Đừng làm mẹ cáu: Nội dung, lịch chiếu và diễn viên tham gia
Đừng làm mẹ cáu là bộ phim đánh dấu sự trở lại của Quỳnh Cool. Dưới đây là thông tin về bộ phim Đừng làm mẹ cáu: Nội dung, lịch chiếu và diễn viên tham gia.
Đừng làm mẹ cáu: Nội dung, lịch chiếu và diễn viên tham gia
Đừng làm mẹ cáu là bộ phim về tình mẫu tử mới lên sóng. Đây là bộ phim đầu tiên mà nữ diễn viên Quỳnh Cool đóng vai mẹ. Dưới đây là thông tin về phim Đừng làm mẹ cáu: Nội dung, lịch chiếu và diễn viên tham gia.
Nội dung phim Đừng làm mẹ cáu
Đừng làm mẹ cáu bám theo hành trình của Hạnh, cô gái đã có lúc vì số phận trớ trêu mà nghĩ mình là Hạnh trong “bất hạnh”. Mẹ mất sớm, bố lấy vợ hai, nhưng rồi cả bố lẫn vợ hai đều mất sau tai nạn, để lại Hạnh và Hương - người chị không cùng huyết thống, cả hai cũng không thuận hòa, vui vẻ. Chưa dừng ở đó, biến cố bất ngờ ập đến, Hương qua đời, để lại một đứa trẻ sinh non yếu ớt và lời trăn trối nhờ Hạnh chăm sóc. Hoảng loạn, sợ hãi, day dứt và hoài nghi - Hạnh bất đắc dĩ phải làm mẹ - người mẹ không có sữa, không có tiền, không có chồng, không có tình thương của bất kỳ ai trên đời. Hạnh từ bỏ mối tình đầu, chấp nhận sự sỉ nhục của mẹ Trung để có tiền chữa bệnh cho con, chịu đựng sự khinh bỉ coi thường của Quân - người đàn ông đã chứng kiến cảnh cô muốn bỏ rơi đứa trẻ, mà không thể nào bào chữa. Và trên tất cả, Hạnh luôn phải tìm cách che giấu sự thật khi đứa trẻ đã đến lúc muốn biết “bố con là ai?”. Hạnh không biết đối mặt thế nào khi một ngày cô con gái cá tính phát hiện ra mình không phải con đẻ và tệ hơn nữa, mẹ từng muốn bỏ rơi mình…
Bên cạnh đó, còn là câu chuyện của Vy - cô gái mạnh mẽ, dám chơi dám chịu, nhưng phía sau vẻ ngoài quyết liệt, lại là chút nỗi niềm của người phụ nữ thiếu tình yêu trong hôn nhân. Nhưng Vy luôn đấu tranh cho hạnh phúc trọn vẹn của con trai, bảo vệ mái ấm và bảo vệ cả mẹ chồng mình trong những sóng gió hôn nhân.
Và một người mẹ khác trong Đừng làm mẹ cáu là bà Kim - người mẹ vì hoàn cảnh đã bỏ lại Quân - con trai mình ở trại trẻ mồ côi, để sau này mối quan hệ mẹ con rạn vỡ tưởng chừng như không thể hàn gắn.
Người mẹ nào cũng có nỗi khổ và đứa trẻ nào cũng lớn lên với thật nhiều thắc mắc. Hành trình nuôi nấng cho đám trẻ lúc khỏe mạnh, cũng như khi ốm đau, nỗ lực bù đắp những thiếu thốn, quay cuồng với cơm áo gạo tiền, trả lời triệu câu hỏi “vì sao” khiến cho những người mẹ có lúc thấy mệt mỏi, và có lúc thấy phát điên, phải quát lên “đừng làm mẹ cáu”. Đã có lúc con trẻ thất vọng, đã có lúc những người mẹ thấy mình như bất lực… Thế nhưng trải qua bao mâu thuẫn, biến cố, sợi dây duy nhất để họ không bao giờ lìa xa nhau đó là tình yêu thương vô bờ bến và trái tim bao dung của người Mẹ.
Diễn viên phim Đừng làm mẹ cáu
Nghệ sỹ Nguyệt Hằng vào vai mẹ của nam diễn viên Bình An, một bà mẹ thương con trai hết mực nhưng lại khắt khe với con dâu đến mức luôn nghi ngờ con mình bị “cắm sừng.”
Diễn viên Thanh Tú lại hóa thân thành một bà mẹ ngang tàng, bị đi tù, từng bỏ rơi con trai (Nhan Phúc Vinh) trong trại trẻ mồ côi.
Đặc biệt, diễn viên trẻ Quỳnh Kool lần đầu tiên “làm mẹ” trên màn ảnh nhỏ. Khán giả truyền hình sẽ bất ngờ với diễn xuất của cô khi thể hiện diễn biến tâm lý phức tạp của một người mẹ đơn thân, không có tiền, không có sự trợ giúp của bất kỳ người thân nào trên đời.
Sự góp mặt của hai diễn viên nhí An Nhiên (5 tuổi) và Tuấn Phong (7 tuổi) với sự dí dỏm, thông minh và hồn nhiên dường như hóa giải rất nhiều tình huống căng thẳng của bộ phim.
