EIU: Triển vọng năng lượng toàn cầu năm 2024
EIU kỳ vọng nhu cầu toàn cầu về dầu thô, khí đốt tự nhiên và than đá sẽ đạt mức cao kỷ lục trong năm 2024 bất chấp áp lực về cắt giảm lượng khí thải carbon.
Bộ phận tình báo kinh tế (Economist Intelligence Unit-EIU) là bộ phận nghiên cứu và phân tích của Tập đoàn Economist, chuyên cung cấp các dịch vụ dự báo và tư vấn thông qua các nghiên cứu và phân tích, ví dụ như báo cáo quốc gia hàng tháng, dự báo kinh tế quốc gia 5 năm, báo cáo dịch vụ rủi ro quốc gia và báo cáo chuyên ngành. EIU còn cung cấp phân tích quốc gia, ngành và quản lý trên toàn thế giới và hợp nhất với Business International Corporation, một công ty của Vương quốc Anh được công ty mẹ mua lại vào năm 1986. EIU có văn phòng chính tại bốn thành phố: thủ đô London (Vương quốc Anh), New York (Hoa Kỳ), Hồng Kông (Trung quốc) và Dubai (UAE).
EIU đưa khách hàng tiến về phía trước: Như nêu ở trên, EIU là bộ phận nghiên cứu và phân tích cũng như tổng hợp các nguồn thông tin kinh doanh quốc tế và các vấn đề thế giới hàng đầu trên cơ sở cung cấp thông tin chính xác và khách quan cho các tập đoàn, chính phủ, tổ chức tài chính và tổ chức học thuật, truyền cảm hứng cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp xác định cơ hội và quản lý rủi ro một cách tự tin kể từ năm 1946. Các sản phẩm của EIU bao gồm dịch vụ phân tích quốc gia, cung cấp các phân tích và dự báo chính trị và kinh tế toàn diện cho gần 200 quốc gia cũng như danh mục các giải pháp dự báo và dữ liệu dựa trên đăng ký của khách hàng.
EIU chuyên về: (1) Phân tích quốc gia: truy cập vào các phân tích, dữ liệu và dự báo chi tiết về kinh tế và chính trị của từng quốc gia cụ thể, cũng như các đánh giá về môi trường kinh doanh ở các thị trường khác nhau. (2) Phân tích rủi ro: xác định các mối đe dọa về hoạt động và tài chính trên toàn thế giới, đồng thời hiểu rõ những tác động đối với doanh nghiệp của bạn. (3) Phân tích ngành: có được cái nhìn sâu sắc về các xu hướng thị trường chính với dự báo 5 năm và phân tích chuyên sâu cho sáu ngành ở 70 nền kinh tế lớn. (4) Các cuộc họp và thuyết trình tùy chỉnh: thông báo chiến lược của bạn, phát triển kiến thức điều hành và thu hút khách hàng cũng như sẵn sàng đặt chỗ cho các cuộc họp giao ban trong phòng họp, hội nghị và các sự kiện chuyên môn khác.
Nhu cầu năng lượng gia tăng bất chấp chiến tranh và giá cao. Tiêu thụ năng lượng sẽ tăng tốc trong năm 2024. Nhiên liệu hóa thạch sẽ tiếp tục chiếm ưu thế bất chấp nhu cầu về năng lượng tái tạo tăng cao.
- Tăng trưởng tiêu thụ năng lượng toàn cầu sẽ tăng lên 1,8% trong năm 2024 được hỗ trợ bởi nhu cầu mạnh tăng trưởng mẽ ở Châu Á mặc dù giá năng lượng vẫn ở mức cao.
- Nhu cầu về than đá, khí đốt tự nhiên và dầu thô toàn cầu sẽ đạt mức kỷ lục, điều này sẽ cản trở nỗ lực giảm phát thải CO₂, trong khi đó, giá hàng hóa cao dự báo sẽ tiếp tục thúc đẩy đầu tư vốn tài chính vào sản xuất dầu khí.
- Động lực của năng lượng tái tạo sẽ tiếp tục phát triển với mức tiêu thụ kết hợp giữa năng lượng mặt trời với năng lượng gió tăng khoảng 11% mỗi năm trên toàn cầu. Nhiều quốc gia trên thế giới cũng sẽ gấp rút xây dựng thêm năng lực sản xuất hydrogen.
