Dự án xây dựng nhà ở công nhân Bắc Ninh 5 năm 'nằm trên giấy': Nên tiếp tục hay nên thu hồi
Trong bối cảnh Chính phủ đang quyết tâm thực hiện Đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội, nhà ở công nhân. Bộ Xây dựng, Tổng hội Xây dựng Việt Nam cùng nhiều bộ ngành đã vào cuộc quyết liệt với nhiều nỗ lực, giải pháp thì ở ngay tỉnh cửa ngõ thủ đô là Bắc Ninh lại tồn tại một dự án kéo dài chưa biết đến bao giờ xong. Đó là Dự án Nhà ở công nhân giao cho Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Bắc Chương Dương.
Có từ năm 2018, sau 5 năm Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở công nhân khu công nghiệp tại xã Yên Trung với diện tích 9ha, có tổng số vốn trên 1.500 tỷ đồng vẫn là cánh đồng cỏ um tùm.
Ngày 03/04/2023, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định Số 338/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030”.
Đề án thể hiện sự quan tâm sâu sắc, mang ý nghĩa nhân văn của Chính phủ đối đời sống người dân nghèo, đặc biệt là lực lượng công nhân tại các khu công nghiệp, bởi lẽ “có an cư thì mới lạc nghiệp”. Do đó được đông đảo người dân mong chờ. Nhằm góp phần thực hiện thành công Đề án này, Tổng hội Xây dựng Việt Nam đã phối hợp với Bộ Xây dựng và các cơ quan chức năng, địa phương liên quan, tổ chức nhiều tọa đàm, hội thảo thu hút sự quan tâm và đóng góp ý kiến của các nhà quản lý, chuyên gia và các doanh nghiệp xây dựng trên toàn quốc.
Ngày 31/3/2023 tại tỉnh Bình Dương, Tổng hội Xây dựng Việt Nam, Bộ Xây dựng và UBND tỉnh Bình Dương phối hợp tổ chức Hội thảo “Phát triển nhà ở xã hội- Góc nhìn doanh nghiệp”. Từ kết quả của Hội thảo, Tổng hội Xây dựng Việt Nam đã tổng hợp, đề xuất đến Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng và các cơ quan quản lý nhiều giải pháp thiết thực nhằm tháo gỡ các vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ triển khai nhà ở xã hội.
Một trong những vấn đề được các chuyên gia của Tổng hội Xây dựng Việt Nam đưa ra bàn luận nhiều nhất đó là nguyên nhân và giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân chậm tiến độ.
Câu chuyện xảy ra tại Dự án Đầu tư xây dựng khu nhà ở công nhân khu công nghiệp nằm trên địa bàn xã Yên Trung (huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) mà Tạp chí Người Xây dựng nêu dưới đây là một ví dụ điển hình tạo ra rất nhiều bất ngờ trong giới xây dựng, nhiều hội viên của Tổng hội Xây dựng Việt Nam đã thắc mắc với chúng tôi về vấn đề này. Để có phúc đáp, phóng viên Tạp chí Người Xây dựng tìm hiểu ngọn nguồn của dự án này.
Dự án nghìn tỷ sau 5 năm vẫn là bãi cỏ
Theo tìm hiểu, Dự án Đầu tư xây dựng khu nhà ở công nhân khu công nghiệp nằm trên địa bàn xã Yên Trung (huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh), có diện tích khoảng 9ha.
Tháng 10/2018, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư là Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Bắc Chương Dương. Thời hạn thực hiện dự án là 3 năm. Tổng mức đầu tư dự án là 1.545.697.000.000 đồng.
Thông báo của Sở Xây dựng nêu rõ: “Mục tiêu dự án là Xây dựng nhà ở xã hội để bố trí cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp (nhà ở công nhân) trên địa bàn huyện Yên Phong”. Tuy nhiên khảo sát cho thấy, dự án trên vẫn chưa được thực hiện. Toàn bộ khu đất dự án vẫn là một cánh đồng ngập nước và cỏ dại mọc um tùm.
