Chuyên gia nói gì khi hàng loạt cơn bão nối đuôi nhau vào Biển Đông?
Sau bão số 8 vào Biển Đông, có thể bão số 9 sẽ tiếp tục nối đuôi theo sau, tiếp đó là vùng áp thấp đang phát triển có khả năng mạnh lên thành bão.
Theo TS Nguyễn Ngọc Huy, chuyên gia về biến đổi khí hậu và cảnh báo thiên tai, thời điểm tối ngày hôm qua (ngày 11/11), cùng một thời điểm có 4 cơn bão đang hoạt động ở vùng biển Tây Thái Bình Dương, trong đó có 2 cơn bão đang hoạt động ở trong khu vực biển Đông của Việt Nam.
TS Nguyễn Ngọc Huy cho biết, vì khối không khí lạnh duy trì lâu dẫn đến nền nhiệt ven bờ ở khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ đang thấp hơn 26 độ C khiến bão bị suy yếu. Cùng với đó, áp cao cận nhiệt đới phía Tây Bắc áp xuống đang như một bức tường chắn bão và khối khí áp này sẽ duy trì tới 18/11 hoặc lâu hơn.
Bão Yinxing đã giảm thành một vùng áp thấp cách bờ biển Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng khoảng 120km về phía Đông. Gió mạnh cấp 6-7. Người dân ở phía Nam tỉnh Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi lưu ý có mưa lớn do hoàn lưu bão. Một số khu vực thấp trũng ở thành phố Đà Nẵng có thể bị ngập lụt cục bộ do cường suất mưa cao trong thời gian ngắn.
TS Nguyễn Ngọc Huy cho hay, hôm nay bão Toraji đã đi vào khu vực kinh tuyến 120 và thành cơn bão số 8 đi vào biển Đông trong năm nay. Tuy vậy, TS Nguyễn Ngọc Huy nhận định rằng không cần quá lo lắng vì Toraji sẽ suy yếu ngay ven bờ biển đảo Hải Nam (Trung Quốc) khi đụng phải không khí lạnh và khí áp cao.
Đáng chú ý, ngay sau bão số 8, vùng thấp 27W sắp hình thành bão ngoài khơi phía Đông Philippines. Bão này có thể lại đi qua Luzon vào Biển Đông. Nếu bão vào sớm, nó lại sẽ va phải bức tường áp cao và nền nhiệt Biển Đông đang lạnh rồi yếu đi. Trường hợp bão vào Biển Đông mà áp cao cận nhiệt đới còn hoạt động thì bão sẽ bị chặn lại nhưng gây mưa ở Trung Trung Bộ trong khoảng 19-20/11. Ngoài ra còn có cơn bão Man-ji đang ở rất xa phía Đông của Philippines.
Theo phân tích của TS Nguyễn Ngọc Huy, không có các dấu hiệu nguy hiểm như bão Yagi, hầu hết các cơn bão trong giai đoạn này đều có xu hướng đi vào đảo Luzon (Philippines), khi vào trong biển Đông khu vực gần bờ biển Việt Nam thì bị bức tường khí áp cao cận nhiệt đới và không khí lạnh chắn giữ, do đó các cơn bão dù lớn cũng bị hóa giải.
TS Nguyễn Ngọc Huy cho biết, sự hình thành khối không khí lạnh và áp cao cận nhiệt đới là ngẫu nhiên và may mắn đã chặn được bão Yinxing và Toraji. Tuy vậy, vẫn phải đề phòng những cơn bão sau đó đi vào biển Đông mà "bức tường vô hình" kia không còn ở đó.
Theo ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, nguyên nhân khiến năm 2024 có nhiều bão mạnh như Geami, Yagi, Krathon hay Helence, Milton… có thể do tác động bởi một số yếu tố khí hậu và môi trường.
Năm 2024 là năm chuyển pha El Nino sang Lania, quá trình chuyển pha quan sát được xếp vào chuyển pha nhanh nên đốt nóng và mất cân bằng nhiệt ẩm đại dương đang diễn ra mạnh mẽ góp phần làm tăng nguồn cung cấp năng lượng cho sự hình thành và phát triển của các cơn bão nhiệt đới.