- Sản lượng thủy điện sẽ vẫn đạt ở mức thấp do biến đổi khí hậu tiếp tục làm giảm mực nước ở nhiều nơi, khu vực trên thế giới. Trong khi đó, năng lượng hạt nhân cũng sẽ bị chịu ảnh hưởng tiêu cực.
Nhu cầu về năng lượng sẽ lành mạnh hơn
Sự phục hồi tiêu thụ năng lượng sau đại dịch COVID-19 sẽ tăng tốc với mức tăng trưởng 1,8% (2024) sau khi chỉ tăng từ mức 1,2% (2023). Điều này sẽ được hỗ trợ bởi nhu cầu gia tăng mạnh mẽ ở Châu Á, nơi mà mức tiêu thụ năng lượng dự kiến sẽ tăng 3,1% bất chấp những đám mây che phủ triển vọng kinh tế của Trung Quốc. Bên cạnh đó, tăng trưởng tiêu thụ năng lượng cũng sẽ tăng mạnh ở khu vực Trung Đông, đặc biệt nếu khí hậu ở khu vực đó tiếp tục ấm lên, góp phần thúc đẩy nhu cầu về sử dụng điều hòa không khí.
Tuy nhiên, EIU kỳ vọng nhu cầu năng lượng ở Châu Âu sẽ giảm năm thứ ba liên tiếp do khu vực này tiếp tục phải vật lộn với giá năng lượng cao và nguồn cung khí đốt tự nhiên bị hạn chế song tình hình bước đầu đã được cải thiện kể từ năm 2022-2023 đến nay. Vì vậy, EIU không mong đợi bất kỳ sự cắt giảm nào đối với mức tiêu thụ khí đốt tự nhiên trong năm 2024. Ngoài ra, tăng trưởng nhu cầu về năng lượng cũng sẽ chỉ là mức nhẹ ở các khu vực Bắc Mỹ và Mỹ Latinh, nơi mà EIU dự báo tăng trưởng kinh tế còn yếu.
Nhu cầu về nhiên liệu hóa thạch toàn cầu sẽ đạt mức kỷ lục vào năm 2024
EIU kỳ vọng nhu cầu toàn cầu về dầu thô, khí đốt tự nhiên và than đá sẽ đạt mức cao kỷ lục trong năm 2024 bất chấp áp lực về cắt giảm lượng khí thải carbon. Trong số ba loại nhiên liệu hóa thạch trên thì khí đốt tự nhiên sẽ giảm mạnh nhất do mức giá cao kéo theo việc nhu cầu giảm ở khu vực Châu Âu và Bắc Mỹ. EIU không kỳ vọng nhu cầu khí đốt tự nhiên ở Châu Âu sẽ trở lại mức bình thường như trước khi cuộc xung đột Nga- Ukraine nổ ra (2/2022) nằm trong giai đoạn dự báo 2023-2032 của EIU. Mặt khác, mức tiêu thụ khí đốt tự nhiên ở Châu Á và khu vực Trung Đông sẽ tăng nhanh, chủ yếu là do nhu cầu gia tăng mạnh mẽ từ ngành sản xuất điện.
Mức tiêu thụ than đá cũng sẽ cũng tăng cao năm thứ tư liên tiếp sau khi chính phủ các nước tiếp tục tập trung vào an ninh năng lượng. Thật vậy, EIU kỳ vọng nhu cầu về than đá toàn cầu cũng sẽ tiếp tục tăng lên cho đến năm 2026, khi đó nó sẽ đồng thời đạt mức đỉnh tiêu thụ toàn cầu và cả ở Trung Quốc song tại Châu Âu (trừ CHLB Nga), nhu cầu về than đá đã tăng lên vào năm 2022 khi mà nguồn cung khí đốt tự nhiên khi đó đột ngột sụt giảm mạnh, thì sẽ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Do vậy, mức tiêu thụ than đá ở Châu Âu sẽ giảm mạnh trong năm 2024 khi mà CH Pháp và Vương quốc Anh ngừng sản xuất điện đốt than. Nhu cầu dầu thô cũng sẽ tăng 1,7% so với cùng kỳ năm 2023 chủ yếu là do Châu Á, các khu vực Mỹ Latinh và Trung Đông, nơi nhu cầu về dầu thô tiếp tục tăng nhanh bất chấp giá dầu neo ở mức cao. Tại các nước phát triển, tăng trưởng nhu cầu về dầu sẽ chậm dần lại khi chỉ tăng có 1,1% ở khu vực Bắc Mỹ song lại không thay đổi gì lớn ở Châu Âu.