Bằng lối kể chuyện dung dị, nhẹ nhàng, đạo diễn Vũ Minh Trí giúp cho những người mẹ và những đứa con được nói lên nỗi lòng của mình trong hành trình yêu thương, trưởng thành cùng nhau. Để họ nhận ra rằng cuộc đời hạnh phúc biết bao khi con có mẹ, mẹ có con.
Lịch chiếu phim Đừng làm mẹ cáu
Đừng làm mẹ cáu lên sóng VTV3 vào 21h40 thứ năm, thứ sáu hằng tuần, bắt đầu từ ngày 1/12.
Trên đây là thông tin về Đừng làm mẹ cáu: Nội dung, lịch chiếu và diễn viên tham gia mời quý bạn đọc đón xem.
TIN LIÊN QUAN
Festival Hoa Đà Lạt 2024: “Bản giao hưởng sắc màu”
08/11/2024, 13:26Ngành Du lịch TP HCM đón 980.000 lượt khách trong dịp lễ 2/9
05/09/2024, 12:26Fansipan tưng bừng “Mùa vàng bản Mây”, mỗi tuần một lễ hội
15/08/2024, 14:49Du lịch hè 2024: Du khách đổ xô đi nước ngoài, tour nội địa ế ẩm
30/06/2024, 14:30Phát hiện sinh vật lạ ở hang động Phong Nha -Kẻ Bàng
17/06/2024, 09:28Tử vi ngày 18/4/2024: Tuổi Mão tính toán nhanh nhẹn, tuổi Hợi xác định mục tiêu
Theo tử vi ngày mới của 12 con giáp, thứ Năm ngày 18/4/2024 hôm nay, tuổi Mão có nhiều sáng kiến mới, tính toán nhanh nhẹn, nhiều ý tưởng sáng tạo hữu dụng cho tương lai. Bản mệnh có sự chuẩn bị về những phương hướng mới, tập trung xây dựng kế hoạch làm ăn để phù hợp với hoàn cảnh mới, tình thế mới.
Nỗi buồn sách điện tử
Sau khoảng 10 năm hình thành, thị trường sách điện tử (ebook) tại Việt Nam không những không thể phát triển mà còn có dấu hiệu giảm sút vì nhiều lý do.
Máy bay không người lái trình diễn ánh sáng ở Hồ Tây
Tối 9/3, hàng trăm máy bay không người lái (drone) sẽ trình diễn các biểu tượng hoa, hương sắc Tây Hồ.
Tử vi ngày 6/3/2024: Tuổi Tỵ gặp được quý nhân, tuổi Hợi lời lãi bất ngờ
Theo tử vi ngày mới của 12 con giáp, thứ Tư ngày 6/3/2024 hôm nay, tuổi Tỵ có cơ hội gặp được quý nhân. Đối phương có thể giới thiệu cho bản mệnh những cơ hội quý giá hoặc vạch ra phương hướng để giải quyết khó khăn. Hãy khiêm tốn học hỏi điều hay từ người đó.
Hà Nội: 400 lễ hội được tổ chức an toàn, văn minh
Theo Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, trên địa bàn thành phố có khoảng 1.500 lễ hội. Đến nay đã có trên 400 lễ hội được diễn ra suôn sẻ, văn minh, an toàn, bảo đảm cho người dân dự lễ hội tươi vui, lượng khách dự hội tăng cao so với những năm trước.
Hà Nội sẽ tổ chức thêm 4 điểm du lịch đêm
Việc tổ chức thêm 4 điểm du lịch đêm nhằm thực hiện Đề án “Một số mô hình phát triển sản phẩm du lịch đêm” do Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch ban hành, đồng thời hình thành tổ hợp giải trí đêm riêng biệt, thu hút du khách đến Thủ đô.
Vì sao người dân thường chọn Phủ Tây Hồ, chùa Hà, Bia Bà để đi lễ đầu năm?
Nếu chùa Hà là nơi cầu duyên, Phủ Tây Hồ là nơi cầu tài cầu danh thì Bia Bà được bà con nhân dân cho là nơi cầu lộc nổi tiếng đất Hà thành. Đây là 3 địa điểm linh thiêng mà nhiều người dân Hà Nội cũng như nhiều người dân tỉnh khác thường ghé thăm mỗi dịp đầu năm mới.
Bốn lễ hội truyền thống lớn ở Hà Nội vào mùng 6 Tết
Hôm nay, 15/2 (tức mùng 6 tháng Giêng), hàng loạt lễ hội truyền thống lớn của Hà Nội khai hội, đó là: Lễ hội chùa Hương (huyện Mỹ Đức), lễ hội Gióng đền Sóc (huyện Sóc Sơn), lễ hội Cổ Loa (huyện Đông Anh) và lễ hội đền Hai Bà Trưng (huyện Mê Linh).
Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn Xuân Giáp Thìn 2024
Ngày 16/2 (tức mùng 7 Tết Giáp Thìn), dưới cánh đồng chân núi Đọi Sơn (Duy Tiên, Hà Nam) đã diễn ra lễ hội Tịch điền nhằm khuyến khích nông trang và cầu cho một năm mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu.