổi khí hậu nếu đắc cử vị trí Tổng thống Mỹ trong nhiệm kỳ mới.
Có nguy cơ thành 'bãi thải' cho xe điện Trung Quốc, Úc kêu gọi hành động khẩn cấp
Không chỉ tác động tiêu cực đến nền kinh tế Úc, các xe điện Trung Quốc còn lo ngại gây ra các vấn đề về bảo mật và an toàn thông tin.
Tổng thống Putin đề xuất chiến lược kinh tế mới cho BRICS
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đề xuất một nền tảng đầu tư BRICS để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế của các nước thành viên và sự phát triển của Nam và Đông Bán cầu.
Đông Nam Á cần đầu tư 190 tỷ USD vào năng lượng sạch để đáp ứng các mục tiêu về khí hậu
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, Đông Nam Á cần tăng đầu tư vào năng lượng sạch gấp 5 lần hiện tại, để đạt được các mục tiêu về khí hậu.
Ngân hàng Thế giới “bơm” thêm 30 tỷ USD vốn trong 10 năm tới
Ngân hàng Thế giới (WB) đã bỏ phiếu vào thứ Ba (15/10) để thay đổi các quy định cho vay nhằm “bơm” thêm 30 tỷ USD vốn trong thập kỷ tới để giúp các nước đang phát triển và các thị trường mới nổi ứng phó với biến đổi khí hậu và các thách thức toàn cầu khác, Chủ tịch WB Ajay Banga nói với Reuters NEXT.
Việt Nam - Lào hợp tác phòng chống tội phạm
Ngày 14/10/2024, tại Hà Nội, Bộ Công an Việt Nam chủ trì tổ chức Hội nghị song phương cấp Bộ trưởng giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Lào về hợp tác phòng, chống tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và phòng, chống ma túy.
Bão Milton đổ bộ Florida với sức gió hơn 190 km/ giờ
Milton hiện vẫn là cơn bão cấp 3 với sức gió 115 dặm/giờ (hơn 190km/h) sau khoảng nửa giờ đổ bộ. Cơn bão di chuyển theo hướng đông-đông bắc với tốc độ 15 dặm/giờ, mang theo sóng lớn, gió cực mạnh và lũ quét đe dọa tính mạng.
Xuất khẩu LNG của Bắc Mỹ tăng gấp đôi trong những năm tới
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) mới đây cho biết công suất xuất khẩu LNG ở Bắc Mỹ sẽ tăng gấp đôi trong vòng ba năm tới lên 24,4 tỷ feet khối mỗi ngày (Bcf/d) so với mức của năm 2023.
Diễn biến thị trường dầu thô thế giới tuần qua
Giá dầu tương lai giảm vào thứ Sáu (30/8), ghi nhận mức giảm trong 2 tháng liên tiếp, do lo ngại về nhu cầu về dầu sẽ giảm bất chấp nguồn cung gián đoạn từ Libya.