Sản lượng dầu khí sẽ tiếp tục tăng trưởng do được hỗ trợ bởi giá đứng mức cao
Hiện giá cả hàng hóa đứng ở mức cao và những nỗ lực của EU nhằm thay thế nguồn cung năng lượng của CHLB Nga sẽ tiếp tục thu hút nguồn vốn đầu tư mới vào sản xuất nhiên liệu hóa thạch trong năm 2024. Do vậy, EIU kỳ vọng sản lượng khí đốt tự nhiên toàn cầu năm nay sẽ tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước. Đó sẽ là các nguồn tăng sản lượng khí đốt chính đến từ khu vực Bắc Mỹ, Na Uy, các khu vực Trung Đông và Bắc Phi, Azerbaijan, Turkmenistan, Trung Quốc, Australia và Mozambique.
Trước hết, xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Hoa Kỳ dự kiến sẽ gia tăng trong những năm tới khi mà công suất xuất khẩu được mở rộng, điều này sẽ hỗ trợ tăng trưởng sản xuất trong nước mà EIU dự báo sẽ tăng 1,9% trong năm 2024. EIU cũng còn kỳ vọng sản lượng khí đốt tự nhiên của Algeria cũng sẽ được thúc đẩy nhờ sự phát triển nhanh chóng của một mỏ khí đốt tự nhiên mới với trữ lượng lớn ở khu vực Hassi R'Mel vào cuối năm 2023 và trong năm 2024. EIU cũng dự báo kim ngạch xuất khẩu khí đốt tự nhiên của CHLB Nga cũng sẽ bắt đầu phục hồi cho dù không đáng kể, bắt đầu từ năm 2024.
Mặc dù đã sụt giảm so với mức đỉnh năm 2022 song EIU vẫn kỳ vọng giá dầu sẽ vẫn đứng ở mức cao trong năm 2024 do OPEC (dẫn đầu là Ả Rập Xê-út) đã thể hiện quyết tâm cắt giảm sản lượng để hỗ trợ giá dầu. CHLB Nga cũng đã đồng ý về mặt nguyên tắc về việc gia hạn mức cắt giảm tự nguyện 500.000 thùng/ngày được công bố vào tháng 2/2023 cho đến thời hạn cuối năm 2024 cũng như cắt giảm sản lượng xuất khẩu dầu 300.000 thùng/ngày cho đến tháng 12/2024 song mục tiêu này vẫn sẽ được điều chỉnh định kỳ cho phù hợp với tình hình chung.
Nhằm đối phó với mức giá dầu vẫn ở mức cao và mức tăng trưởng nhu cầu liên tục gia tăng, ít nhất là ở các nền kinh tế ngoài OECD, EIU cũng kỳ vọng vào phản ứng tung ra nguồn cung khoảng 1,2 triệu thùng/ngày từ các nhà sản xuất dầu trong năm 2024, trong đó chỉ có khoảng 540.000 thùng/ngày sẽ đến từ OPEC do lượng cắt giảm nằm trong hạn ngạch sản xuất đã công bố trước đó. Điều này có nghĩa là Hoa Kỳ sẽ là nhà sản xuất lớn dầu khí duy nhất vẫn có khả năng tạo nên sự khác biệt. Nhu cầu tăng trưởng mạnh ở các nước không thuộc OECD và giá dầu vẫn tăng cao sẽ khuyến khích các nhà sản xuất Hoa Kỳ tăng sản lượng sản xuất dầu khí cao hơn nữa trong năm 2024, lên mức cao kỷ lục 19,2 triệu thùng/ngày.