Trao đổi với chúng tôi, lãnh đạo UBND xã Yên Trung cho biết: Hiện tại dự án vẫn đang trong quá trình đền bù giải phóng mặt bằng. Có nhiều người dân đã nhận đền bù nhưng cũng có người không nhận tiền đền bù.
Trong khi đó, một số hộ dân có diện tích ruộng nằm trong dự án chia sẻ: “Có một số đã nhận còn gia đình tôi thì chưa. Trong khi giá đất ở tại đây đang tăng chóng mặt từng ngày mấy chục triệu một vuông thì giá đền bù đất cho chúng tôi lại rất rẻ”.
“Bán một sào (360m2) chưa chắc đủ tiền mua mấy mét đất ở”, bà L. (người dân) vừa nói vừa chỉ tay về phía các lô đất liền kề cách cánh đồng con đường đã thảm nhựa. Liên quan đến vấn đề này, làm việc với chúng tôi, đại diện Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Bắc Chương Dương cho rằng: Dự án này chậm tiến độ chủ yếu thuộc về phía chính quyền, bởi lẽ Công ty không có chức năng cưỡng chế người dân phải giao đất.
“Trách nhiệm giải phóng mặt bằng thuộc về chính quyền, công ty cũng đang chờ mặt bằng để thực hiện dự án”, đại diện chủ đầu tư chia sẻ thêm. Để làm rõ các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ dự án, chúng tôi đã liên hệ với UBND tỉnh Bắc Ninh và UBND huyện Yên Phong nhưng đến nay vẫn chưa nhận được phản hồi.
Ví dụ này sẽ được chúng tôi trao đổi trong các chương trình làm việc, hội thảo và thông tin giữa Tổng hội Xây dựng Việt Nam với các cơ quan ban ngành trong quá trình triển khai thúc đẩy Đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.
Giải pháp nào để tháo gỡ khó khăn cho các dự án nhà ở xã hội chậm tiến độ?
Tại văn bản gửi đến Thủ tướng Chính phủ, Tổng hội Xây dựng Việt Nam đã nêu ra những nguyên nhân và đề xuất các giải pháp tháo gỡ các vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai nhà ở xã hội.
Trong số các nguyên nhân khiến các dự án nhà ở xã hội chậm tiến độ được Tổng hội Xây dựng Việt Nam chỉ ra có nguyên nhân xuất phát từ mâu thuẫn, chồng chéo trong hệ thống pháp luật liên quan đến NƠXH.
Thiếu sự giám sát có hệ thống đối với việc thực thi pháp luật về NƠXH; Thủ tục về đầu tư nhà ở xã hội; Một số địa phương chưa quyết liệt chỉ đạo thực hiện nghiêm túc kế hoạch, chương trình phát triển nhà ở xã hội, chưa chủ động dành đủ quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội khi phê duyệt các đồ án quy hoạch, trông chờ vào 20% quỹ đất dành cho nhà ở xã hội từ dự án nhà ở thương mại...
Theo Tổng hội Xây dựng Việt Nam các giải pháp cần thực hiện gồm: Đề nghị rà soát và bổ sung nội dung về dành quỹ đất cho NƠXH trong sửa đổi Luật Đất đai, Luật Quy hoạch, Luật Quy hoạch đô thị và Luật Xây dựng; Kiến nghị Bộ Xây dựng cần xem xét hướng dẫn hoặc đề xuất Chính phủ ban hành quy định về thủ tục đầu tư, thủ tục hành chính đặc thù cho dự án phát triển nhà ở xã hội theo hướng đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian quy trình, thủ tục đầu tư nhà ở xã hội, để tạo môi trường thông thoáng thu hút đầu tư tại các địa phương và để các nhà đầu tư mạnh dạn tham gia việc đầu tư tại các địa phương; Rà soát và bổ sung nội dung liên quan đến NƠXH trong các luật có ảnh hưởng đến quá trình đầu tư NƠXH như Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Nhà ở, Luật Quy hoạch, Luật Quy hoạch Đô thị và Luật Đất đai; Đề xuất thành lập Ban chỉ đạo Quốc gia về phát triển NƠXH để có sự chỉ đạo thường xuyên, thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Ban chỉ đạo chịu trách nhiệm tiếp nhận quản lý và phân bổ các nguồn vốn hỗ trợ, hoàn chỉnh và trình ban hành hệ thống chính sách pháp luật cho việc phát triển NƠXH. Theo dõi, giám sát và đôn đốc các địa phương triển khai chương trình phát triển NƠXH; Hình thành các thiết kế mẫu, định hình nhằm tiết kiệm cho chi phí và đẩy nhanh tiến độ thi công thông qua các cấu kiện lắp sẵn phù hợp với nhu cầu ở, sinh hoạt và giá thành cho đối tượng được hưởng chính sách xã hội về nhà ở.
