Doanh nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng gặp khó trong thực hiện thủ tục hành chính về đất đai
Đóng góp ý kiến tại hội thảo “Phát triển công nghiệp và đô thị vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” ngày 19/7, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề xuất cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp vùng trọng điểm này gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai.
Đánh giá tình hình phát triển doanh nghiệp vùng ĐBSH giai đoạn 2005 - 2021, VCCI cho rằng: Thời gian qua, tình hình doanh nghiệp vùng ĐBSH đã có sự phát triển vượt bậc, từ số lượng 31.965 doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh năm 2005 đã lên tới 253.425 doanh nghiệp năm 2020 (tăng khoảng 7,93 lần sau 15 năm, cao hơn so với trung bình cả nước 7,18 lần).
Tuy vậy, sự tăng trưởng doanh nghiệp không đồng đều tại các tỉnh. Nhóm 5 địa phương có tỷ lệ phát triển doanh nghiệp cao trong giai đoạn 2005-2020 bao gồm: Quảng Ninh (tăng 11,33 lần), Hưng Yên (tăng 10,67 lần), Hà Nội (tăng 9,11 lần), Bắc Ninh (tăng 8,78 lần) và Hà Nam (tăng 8,25 lần).
Nhóm còn lại bao gồm 6 địa phương có tỷ lệ phát triển doanh nghiệp thấp hơn trung bình vùng và cả nước, bao gồm: Vĩnh Phúc (tăng 6,93 lần), Hải Dương (tăng 6,55 lần), Hải Phòng (6,43 lần), Ninh Bình (5,78 lần), Thái Bình (5,19 lần) và cuối cùng là Nam Định (5,16 lần).
Môi trường kinh doanh đối với sự phát triển của các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân tại vùng ĐBSH đã có sự cải thiện vượt bậc trong giai đoạn 2011-2021. Điều này phản ánh sự thay đổi rất tích cực của chính quyền địa phương trong quan hệ với doanh nghiệp.
Cụ thể, theo kết quả điều tra Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) do VCCI xây dựng và công bố, điểm số PCI trung bình của vùng ĐBSH đã tăng từ 58,89 điểm năm 2011 lên 66,72 điểm của năm 2021.
VCCI nhấn mạnh: Vùng ĐBSH còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển doanh nghiệp và thu hút đầu tư. Bởi vậy, vùng kinh tế trọng điểm này cần tạo điều kiện hơn nữa cho các doanh nghiệp gia nhập thị trường.
Năm 2021, điểm số gia nhập thị trường của vùng ĐBSH chỉ đạt 6,79 điểm, đứng thứ 3 trong 7 vùng trên cả nước. Trong đó, thời gian trung bình kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp đến lúc nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lên tới hơn 9 ngày, cao nhất trong các vùng.
Cùng với đó, các doanh nghiệp cần được tiếp cận đất đai thuận lợi hơn. Kết quả PCI 2021 cho thấy điểm số tiếp cận đất đai trung bình của vùng chỉ đạt 7,04 điểm, đứng thứ 4 trong 7 vùng trên cả nước. Có tới 46% doanh nghiệp cho biết gặp khó khăn trong việc tiếp cận mặt bằng kinh doanh. 79% doanh nghiệp gặp khó khăn khi thực hiện thủ tục hành chính về đất đai.
“Cần tăng cường hơn nữa các nỗ lực tạo dựng môi trường kinh doanh minh bạch. Điểm số môi trường kinh doanh minh bạch của vùng ĐBSH năm 2021 chỉ đạt 5,82 điểm, đứng thứ 4 trong 7 vùng trên cả nước. Điểm số tiếp cận tài liệu quy hoạch, kế hoạch chỉ đạt 2,62 điểm. Tương tự, điểm số tiếp cận văn bản pháp luật cũng chỉ đạt 2,97 điểm, hai chỉ tiêu này thấp nhất trong các vùng”, VCCI cho biết.
