Đề nghị làm rõ trách nhiệm để tình trạng trốn đóng, nợ đóng bảo hiểm xã hội kéo dài
Đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân (Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương) cho biết, tại sao tình trạng trốn đóng, nợ đóng BHXH không hề giảm mà còn tăng lên, cần làm rõ trách nhiệm của các cơ quan liên quan, để khi luật thực thi sẽ hiệu quả để người dân yên tâm với hệ thống.
Chiều 27/5, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
Góp ý tại phiên thảo luận, Đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân (Phó chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương) băn khoăn, việc lao động phải đóng bù tiền để hưởng quyền lợi mà họ đương nhiên được hưởng. Theo bà, khi doanh nghiệp chậm, trốn đóng BHXH, người lao động đã mất trắng khoản lương hàng tháng trích đóng ban đầu. Nếu phải đóng bù lần nữa cho phần doanh nghiệp vi phạm thì lao động phải đóng tới hơn 40% tiền lương tháng (gồm 8% tiền lương tháng lần đầu, 22% khoản đóng bù lần hai).
"Quy định này sẽ gây bức xúc hơn cho người lao động lẫn dư luận xã hội. Họ sẽ đặt câu hỏi vì sao doanh nghiệp nợ BHXH mà cơ quan nhà nước không có biện pháp xử lý lại để cho người lao động phải bỏ tiền đóng thay?", bà Trân nói, cảnh báo đây có thể là nguyên nhân họ rời bỏ lưới an sinh.
Dẫn chứng vụ nữ kế toán BHXH quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) chiếm đoạt hơn 70 tỷ đồng tiền đóng bị khởi tố hôm 24/5, bà Trân đề nghị đánh giá hiệu quả của hoạt động thanh kiểm tra của cơ quan BHXH. Bên cạnh đó, việc thu tiền BHXH sai đối tượng, điển hình là hơn 4.000 chủ hộ kinh doanh cá thể đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm quyền lợi.
"Vì sao đến nay tình trạng trốn đóng, nợ đóng BHXH không hề giảm mà còn tăng lên. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan BHXH đến đâu", nữ đại biểu đặt câu hỏi. Đồng thời, bà đề nghị làm rõ trách nhiệm của các cơ quan liên quan, để khi luật thực thi sẽ hiệu quả để người dân yên tâm với hệ thống.
Đại biểu Nguyễn Thành Nam (Phó đoàn Phú Thọ) đề nghị mở rộng nguồn lực để hỗ trợ lao động yếu thế trong khoảng thời gian bị công ty chậm, trốn đóng mà chưa xử lý được. Nhất là người bị suy giảm khả năng lao động do tai nạn, ốm đau, bệnh nền, khi họ đã trích đóng BHXH thông qua doanh nghiệp mà lại chịu thiệt thòi.
Đại biểu Huỳnh Thị Phúc (Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) bày tỏ sự đồng thuận với ý kiến của các đại biểu trước về một số vấn đề lớn cần thảo luận có liên quan đến các quy định về hành vi trốn đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội, phương án xử lý và trách nhiệm của các bên có liên quan.
Tuy nhiên cũng cần cân nhắc, xem xét bổ sung các quy định liên quan đến nội dung xử lý hành vi chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội, trong đó quy định rõ hơn về trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội và sửa đổi, bổ sung dự thảo về quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn nhằm góp phần tổ chức, thực hiện hiệu quả trong tổng thể các Luật có liên quan. Bởi từ thực tiễn, các vướng mắc trong quá trình thực hiện quyền và trách nhiệm của các bên có liên quan trong việc tham gia ngăn chặn, xử lý các hành vi nêu trên đã có những quy định về quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn với chức năng đại diện quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của của người lao động khi tham gia giải quyết tình trạng chậm đóng, nợ và trốn đóng bảo hiểm xã hội.
Đối với chính sách mới về cơ chế đặc thù để bảo vệ người lao động trong trường hợp người sử dụng lao động không còn khả năng đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, tại điểm b khoản 3 Điều 41 quy định “… người lao động được lựa chọn nộp số tiền chậm đóng, trốn đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất không bao gồm số tiền bằng 0,03%/ngày tính trên số ngày, số tiền chậm đóng...”.
Đại biểu Huỳnh Thị Phúc đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc kỹ lưỡng hơn bởi người lao động được lựa chọn số tiền chậm đóng, trốn đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, trường hợp này người lao động có thể được xem là phải gánh trách nhiệm và thực hiện quy định này trong điều kiện khó khả thi. Vì vậy thay vì giao cho người lao động thì việc này nên giao cho cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ hiệu quả hơn và giúp người lao động có khả năng thực hiện quyền của mình cũng như thụ hưởng các điều kiện đảm bảo về quyền lợi cho người lao động.