Sự nóng lên toàn cầu do biến đổi khí hậu làm tăng nhiệt độ của cả đại dương và khí quyển. Khi nước biển ấm lên, nó cung cấp nhiều hơi nước và năng lượng hơn cho các hệ thống thời tiết, dẫn đến việc hình thành nhiều bão mạnh hơn và cường độ của các cơn bão này cũng tăng lên.
Nhiệt độ trung bình toàn cầu từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2024 cao hơn 0,7 độ C so với mức trung bình giai đoạn 1991-2020, nhiều khả năng năm nay sẽ là năm ấm nhất năm được ghi nhận và khi nhiệt độ tăng lên thì các cơn bão mạnh cũng gia tăng.
Dự báo số lượng các cơn bão trong tương lai sẽ mạnh tăng, chẳng hạn như loại bão ở ngưỡng CAT 4-5 (tốc độ gió lớn hơn 200 km/h) tức là những cơn bão có cường độ mạnh trên cấp 17 sẽ gia tăng.
Cùng chủ đề
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị hỗ trợ học phí cho học sinh vùng bị ảnh hưởng bão lũ
Mang trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
Cảnh báo nguy cơ mưa và bão lũ dồn dập, khốc liệt trong cuối năm nay
Vinamilk kịp thời hỗ trợ 550.000 sản phẩm thiết yếu cho người dân vùng bão lũ
Hà Nội: Đấu giá sinh vật cảnh ủng hộ đồng bào bị bão lũ
Không giữ “người nhà”, bỏ “người tài”
16/12/2024, 13:58Thủ tướng chỉ đạo chấn chỉnh công tác đấu giá đất
16/12/2024, 13:54Yên Bái: Chỉ số hạnh phúc của người dân năm 2024 tăng lên 66,52%
10/12/2024, 11:18Hưng Yên: Hội nhập kinh tế quốc tế gắn với mục tiêu tăng trưởng bền vững
09/12/2024, 07:00Miền Bắc sắp đón đợt không khí lạnh mạnh nhất kể từ đầu mùa
05/12/2024, 14:18Thế giới thiệt hại nặng nề trong mùa mưa bão năm 2024
Báo cáo cho thấy nơi chịu nhiều thiệt hại nhất trong mùa mưa bão là khu vực Bắc Mỹ với tổng cộng 110 tỷ USD, cao hơn nhiều mức trung bình 10 năm là 67,6 tỷ USD.
Thủ tướng yêu cầu trước 28/2/2026 phải khai thác sân bay Long Thành
Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu tiến độ sân bay Long Thành tới ngày 31/12/2025 phải xong và trước 28/2/2026 đưa vào khai thác, không chờ tới tháng 8/2026.
Chuyên gia nói gì về hiện tượng lở đá tại Quảng Nam do động đất liên tiếp?
Trong 2 ngày (30/11 - 01/12), 9 trận động đất xảy ra tại tỉnh Kon Tum gây rung lắc. Tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, người dân cảm nhận rõ rung chấn mạnh.
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ trái phiếu cho nhà ở xã hội
Bộ Xây dựng đang xin ý kiến về dự thảo Nghị quyết nguồn vốn ưu đãi phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ.
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Ngày 1/12/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 125/CĐ-TTg yêu cầu các Bộ ngành, địa phương đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Hưng Yên lập kỷ lục đấu giá đất từ dưới 6 triệu đồng/m2 lên hơn 110 triệu đồng/m2
Lô đất LK4-30 diện tích 178m2 ở thôn Hào Xuyên, xã Tân Lập, huyện Yên Mỹ (Hưng Yên) có giá khởi điểm đấu giá là 5,76 triệu đồng/m2. Sau khi đấu giá, lô đất này được trả giá cao nhất lên tới hơn 110,76 triệu đồng/m2.
Tổng kết, đánh giá hoạt động lĩnh vực thông tin điện tử năm 2024, định hướng năm 2025
Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT, Nghị định 147/2024/NĐ-CP có những chính sách mới sẽ ảnh hưởng và thay đổi một số thói quen sử dụng mạng xã hội của người Việt Nam.
Quảng Nam: Voi sổng chuồng xuất hiện trên đường quốc lộ 14E
Chiều 26/11, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều video ghi lại cảnh cá thể voi đi lạc trên tuyến đường quốc lộ 14E, đoạn ven biển của tỉnh Quảng Nam.
Trình Quốc hội xem xét việc tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
Chiều 27/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về việc tiếp tục chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.