Thủ tướng đề nghị gỡ khó cho Nhà ở xã hội
Ngày 30/7, khi đến thăm và làm việc tại KCN Yên Phong (Bắc Ninh), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh: “Trong nhiệm kỳ này, Chính phủ hết sức quan tâm vấn đề nhà ở cho người lao động”. Chính phủ đã ban hành Đề án xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và ban hành Nghị quyết 33 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững, trong đó có nhiều chính sách với nhà ở xã hội. Đồng thời, Chính phủ đang đề xuất sửa đổi Luật Nhà ở, trong đó đề xuất 3 hình thức mua, thuê và thuê mua nhà ở xã hội.
Bên cạnh đó, Thủ tướng đề nghị Bộ Xây dựng chủ trì đề xuất sửa đổi Nghị định số 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội; sửa đổi ngay Thông tư 09 năm 2021 của Bộ về nhà ở xã hội theo trình tự, thủ tục rút gọn; Ngân hàng Nhà nước rà soát lại, nghiên cứu, hướng dẫn điều kiện vay để người xây nhà và người mua nhà tiếp cận vốn tín dụng thuận lợi hơn; nghiên cứu, sửa đổi Thông tư 06/2023/TT-NHNN, sửa đổi Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục tháo gỡ, đề xuất các giải pháp liên quan quỹ đất cho các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.
Tại buổi làm việc Thủ tướng đề nghị tỉnh Bắc Ninh tiếp tục đẩy mạnh triển khai các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và vận động công nhân tiết kiệm, nỗ lực cùng các cơ quan để giải quyết vấn đề nhà ở, trong điều kiện Bắc Ninh là tỉnh phát triển mạnh về công nghiệp, có đông công nhân cư trú.
TIN LIÊN QUAN
Cùng chủ đề
Khai mạc 'Không gian văn hóa, du lịch Bắc Ninh trong lòng Hà Nội' năm 2024
'Biệt thự kiểu mẫu' Hoàn Sơn Bắc Ninh biến thành chung cư mini: Trách nhiệm không biết thuộc về ai!?
Hội Xe Du lịch Bắc Ninh 99 vì một cộng đồng an toàn, nhân ái
Hành trình mang Tết ấm áp đến với trẻ em vùng cao
Nhà xưởng trái phép mọc lên hàng loạt ở thị trấn Lim, doanh nghiệp 'thi gan' cùng pháp luật
Hà Nội tăng cường rà soát các sàn giao dịch bất động sản
16/12/2024, 14:00Trên 56% doanh nghiệp Nhật sẽ mở rộng kinh doanh tại Việt Nam
16/12/2024, 10:55T&T Group trở thành cổ đông chiến lược của Vietravel Airlines
13/12/2024, 15:01Một số điểm sáng kinh tế - xã hội tháng 11 và 11 tháng năm 2024
12/12/2024, 14:24Trí tuệ nhân tạo xanh: Giải pháp công nghệ bền vững của tương lai
12/12/2024, 11:42Dự báo thời tiết 12/12: Mưa và rét buốt, miền Bắc 'trở mình' chóng mặt
12/12/2024, 11:42Thực hành ESG tại doanh nghiệp đi đầu về phát triển bền vững - Vinamilk
Là một điển hình về phát triển bền vững (PTBV) với các thực hành tốt ở cả 3 tiêu chí Môi trường – xã hội – quản trị (E-S-G), Vinamilk tiếp tục là cái tên được đánh giá cao trong Top 10 doanh nghiệp phát triển bền vững Việt Nam 2024 năm thứ 9.
