Dịch COVID-19 gia tăng tại một số nước và khuyến cáo của Bộ Y tế
Tại Việt Nam, tình hình COVID-19 vẫn đang được kiểm soát; số mắc ghi nhận thấp, rải rác tại một số địa phương và phần lớn có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng; số nhập viện và số bệnh nhân nặng tại các cơ sở điều trị thấp...
Thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, tại Singapore ghi nhận hơn 32.000 ca mắc COVID-19 trong tuần từ 26/11 - 2/12, tăng khoảng 45% so với tuần trước đó; số trường hợp nhập viện tăng khoảng 65% và số bệnh nhân phải chăm sóc đặc biệt tăng từ 1 lên 4 người.
Cơ quan Y tế Singapore nhận định nguyên nhân gia tăng trở lại số mắc COVID-19 là do giảm khả năng miễn dịch của người dân và gia tăng giao thương trong mùa du lịch và lễ hội cuối năm.
Theo đại diện lãnh đạo Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, tại Việt Nam, tình hình COVID-19 vẫn đang được kiểm soát; số mắc ghi nhận thấp, rải rác tại một số địa phương và phần lớn có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng; số nhập viện và số bệnh nhân nặng tại các cơ sở điều trị thấp. Kết quả giám sát tác nhân gây bệnh, hiện chưa ghi nhận biến thể mới, bất thường.
Để tiếp tục kiểm soát hiệu quả, bền vững với COVID-19 và chuẩn bị sẵn sàng, chủ động ứng phó trong trường hợp COVID-19 quay trở lại, Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch kiểm soát, quản lý bền vững dịch bệnh COVID-19, giai đoạn 2023-2025 theo Quyết định số 3984/QĐ-BYT ngày 29/10/2023, trong đó có phương án sẵn sàng đảm bảo công tác y tế trong tình huống dịch COVID-19 có biến chủng mới nguy hiểm hơn, bùng phát mạnh trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống.
Bộ Y tế tiếp tục theo dõi, bám sát tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới; phối hợp chặt chẽ với WHO, USCDC và cơ quan Đầu mối thực hiện IHR các nước thường xuyên cập nhật thông tin tình hình dịch bệnh và chủ động cập nhật, cung cấp thông tin báo chí về tình hình dịch và các khuyến cáo phòng bệnh.
Theo Cục Y tế dự phòng, nước ta hiện nay đang trong giai đoạn vào mùa Đông Xuân, thời tiết chuyển mùa thay đổi thất thường là nguyên nhân xuất hiện và lây lan các dịch bệnh truyền nhiễm, nhất là bệnh lây truyền qua đường hô hấp, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch bệnh truyền nhiễm.
Đây cũng là thời điểm nhu cầu giao thương, du lịch cuối năm tăng cao, là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh lây lan, có thể làm gia tăng số mắc các bệnh truyền nhiễm, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, nhất là với nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh như trẻ em có sức đề kháng yếu, người cao tuổi, người có bệnh lý nền.
Để phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế khuyến cáo (lưu ý) người dân không được chủ quan, lơ là và cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh cá nhân như sau:
- Đeo khẩu trang tại các cơ sở y tế, trên các phương tiện công cộng và tại các địa điểm tập trung đông người;
- Thường xuyên rửa tay bằng nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay; súc miệng, họng bằng nước súc miệng; tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng; che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi;
- Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, giữ ấm cơ thể, tập luyện thể dục, thể thao, nâng cao thể trạng;
- Thực hiện ăn chín, uống chín; đảm bảo an toàn thực phẩm trong giết mổ gia súc, gia cầm và chế biến các sản phẩm từ gia súc, gia cầm.
- Tránh tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh đường hô hấp như ho, sốt, khó thở… và khi có dấu hiệu mắc bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.
Bắc Bộ chuẩn bị đón đợt rét mới
10/12/2024, 11:09Không khí lạnh tăng cường, miền Bắc có nơi rét dưới 10 độ
09/12/2024, 07:01Khí metan đang rò rỉ với tốc độ khủng khiếp khắp nơi trên hành tinh
05/12/2024, 14:13Nhiệt độ toàn cầu đang tăng lên mức đáng báo động
04/12/2024, 06:14Hôm nay, Quốc hội họp phiên bế mạc Kỳ họp thứ 8
30/11/2024, 14:001.300 bệnh nhân khó khăn được hỗ trợ mổ tim và mắt từ Vinamilk
28/11/2024, 15:49Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé
26/11/2024, 10:33Không khí lạnh ở miền Bắc những ngày tới diễn biến thế nào?
Dự báo từ nay đến ngày 25/11, các tỉnh miền Bắc vẫn tiếp tục duy trì thời tiết rét về đêm và sáng, trưa chiều hửng nắng, trời hanh khô, chênh lệch nhiệt độ ngày đêm lớn.
Mùa đông Hà Nội mang theo cái lạnh kèm theo những lớp bụi mịn dày đặc
Thời tiết Hà Nội khi vào mùa đông không chỉ mang theo cái lạnh mà còn có những lớp bụi mịn dày đặc, khiến chỉ số chất lượng không khí (AQI) liên tục nằm trong nhóm kém và nguy hại.
Nồng độ PM2.5 tại Hà Nội hiện cao gấp 20.3 lần ngưỡng an toàn
Nhiều nơi ở Hà Nội có chất lượng không khí xấu, nồng độ bụi mịn PM2.5 gấp 20.3 lần mức cho phép. Air Visual xếp Hà Nội là thành phố ô nhiễm thứ ba thế giới trong ngày 14/11.
Hà Nội đang trong những ngày ô nhiễm, bụi mịn gây nguy hại sức khỏe
Hà Nội đang trong thời tiết khô hanh và khó chịu nhất trong năm, không khí có độ ẩm thấp, bụi xuất hiện "trắng trời", cần đề phòng các nguy cơ bệnh hô hấp.
Bắt pen, hít dầu gió - Những trend nguy hiểm
Trend là thuật ngữ chỉ việc bắt chước hoặc chạy theo các xu hướng nổi bật trên mạng xã hội, nhận nhiều sự quan tâm. Tùy thuộc mức độ hưởng ứng mà trend tồn tại từ vài ngày đến vài tháng.
Hôm nay (22/10), Quốc hội xem xét phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025
Theo chương trình làm việc, sáng nay Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, nghe trình bày Báo cáo về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách Nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025.
Mùa ô nhiễm không khí kéo dài cả nửa năm gây nguy hại đến sức khỏe
Từ đầu tháng 10, có nhiều thời điểm, nhiều vị trí, chỉ số chất lượng không khí đã lên đến 197, tương ứng với thang màu đỏ. Đây là chỉ số thể hiện chất lượng không khí ở mức xấu.
Những năm gần đây chất lượng không khí tại Hà Nội ô nhiễm ở ngưỡng nghiêm trọng
Tại Hà Nội, những năm gần đây cứ đến mùa Thu - Đông thì chất lượng không khí lại ô nhiễm ở ngưỡng nghiêm trọng.
Hà Nội chìm trong tình trạng ô nhiễm không khí
Chỉ số từ các trạm quan trắc không khí tại Hà Nội cho thấy chất lượng không khí đang ở ngưỡng xấu, kém. Theo các chuyên gia, điều này tác động xấu tới sức khỏe.