Chuyển mùa khiến trẻ nhập viện vì bệnh hô hấp tăng cao
Từ đầu tháng 10 đến nay, số trẻ đến các bệnh viện nhi trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh khám và điều trị các bệnh lý hô hấp liên tục gia tăng.
Trong vòng một tuần qua, Bệnh viện Nhi đồng 2 tiếp nhận gần 24.000 bệnh nhi đến khám vì mắc các bệnh lý đường hô hấp, trong đó có khoảng 700 trẻ phải nhập viện điều trị.
Bình quân mỗi ngày Bệnh viện Nhi đồng 2 tiếp nhận từ 6.000 - 7.000 trẻ đến khám. Bệnh nhi mắc bệnh điều trị tăng ở cả nội trú và ngoại trú. Số lượng bệnh nhi tăng nhưng vẫn trong tình huống được dự báo trước nên các phương án tăng cường khám và điều trị đã được các bệnh viện chuẩn bị.
Ghi nhận thực tế, Phòng Cấp cứu, Khoa Hô hấp 1, Bệnh viện Nhi đồng 2 không còn giường trống. Có 24 trẻ đang được chăm sóc, điều trị tại đây, nhiều bệnh nhi phải nhờ sự hỗ trợ của máy thở. Các phòng bệnh thường tại Khoa Hô hấp 1 cũng "kín" bệnh nhi với 258 trẻ nằm viện, tăng khoảng 100 ca so với trước đó.
Tuy nhiên, theo các bác sĩ, dự báo đến cuối tuần có thể tăng lên 300 trẻ điều trị nội trú, tập trung ở nhóm dưới 3 tuổi và đặc biệt là dưới 6 tháng tuổi.
Bác sĩ Nguyễn Hoàng Phong, Trưởng Khoa Hô hấp 1, Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, bắt đầu từ tháng 10 trở đi là mùa của bệnh hô hấp. Do đó, phụ huynh cần chú ý các biện pháp phòng bệnh cho trẻ, nhất là trẻ có bệnh nền, bệnh bẩm sinh bởi những trẻ này có hệ miễn dịch kém, dễ bị virus tấn công trong thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi.
Tương tự, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố mỗi ngày tiếp nhận từ 300-500 trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp. Theo bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, các bệnh lý đường hô hấp mà trẻ mắc phải trong thời gian này chủ yếu là nhiễm siêu vi, hen suyễn, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, viêm thanh quản...
So với cùng kỳ năm trước, số bệnh nhi tăng khoảng 1,5 lần. Dự báo tình hình, bác sĩ Nguyễn Minh Tiến cho rằng với thời tiết mưa nhiều như hiện nay, bệnh nhi mắc bệnh hô hấp còn tiếp tục tăng.
Bác sĩ Nguyễn Hoàng Phong khuyến cáo, các biện pháp phòng ngừa bệnh hô hấp cho trẻ em gồm: Cho trẻ uống nhiều nước, ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường rau xanh và hoa quả để tăng sức đề kháng. Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát, thông khí tốt, tránh bụi bẩn, khói thuốc. Phụ huynh cần giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý.
Bên cạnh việc phòng bệnh, phụ huynh cần cho trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa sớm khi có các triệu chứng đường hô hấp như ho, sổ mũi, sốt… Đặc biệt khi trẻ có một trong các triệu chứng nặng như sốt cao liên tục khó hạ, co giật, bỏ ăn bỏ bú, khó thở hoặc các triệu chứng đường hô hấp nặng hơn (ho, khò khè…), phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay.
Người thu gom có thể từ chối tiếp nhận chất thải không phân loại
21/12/2024, 12:59Bắc Bộ chuẩn bị đón đợt rét mới
10/12/2024, 11:09Không khí lạnh tăng cường, miền Bắc có nơi rét dưới 10 độ
09/12/2024, 07:01Khí metan đang rò rỉ với tốc độ khủng khiếp khắp nơi trên hành tinh
05/12/2024, 14:13Nhiệt độ toàn cầu đang tăng lên mức đáng báo động
04/12/2024, 06:14Hôm nay, Quốc hội họp phiên bế mạc Kỳ họp thứ 8
30/11/2024, 14:001.300 bệnh nhân khó khăn được hỗ trợ mổ tim và mắt từ Vinamilk
28/11/2024, 15:49Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé
26/11/2024, 10:33Thái Bình: Giải phóng mặt bằng hơn 112ha tại huyện Thái Thụy để làm đường cao tốc CT.08
Dự án tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng (CT.08) đoạn qua huyện Thái Thụy (Thái Bình) có chiều dài 16,2km, cần giải phóng mặt bằng 112,49ha. Đến ngày 21/11, 60/69 hộ dân đã ký đơn đồng thuận bàn giao mặt bằng trước thời hạn 30 ngày.
Không khí lạnh ở miền Bắc những ngày tới diễn biến thế nào?
Dự báo từ nay đến ngày 25/11, các tỉnh miền Bắc vẫn tiếp tục duy trì thời tiết rét về đêm và sáng, trưa chiều hửng nắng, trời hanh khô, chênh lệch nhiệt độ ngày đêm lớn.
Mùa đông Hà Nội mang theo cái lạnh kèm theo những lớp bụi mịn dày đặc
Thời tiết Hà Nội khi vào mùa đông không chỉ mang theo cái lạnh mà còn có những lớp bụi mịn dày đặc, khiến chỉ số chất lượng không khí (AQI) liên tục nằm trong nhóm kém và nguy hại.
Nồng độ PM2.5 tại Hà Nội hiện cao gấp 20.3 lần ngưỡng an toàn
Nhiều nơi ở Hà Nội có chất lượng không khí xấu, nồng độ bụi mịn PM2.5 gấp 20.3 lần mức cho phép. Air Visual xếp Hà Nội là thành phố ô nhiễm thứ ba thế giới trong ngày 14/11.
Hà Nội đang trong những ngày ô nhiễm, bụi mịn gây nguy hại sức khỏe
Hà Nội đang trong thời tiết khô hanh và khó chịu nhất trong năm, không khí có độ ẩm thấp, bụi xuất hiện "trắng trời", cần đề phòng các nguy cơ bệnh hô hấp.
Bắt pen, hít dầu gió - Những trend nguy hiểm
Trend là thuật ngữ chỉ việc bắt chước hoặc chạy theo các xu hướng nổi bật trên mạng xã hội, nhận nhiều sự quan tâm. Tùy thuộc mức độ hưởng ứng mà trend tồn tại từ vài ngày đến vài tháng.
Hôm nay (22/10), Quốc hội xem xét phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025
Theo chương trình làm việc, sáng nay Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, nghe trình bày Báo cáo về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách Nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025.
Mùa ô nhiễm không khí kéo dài cả nửa năm gây nguy hại đến sức khỏe
Từ đầu tháng 10, có nhiều thời điểm, nhiều vị trí, chỉ số chất lượng không khí đã lên đến 197, tương ứng với thang màu đỏ. Đây là chỉ số thể hiện chất lượng không khí ở mức xấu.
Những năm gần đây chất lượng không khí tại Hà Nội ô nhiễm ở ngưỡng nghiêm trọng
Tại Hà Nội, những năm gần đây cứ đến mùa Thu - Đông thì chất lượng không khí lại ô nhiễm ở ngưỡng nghiêm trọng.