Đến năm 2030, Việt Nam nỗ lực giảm ít nhất 30% phát thải khí metan
Theo Kế hoạch hành động giảm phát thải khí metan đến năm 2030, Việt Nam nỗ lực giảm ít nhất 30% tổng lượng phát thải khí metan vào năm 2030 so với mức năm 2020.
Thực hiện nỗ lực quốc gia nhằm giảm ít nhất 30% tổng lượng phát thải khí metan vào năm 2030 so với mức năm 2020 trong các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, quản lý chất thải rắn, xử lý nước thải, khai thác dầu khí, khai thác than và tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch. Đây là mục tiêu tổng quát của Kế hoạch hành động giảm phát thải khí metan đến năm 2030 vừa được Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành ký phê duyệt tại Quyết định 942/QĐ-TTg ngày 5/8/2022.
Theo đó, đến năm 2025, bảo đảm tổng lượng phát thải khí metan không vượt quá 96,4 triệu tấn CO2 tương đương (CO2tđ), giảm 13,34% so với mức phát thải năm 2020. Trong đó, phát thải khí metan trong trồng trọt không vượt quá 42,2 triệu tấn CO2tđ, chăn nuôi không vượt quá 16,8 triệu tấn CO2tđ, quản lý chất thải rắn và xử lý nước thải không vượt quá 21,9 triệu tấn CO2tđ, khai thác dầu khí không vượt quá 10,6 triệu tấn CO2tđ, khai thác than không vượt quá 3,5 triệu tấn CO2tđ, tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch không vượt quá 1,3 triệu tấn CO2tđ.
Chấm dứt đốt phế, phụ phẩm nông nghiệp
Một trong các nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch là thực hiện các biện pháp giảm phát thải khí metan trong trồng trọt, chăn nuôi.
Cụ thể, đầu tư cơ sở hạ tầng thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng đáp ứng kỹ thuật tưới tiên tiến, hiện đại, đồng bộ, khép kín cho các khu vực sản xuất lúa tập trung; chủ động rút nước giữa vụ; áp dụng các biện pháp tưới nước và canh tác lúa tiên tiến, tiết kiệm nước phù hợp với điều kiện từng vùng nông nghiệp để giảm phát thải khí metan.
Bên cạnh đó, mở rộng mô hình luân canh lúa - tôm và chuyển đổi từ lúa nước sang các cây trồng cạn có hiệu quả kinh tế cao hơn phù hợp với điều kiện cụ thể từng địa phương; điều chỉnh cơ cấu cây trồng, mùa vụ, quy trình, kỹ thuật trồng trọt nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm phát thải khí metan.
Chấm dứt đốt phế, phụ phẩm nông nghiệp thông qua cải tiến, áp dụng trên diện rộng quy trình, công nghệ thu gom tập trung, phân loại, xử lý, tái sử dụng, tuần hoàn, chuyển đổi mục đích sử dụng phế, phụ phẩm nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị kinh tế, chuyển đổi carbon trong sinh khối cây trồng thành carbon bền vững và năng lượng sạch, tăng tích lũy carbon trong đất nhằm giảm phát thải khí metan.
Thay đổi, cải thiện và sử dụng các chế phẩm phù hợp trong khẩu phần ăn nhằm tăng năng suất, giá trị kinh tế trong chăn nuôi gia súc và giảm phát thải khí metan; lai cải tạo giống gia súc trong nước bằng những giống ngoại có năng suất chất lượng cao và phù hợp nhằm tăng năng suất, hiệu quả chăn nuôi; phát triển, khai thác hiệu quả các mô hình khí sinh học và ứng dụng công nghệ trong sản xuất phân bón hữu cơ từ chất thải chăn nuôi; thu hồi và sử dụng khí mêtan trong xử lý chất thải chăn nuôi vào các hoạt động trong chăn nuôi gia súc và sản xuất điện năng.
Lựa chọn, áp dụng rộng rãi công nghệ xử lý chất thải tiên tiến, hiện đại
Nhiệm vụ, giải pháp khác của Kế hoạch là thực hiện các biện pháp giảm phát thải khí metan trong quản lý chất thải và xử lý nước thải.