Hà Nội chốt phương án hồi sinh sông Tô Lịch
10/01/2025, 14:05Hà Nội dự kiến đầu tư 550 tỷ làm dự án hồi sinh sông Tô Lịch
09/01/2025, 06:18Miền Bắc lại chuẩn bị đón thêm đợt không khí lạnh
08/01/2025, 10:45Thủ tướng gửi thư chúc mừng đội tuyển Việt Nam vô địch ASEAN Cup 2024
06/01/2025, 12:59Hôm nay (3/1) Hà Nội là thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới
03/01/2025, 10:43Tăng cường xe dự phòng, chuyến bay dịp cao điểm Tết
27/12/2024, 11:40Sân Pikleball Hoa Phượng xây dựng trái phép trên đất công viên cây xanh
25/12/2024, 21:02Không giữ “người nhà”, bỏ “người tài”
Giảm đầu mối, tinh giản biên chế là vấn đề nóng trong lúc này. Không chỉ có các cơ quan đảng, các bộ, ngành giảm đầu mối, mà ngay các tổ chức trong toàn hệ thống chính trị cũng phải tự cơ cấu lại, giảm “biên chế bên trong”. Thế là nảy sinh nỗi lo hoàn toàn chính đáng, rồi ai sẽ ở lại, ai “đi”?
Quảng Ngãi kiến nghị hỗ trợ hơn 1,2 nghìn tỷ đồng khắc phục hậu quả thiên tai
Ngày 12/12, UBND tỉnh Quảng Ngãi thông tin, đã có văn bản trình lên các Bộ để xem xét, trình lên Chính phủ xin hỗ trợ 1,28 nghìn tỷ đồng để khắc phục các hậu quả do thiên tai gây sạt lở trên địa bàn tỉnh.
Thủ tướng chỉ đạo chấn chỉnh công tác đấu giá đất
Thủ tướng yêu cầu điều tra, xử lý nghiêm với các tổ chức, cá nhân vi phạm đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự trong công tác đấu giá đất.
Hà Nội chính thức thông qua Nghị quyết Quy định thực hiện vùng phát thải thấp
Sáng 12/12, tại kỳ họp thứ 20, HĐND TP.Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định thực hiện vùng phát thải thấp (LEZ) trên địa bàn thành phố.
Yên Bái: Chỉ số hạnh phúc của người dân năm 2024 tăng lên 66,52%
Năm 2024, Chỉ số hạnh phúc của người dân tỉnh Yên Bái đạt 66,52%, tăng 0,90% so với năm 2023 (65,62%), qua đó, đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân được nâng cao kéo theo thước đo chỉ số hạnh phúc tiếp tục được nâng lên.
Nghệ An: Phát hiện hàng chục con lợn rừng chết bất thường trong Vườn quốc gia Pù Mát
Trong quá trình tuần tra, lực lượng chức năng phát hiện 21 con lợn rừng sống hoang dã tại Vườn quốc gia Pù Mát (Nghệ An) chết bất thường, chưa rõ nguyên nhân.
Hưng Yên: Hội nhập kinh tế quốc tế gắn với mục tiêu tăng trưởng bền vững
Những năm qua, mặc dù trải qua nhiều khó khăn và thách thức nhưng nền kinh tế của tỉnh Hưng Yên vẫn tiếp tục tăng cao và ổn định với mục tiêu đảm bảo các điều kiện về tăng trưởng xanh, phát triển bền vững.
Miền Bắc sắp đón đợt không khí lạnh mạnh nhất kể từ đầu mùa
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, từ ngày 05 - 06/12, một đợt không khí lạnh với cường độ mạnh nhất kể từ đầu mùa đông năm nay sẽ ảnh hưởng sâu đến miền Bắc, khiến nhiệt độ giảm hơn 10 độ C tại nhiều nơi.
Thế giới thiệt hại nặng nề trong mùa mưa bão năm 2024
Báo cáo cho thấy nơi chịu nhiều thiệt hại nhất trong mùa mưa bão là khu vực Bắc Mỹ với tổng cộng 110 tỷ USD, cao hơn nhiều mức trung bình 10 năm là 67,6 tỷ USD.