Đảm bảo các điều kiện cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học năm 2023
Từ ngày 27-30/6, kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2023 sẽ được tổ chức trên cả nước. Bộ GD&ĐT đã tổ chức các đoàn kiểm tra, làm việc trực tiếp với 14 địa phương và báo cáo của 63 tỉnh/thành phố.
Từ ngày 27-30/6, kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2023 sẽ được tổ chức trên cả nước.
Theo đó, cả nước có 1.024.063 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT. Trong đó, thí sinh chỉ xét tốt nghiệp: 47.769 chiếm 4,66%; thí sinh chỉ xét tuyển sinh đại học: 34.155 chiếm 3,33% tổng số thí sinh; thí sinh vừa xét tốt nghiệp, vừa tuyển sinh: 943.340 chiếm 92,91% tổng số thí sinh.
Bộ GD&ĐT đã tổ chức các đoàn kiểm tra, làm việc trực tiếp với 14 địa phương và báo cáo của 63 tỉnh/thành phố. Tổng số gần 2.300 điểm với hơn 44.000 phòng thi.
Để đảm bảo quyền lợi và điều kiện tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia, có một số mốc thời gian quan trọng các thí sinh cần lưu tâm để thực hiện đúng thời hạn:
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 sẽ diễn ra vào các ngày 27, 28, 29 và 30/6/2023. Trong đó, 14h ngày 27/6, thí sinh sẽ phải có mặt ở các điểm thi để làm thủ tục dự thi. Thí sinh lưu ý số phòng thi, số báo danh và đối sánh kỹ các thông tin trong thẻ dự thi. Nếu có bất cứ sai sót nào cần báo ngay cho giám thị.
Ngày 28 và 29/6, thí sinh bước vào làm bài thi môn Ngữ văn, Toán, tổ hợp môn Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội và môn Ngoại ngữ. Theo Bộ GD&ĐT, nội dung đề thi tốt nghiệp THPT 2023 chủ yếu trong chương trình lớp 12.
Theo kế hoạch, kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023 sẽ được công bố vào 8h ngày 18/7. Việc xét công nhận tốt nghiệp THPT sẽ hoàn thành chậm nhất ngày 20/7. Muộn nhất ngày 22/7, các Sở GD-ĐT sẽ công bố kết quả tốt nghiệp THPT.
GS.TS Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT), cho biết, đề thi tốt nghiệp THPT năm 2023 cơ bản giữ ổn định theo định hướng như năm 2022. 75% đề thi sẽ nghiêng về các câu hỏi mức độ nhận biết và thông hiểu. Có nghĩa các em học tốt kiến thức cơ bản THPT, đặc biệt của lớp 12, có thể làm được tốt 75% câu hỏi này.
Đây cũng là cơ sở tốt nhất cho việc đánh giá kết quả và xét tốt nghiệp THPT. 25% còn lại là các câu hỏi ở mức độ vận dụng, vận dụng cao, để các thí sinh đạt các mức điểm 8, 9, 10.
“Đây là cơ sở để phân loại học sinh, một trong những cơ sở để các trường xét tuyển đại học”, ông Chương nói. Theo ông Chương, các thí sinh cần nghiên cứu kỹ đề thi tham khảo mà Bộ GD-ĐT đã công bố để nhận thấy rõ điều này.
Theo báo cáo của Sở GD&ĐT Hà Nội, Hà Nội là địa phương có số lượng thí sinh thi tốt nghiệp THPT năm 2023 đông nhất cả nước (chiếm 1/10 thí sinh của cả nước).
Cụ thể, năm nay, Hà Nội có tổng số thí sinh đăng ký dự thi là trên 102.000 lượt thí sinh đăng ký, trong đó có trên 88.800 thí sinh dự theo chương trình giáo dục phổ thông, trên 13.200 thí thí sinh dự thi theo chương trình giáo dục thường xuyên, số thí sinh tự do cũng lớn nhất cả nước với hơn 3.600 thí sinh tự do. Hà Nội đã bố trí 4.263 phòng thi tại 189 điểm thi trên địa bàn 30 quận, huyện, thị xã.
Là địa phương có quy mô thí sinh dự thi lớn nhất cả nước, từ nay đến khi kỳ thi diễn ra, TP.Hà Nội sẽ triển khai công tác hướng dẫn, tập huấn công tác coi thi, thanh tra thi; tiếp tục hoàn thiện chuẩn bị cơ sở vật chất và các điều kiện đảm bảo tổ chức kỳ thi; chỉ đạo các đơn vị liên quan theo dõi diễn biến của dịch bệnh, mưa bão, cấp điện để triển khai tổ chức kỳ thi tại địa phương phù hợp với thực tế, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho thí sinh và những người tham gia tổ chức Kỳ thi.
Nhấn mạnh tính chất quan trọng của kỳ thi và đặc thù có số lượng thí sinh lớn nhất trong các địa phương, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, công tác tổ chức kỳ thi của Hà Nội đòi hỏi mức độ cao hơn về tính chu đáo và các điều kiện bảo đảm an toàn.
Ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT Thành phố cần ưu tiên các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị tốt nhất cho khâu in sao đề thi và chấm bài thi trắc nghiệm khách quan, đồng thời với việc kiểm tra, giám sát chặt chẽ ở mọi khâu; tổ chức tập huấn quy chế thi đầy đủ, nghiêm túc cho cán bộ coi thi; chủ động xây dựng phương án dự phòng ứng phó với các tình huống như ùn tắc giao thông, mất điện, úng ngập…
Thống kê từ Bộ GD&ĐT cho biết, kỳ thi THPT 2022 có khoảng 20 phương thức xét tuyển. Trong đó, xét kết quả học tập THPT (học bạ) chiếm khoảng 37,18%, nhiều thứ hai chỉ sau phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Năm 2022, tổng số chỉ tiêu Đại học trong toàn quốc là 560.000. Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, trong hơn 521.000 thí sinh trúng tuyển, gần 83,4% xác nhận nhập học. Trong số này, 37% nhập học bằng phương thức xét tuyển học bạ, chỉ xếp sau phương thức xét điểm thi tốt nghiệp (gần 48%).
Cùng chủ đề
Chỉ tiêu, phương thức tuyển sinh các trường CAND năm 2022
Trường Đại học Luật, Đại học Huế công bố thông tin tuyển sinh đại học chính quy năm 2022
ĐH Huế công bố điểm sàn tuyển sinh đại học hệ chính quy theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT
Tuyển sinh hệ quân sự vào các trường quân đội năm 2021
ĐH Huế công bố điểm sàn tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2020
Không giữ “người nhà”, bỏ “người tài”
16/12/2024, 13:58Thủ tướng chỉ đạo chấn chỉnh công tác đấu giá đất
16/12/2024, 13:54Yên Bái: Chỉ số hạnh phúc của người dân năm 2024 tăng lên 66,52%
10/12/2024, 11:18Hưng Yên: Hội nhập kinh tế quốc tế gắn với mục tiêu tăng trưởng bền vững
09/12/2024, 07:00Miền Bắc sắp đón đợt không khí lạnh mạnh nhất kể từ đầu mùa
05/12/2024, 14:18Thế giới thiệt hại nặng nề trong mùa mưa bão năm 2024
05/12/2024, 14:15Thủ tướng yêu cầu trước 28/2/2026 phải khai thác sân bay Long Thành
Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu tiến độ sân bay Long Thành tới ngày 31/12/2025 phải xong và trước 28/2/2026 đưa vào khai thác, không chờ tới tháng 8/2026.
Chuyên gia nói gì về hiện tượng lở đá tại Quảng Nam do động đất liên tiếp?
Trong 2 ngày (30/11 - 01/12), 9 trận động đất xảy ra tại tỉnh Kon Tum gây rung lắc. Tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, người dân cảm nhận rõ rung chấn mạnh.
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ trái phiếu cho nhà ở xã hội
Bộ Xây dựng đang xin ý kiến về dự thảo Nghị quyết nguồn vốn ưu đãi phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ.
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Ngày 1/12/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 125/CĐ-TTg yêu cầu các Bộ ngành, địa phương đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Hưng Yên lập kỷ lục đấu giá đất từ dưới 6 triệu đồng/m2 lên hơn 110 triệu đồng/m2
Lô đất LK4-30 diện tích 178m2 ở thôn Hào Xuyên, xã Tân Lập, huyện Yên Mỹ (Hưng Yên) có giá khởi điểm đấu giá là 5,76 triệu đồng/m2. Sau khi đấu giá, lô đất này được trả giá cao nhất lên tới hơn 110,76 triệu đồng/m2.
Tổng kết, đánh giá hoạt động lĩnh vực thông tin điện tử năm 2024, định hướng năm 2025
Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT, Nghị định 147/2024/NĐ-CP có những chính sách mới sẽ ảnh hưởng và thay đổi một số thói quen sử dụng mạng xã hội của người Việt Nam.
Quảng Nam: Voi sổng chuồng xuất hiện trên đường quốc lộ 14E
Chiều 26/11, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều video ghi lại cảnh cá thể voi đi lạc trên tuyến đường quốc lộ 14E, đoạn ven biển của tỉnh Quảng Nam.
Trình Quốc hội xem xét việc tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
Chiều 27/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về việc tiếp tục chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Hà Nội: ‘Hóa phép’ nhiều hecta đất nông nghiệp thành nhà hàng, khu kinh doanh
Hơn 42.000m2 đất nông nghiệp biến thành nhà hàng, khu vui chơi, dịch vụ nhưng trong suốt thời gian chủ đầu tư xây dựng và hoạt động chính quyền địa phương biết nhưng chưa xử lý, để sai phạm tồn tại và ngày càng mở rộng. Việc đất đai bị sử dụng sai mục đích, trái quy hoạch là câu chuyện phổ biến tại nhiều địa phương trong quá trình khảo sát, giám định, phản biện cho Luật Đất đai, Luật Quy hoạch.