Cụ thể, xây dựng, hoàn thiện và áp dụng đồng bộ các quy trình, quy định, hướng dẫn, mô hình thu gom, vận chuyển, phân loại, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn; lồng ghép quy hoạch quản lý chất thải cấp vùng và cấp địa phương vào quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.
Xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị đáp ứng yêu cầu phân loại, thu gom, lưu giữ, tái sử dụng, tái chế, vận chuyển, xử lý chất thải rắn theo quy định và phù hợp với đặc điểm các khu dân cư tập trung, đô thị, nông thôn và phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương.
Lựa chọn, áp dụng rộng rãi công nghệ xử lý chất thải tiên tiến, hiện đại; công nghệ xử lý chất thải kết hợp thu hồi năng lượng, sản xuất phân compost, sản xuất viên nén nhiên liệu, chôn lấp thu hồi khí metan, đốt rác phát điện; công nghệ thu hồi khí metan phát sinh trong xử lý nước thải công nghiệp; công nghệ sinh học loại bỏ khí metan trong xử lý nước thải sinh hoạt; xử lý hiệu quả bùn thải tại các nhà máy xử lý nước thải tập trung bằng phương pháp yếm khí kết hợp thu hồi khí metan.
Hạn chế phát sinh chất thải ra môi trường nhằm giảm phát thải metan thông qua thực hiện phát triển năng lượng sinh khối, năng lượng từ đốt chất thải, sản xuất phân bón hữu cơ, tiêu thụ các sản phẩm tái chế, tái sử dụng.
Thực tế, cắt giảm phát thải khí metan là một trong những cách hiệu quả nhất để giảm sự nóng lên toàn cầu trong thời gian ngắn và giữ nhiệt độ trung bình toàn cầu ở mức 1,5 độ C. Khí metan thải ra từ giếng dầu, đường ống dẫn, gia súc và các bãi rác trong thành phố. Phần lớn nỗ lực cắt giảm phát thải khí metan sẽ do Mỹ dẫn đầu.
''Việt Nam là một nước đã phải trải qua nhiều năm chiến tranh, là nước đang phát triển nhưng Việt Nam cam kết mạnh mẽ về việc cắt giảm 30% lượng phát thải khí metan vào năm 2030. Vì vậy, tôi kêu gọi các nước phát triển chia sẻ, hỗ trợ, giúp đỡ các nước đang phát triển, nước nghèo về hoàn thiện thể chế, đào tạo nguồn nhân lực gắn với đổi mới sáng tạo, bố trí tài chính xanh phù hợp, hiệu quả, chia sẻ công nghệ xanh và quản trị quốc gia. Qua đó, giúp các nước tham gia vào tiến trình làm giảm phát thải metan hiệu quả, góp phần bảo vệ hành tinh chung của nhân loại luôn xanh, bền vững và an toàn'', Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định
Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc COP26, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đưa ra 2 thông điệp:
Một là, phát thải metan sinh ra từ sản xuất, khai thác và xử lý rác thải chưa khoa học, không bền vững, thiếu an toàn. Vì vậy đang làm cho trái đất của chúng ta nóng lên. Tôi xin kêu gọi tất cả chúng ta phải đoàn kết, thống nhất và hành động tư duy để chúng ta ngăn chặn, đẩy lùi làm giảm phát thải metan đang đe dọa cuộc sống của chúng ta. Nhưng đây là vấn đề toàn cầu nên phải có cách tiếp cận toàn cầu và nó ảnh hưởng tới tất cả mọi người dân nên phải có cách tiếp cận toàn dân. Và chúng ta lấy người dân làm trung tâm, làm chủ thể, làm mục tiêu và động lực để chúng ta cắt giảm khí thải metan.