Trước đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng kiến nghị Thủ tướng sớm chỉ đạo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội rà soát, có chính sách giải quyết quyền lợi bị "treo" cho hơn 213.000 lao động trong doanh nghiệp phá sản, giải thể, chủ bỏ trốn. Theo thống kê hết năm 2022, tiền nợ tại các doanh nghiệp này tới hơn 4.000 tỷ đồng và gần như không thể thu hồi.
Giải trình về nội dung đại biểu quan tâm, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết đã đề nghị Bảo hiểm xã hội Việt Nam báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội chủ trương xóa khoản nợ xấu bằng tiền lãi từ kết dư Quỹ Bảo hiểm xã hội. Khi khoản này được xóa thì mới có thể giải quyết dứt điểm quyền lợi cho người lao động.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng đang đề xuất ba phương án xử lý quyền lợi cho 4.000 chủ hộ kinh doanh cá thể bị thu sai luật từ năm 2003 đến nay. Theo các phương án này, chủ hộ có thể được tính thời gian đã đóng BHXH bắt buộc để hưởng chế độ; được hoàn lại tiền đóng, trả lại tiền đã hưởng chế độ. Các khoản thu hồi lẫn hoàn trả này sẽ không tính lãi.
Cùng chủ đề
Thí điểm chi trả lương hưu qua tài khoản tại 5 địa phương
Sẽ trình dự thảo Nghị định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp trong tháng 4
Lương hưu, trợ cấp mới sẽ được chi trả ngay trong tháng 8 cho người lao động
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật trong tháng 6/2023
Lương hưu, trợ cấp BHXH có tăng theo mức tăng lương cơ sở không?
Không giữ “người nhà”, bỏ “người tài”
16/12/2024, 13:58Thủ tướng chỉ đạo chấn chỉnh công tác đấu giá đất
16/12/2024, 13:54Yên Bái: Chỉ số hạnh phúc của người dân năm 2024 tăng lên 66,52%
10/12/2024, 11:18Hưng Yên: Hội nhập kinh tế quốc tế gắn với mục tiêu tăng trưởng bền vững
09/12/2024, 07:00Miền Bắc sắp đón đợt không khí lạnh mạnh nhất kể từ đầu mùa
05/12/2024, 14:18Thế giới thiệt hại nặng nề trong mùa mưa bão năm 2024
Báo cáo cho thấy nơi chịu nhiều thiệt hại nhất trong mùa mưa bão là khu vực Bắc Mỹ với tổng cộng 110 tỷ USD, cao hơn nhiều mức trung bình 10 năm là 67,6 tỷ USD.
Thủ tướng yêu cầu trước 28/2/2026 phải khai thác sân bay Long Thành
Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu tiến độ sân bay Long Thành tới ngày 31/12/2025 phải xong và trước 28/2/2026 đưa vào khai thác, không chờ tới tháng 8/2026.
Chuyên gia nói gì về hiện tượng lở đá tại Quảng Nam do động đất liên tiếp?
Trong 2 ngày (30/11 - 01/12), 9 trận động đất xảy ra tại tỉnh Kon Tum gây rung lắc. Tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, người dân cảm nhận rõ rung chấn mạnh.
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ trái phiếu cho nhà ở xã hội
Bộ Xây dựng đang xin ý kiến về dự thảo Nghị quyết nguồn vốn ưu đãi phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ.
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Ngày 1/12/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 125/CĐ-TTg yêu cầu các Bộ ngành, địa phương đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Hưng Yên lập kỷ lục đấu giá đất từ dưới 6 triệu đồng/m2 lên hơn 110 triệu đồng/m2
Lô đất LK4-30 diện tích 178m2 ở thôn Hào Xuyên, xã Tân Lập, huyện Yên Mỹ (Hưng Yên) có giá khởi điểm đấu giá là 5,76 triệu đồng/m2. Sau khi đấu giá, lô đất này được trả giá cao nhất lên tới hơn 110,76 triệu đồng/m2.
Tổng kết, đánh giá hoạt động lĩnh vực thông tin điện tử năm 2024, định hướng năm 2025
Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT, Nghị định 147/2024/NĐ-CP có những chính sách mới sẽ ảnh hưởng và thay đổi một số thói quen sử dụng mạng xã hội của người Việt Nam.
Quảng Nam: Voi sổng chuồng xuất hiện trên đường quốc lộ 14E
Chiều 26/11, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều video ghi lại cảnh cá thể voi đi lạc trên tuyến đường quốc lộ 14E, đoạn ven biển của tỉnh Quảng Nam.
Trình Quốc hội xem xét việc tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
Chiều 27/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về việc tiếp tục chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.