Ngân hàng đồng loạt đưa ra nhiều gói tín dụng xanh hấp dẫn về lãi suất
Tài chính xanh là một cấu phần quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng xanh và cũng là lĩnh vực tiềm năng mà các nhà băng ngày càng quan tâm.
Vietjet tiếp tục nhận tàu bay mới những tháng cuối năm 2024, mở rộng đội tàu bay hiện đại
Tàu bay thế hệ mới A321neo ACF (Airbus Cabin Flex) mới nhất của Vietjet đã hạ cánh tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, TP.HCM sau hành trình từ nhà máy Airbus tại Hamburg, Đức.
19 tập đoàn, tổng công ty sẽ được giao cho bộ, ngành quản lý
19 tập đoàn, tổng công ty sẽ được chuyển về các bộ, ngành quản lý sau khi Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp kết thúc hoạt động.
Kinh tế năm 2024 có thể tăng trưởng cao hơn mức 7%
Theo Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương, tăng trưởng kinh tế năm nay có thể đạt được mục tiêu kỳ vọng 7%, và có thể đạt cao hơn.
Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam tham dự Diễn đàn Kỹ sư Lan Thương-Mê Kông 2024
Nhận lời mời từ Chủ tịch Hiệp hội Kỹ sư Trung Quốc, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam - TS. Đặng Việt Dũng đã dẫn đầu đoàn công tác gồm bốn thành viên tham gia Diễn đàn Kỹ sư Lan Thương-Mê Kông 2024 từ ngày 4 đến ngày 7 tháng 12 năm 2024 tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam Trung Quốc.
Tập đoàn BRG lần thứ tư liên tiếp được vinh danh Doanh nghiệp Bền vững Việt Nam
Tập đoàn BRG vừa có lần thứ tư liên tiếp được vinh danh tại giải thưởng “Doanh nghiệp Bền vững Việt Nam” trong Lễ công bố các doanh nghiệp bền vững 2024 do Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức, ghi nhận những nỗ lực và đóng góp tích cực của Tập đoàn BRG đối với sự phát triển bền vững của nền kinh tế - môi trường - xã hội trong những năm vừa qua.
Sàn Temu dừng hoạt động tại Việt Nam, quyền lợi người dùng có được bảo đảm?
Đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số khuyến cáo người dùng không nên hoang mang nếu đã đặt hàng ở Temu trước đó, bởi nếu quá thời hạn mà chưa giao hàng, sàn Temu phải có nghĩa vụ chuyển trả lại tiền cho người mua.
Nghệ An: Ghi nhận 1.948 doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2024
Tính đến ngày 20/11/2024, toàn tỉnh Nghệ An đã ghi nhận 1.948 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 3,89% so với cùng kỳ năm trước.Nghệ An hiện có hơn 39.000 doanh nghiệp đăng ký, trong đó trên 16.000 doanh nghiệp đang hoạt động. Tính đến ngày 20/11/2024, toàn tỉnh đã ghi nhận 1.948 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 3,89% so với cùng kỳ năm trước, với tổng vốn đăng ký đạt 20.483 tỷ đồng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của khó khăn kinh tế, số lượng doanh nghiệp giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động trong năm 2024 đã tăng đáng kể. Cụ thể, có 302 doanh nghiệp tự nguyện giải thể (tăng 35,29%), 1.483 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động (tăng 8,6%) và 715 doanh nghiệp hoạt động trở lại, giảm 19,4% so với năm trước. Một góc của TP.Vinh. Ảnh: Bna Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh không đạt kế hoạch đề ra hoặc chỉ tăng trưởng thấp. Các ngành như: Sản xuất bia đạt 78,38% kế hoạch (tăng 2,56%), thức ăn gia súc 78,26% kế hoạch (tăng 5,57%), quần áo may sẵn 79,17% kế hoạch (tăng 0,6%). Trong khi