Hai là, Việt Nam là một nước đã trải qua nhiều năm chiến tranh và chúng tôi là một nước đang phát triển nhưng chúng tôi cam kết rất mạnh mẽ về giảm khí thải metan 30% vào năm 2030. Vì vậy tôi kêu gọi tất cả các nước giàu, các nước phát triển phải chia sẻ, hỗ trợ và giúp đỡ các nước đang phát triển, các nước nghèo trong đó có chúng tôi về các vấn đề như sau: (i) góp phần hoàn thiện thể chế; (II) đào tạo nguồn nhân lực gắn với đổi mới sáng tạo; (iii) bô trí tài chính xanh phù hợp và hiệu quả; (iv) chia sẻ công nghệ xanh; (v) quản trị quốc gia để góp phần cho các nước tham gia tiến trình cắt giảm Mê tan hiệu quả và góp phần bảo vệ hành tinh của chúng ta xanh bền vững và an toàn hơn.
TIN LIÊN QUAN
Cùng chủ đề
Chưa bắt buộc kiểm định khí thải mô tô, xe gắn máy từ 1/1/2025
Đề xuất quy định kiểm định môi trường về khí thải công nghiệp của lực lượng CAND
Chưa thực hiện kiểm định khí thải với tất cả xe máy từ 1/1/2025
EIU: Triển vọng năng lượng toàn cầu năm 2024
Chuyên gia nói gì về đề xuất thu phí bảo vệ môi trường với khí thải của Bộ Tài chính?
Không giữ “người nhà”, bỏ “người tài”
16/12/2024, 13:58Thủ tướng chỉ đạo chấn chỉnh công tác đấu giá đất
16/12/2024, 13:54Yên Bái: Chỉ số hạnh phúc của người dân năm 2024 tăng lên 66,52%
10/12/2024, 11:18Hưng Yên: Hội nhập kinh tế quốc tế gắn với mục tiêu tăng trưởng bền vững
09/12/2024, 07:00Miền Bắc sắp đón đợt không khí lạnh mạnh nhất kể từ đầu mùa
05/12/2024, 14:18Thế giới thiệt hại nặng nề trong mùa mưa bão năm 2024
Báo cáo cho thấy nơi chịu nhiều thiệt hại nhất trong mùa mưa bão là khu vực Bắc Mỹ với tổng cộng 110 tỷ USD, cao hơn nhiều mức trung bình 10 năm là 67,6 tỷ USD.
Thủ tướng yêu cầu trước 28/2/2026 phải khai thác sân bay Long Thành
Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu tiến độ sân bay Long Thành tới ngày 31/12/2025 phải xong và trước 28/2/2026 đưa vào khai thác, không chờ tới tháng 8/2026.
Chuyên gia nói gì về hiện tượng lở đá tại Quảng Nam do động đất liên tiếp?
Trong 2 ngày (30/11 - 01/12), 9 trận động đất xảy ra tại tỉnh Kon Tum gây rung lắc. Tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, người dân cảm nhận rõ rung chấn mạnh.
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ trái phiếu cho nhà ở xã hội
Bộ Xây dựng đang xin ý kiến về dự thảo Nghị quyết nguồn vốn ưu đãi phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ.
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Ngày 1/12/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 125/CĐ-TTg yêu cầu các Bộ ngành, địa phương đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Hưng Yên lập kỷ lục đấu giá đất từ dưới 6 triệu đồng/m2 lên hơn 110 triệu đồng/m2
Lô đất LK4-30 diện tích 178m2 ở thôn Hào Xuyên, xã Tân Lập, huyện Yên Mỹ (Hưng Yên) có giá khởi điểm đấu giá là 5,76 triệu đồng/m2. Sau khi đấu giá, lô đất này được trả giá cao nhất lên tới hơn 110,76 triệu đồng/m2.
Tổng kết, đánh giá hoạt động lĩnh vực thông tin điện tử năm 2024, định hướng năm 2025
Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT, Nghị định 147/2024/NĐ-CP có những chính sách mới sẽ ảnh hưởng và thay đổi một số thói quen sử dụng mạng xã hội của người Việt Nam.
Quảng Nam: Voi sổng chuồng xuất hiện trên đường quốc lộ 14E
Chiều 26/11, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều video ghi lại cảnh cá thể voi đi lạc trên tuyến đường quốc lộ 14E, đoạn ven biển của tỉnh Quảng Nam.
Trình Quốc hội xem xét việc tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
Chiều 27/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về việc tiếp tục chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.