Tăng trưởng năng lượng tái tạo vẫn mạnh mẽ
Nhu cầu tăng cường an ninh năng lượng sau cuộc khủng hoảng năng lượng, bên cạnh các nỗ lực loại bỏ carbon, sẽ thúc đẩy chính phủ nhiều nước trên thế giới đẩy nhanh hơn nữa việc triển khai năng lượng tái tạo. Do đó, năng lượng tái tạo sẽ tiếp tục phát triển nhanh chóng trong năm 2024 với mức tiêu thụ năng lượng mặt trời và năng lượng gió kết hợp tăng khoảng 11% mỗi năm. Công suất năng lượng tái tạo bổ sung dự kiến sẽ đạt mức cao kỷ lục khoảng 400 GW vào năm 2023 và thậm chí còn tăng hơn nữa trong năm 2024. Tuy nhiên, các vấn đề về chuỗi cung ứng vẫn chưa được giải quyết triệt để, chi phí khai thác hàng hóa tăng cao và chi phí tài chính cao hơn cũng như giá đấu thầu thấp sẽ thách thức sự thành công của nhiều cuộc đấu giá năng lượng tái tạo trong năm 2024 (xem hộp bên dưới).
Sản lượng hydrogen sẽ vẫn ở mức thấp trong năm 2024
Nhằm đáp ứng mục tiêu sản xuất hydrogen của mình, nhiều quốc gia trên thế giới sẽ gấp rút xây dựng thêm năng lực sản xuất hydrogen trong năm 2024. Tuy nhiên, đây sẽ không phải là một nhiệm vụ dễ dàng khi mà hầu hết sản lượng hydrogen hiện nay là hydrogen xám được tạo ra thông qua quá trình cải cách nhiên liệu hóa thạch. Sự tăng trưởng nhanh chóng trong sản xuất hydrogen sạch sẽ đòi hỏi phải mở rộng đáng kể công suất điện phân, điều này cũng sẽ đặt ra nhiều thách thức.
Do vậy, sản xuất hydrogen bằng phương pháp điện phân tiêu tốn nhiều khoáng sản và kim loại khi sử dụng chung một số nguyên vật liệu thô chính với sản xuất công nghệ năng lượng tái tạo. Vì vậy, sự mở rộng nhanh chóng trong sản xuất máy điện phân có thể sẽ đẩy giá khoáng sản và kim loại tăng cao, từ đó sẽ dẫn đến làm tăng chi phí sản xuất năng lượng tái tạo. Hơn nữa, việc sản xuất hydrogen xanh sẽ cạnh tranh với các lĩnh vực khác của nền kinh tế về sản lượng khan hiếm năng lượng tái tạo. Do đó, EIU không mong đợi sẽ có nhiều tiến bộ trong việc sản xuất hydrogen sạch trong năm 2024.
Điều gì cần quan sát thời gian tới
Đấu giá điện gió ngoài khơi mờ nhạt. Các cuộc đấu giá những dự án điện gió ngoài khơi đã được lên kế hoạch tổ chức mở thầu ở Hoa Kỳ, CHLB Đức, Phần Lan, Ý, Brazil và Ấn Độ trong năm 2024. Tuy nhiên, các cuộc đấu thầu này có khả năng thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư thấp do một loạt thách thức bao gồm chi phí đầu vào và vốn đầu tư tài chính tăng cao cũng như sự gián đoạn chuỗi cung ứng và những hạn chế về cơ sở hạ tầng. Quy mô của những vấn đề này đã được nhấn mạnh trong các cuộc đấu thầu dự án điện gió ngoài khơi đã được tổ chức ở Hoa Kỳ và Vương quốc Anh (từ tháng 8 đến tháng 9/2023) vốn nhận được rất ít sự quan tâm từ các nhà phát triển do nguyên liệu đầu vào và nguồn đầu tư vốn tài chính ngày càng gia tăng và mức giá thấp được cung cấp cho các máy phát điện gió.
Lò phản ứng hạt nhân mới. Trong Q1/2024, một lò phản ứng hạt nhân công suất 1,6 GW mới sẽ đi vào hoạt động tại nhà máy hạt nhân Flamanville (CH Pháp). Flamanville 3 là một trong những lò phản ứng kiểu mới đầu tiên song đã bị vây bọc bởi sự chậm trễ kéo dài và chi phí đầu tư tài chính vượt mức dự định. Tại Hoa Kỳ, lò phản ứng hạt nhân Vogtle Unit 4 với công suất 1 GW dự kiến sẽ phải bắt đầu hoạt động vào Q4/2023 hoặc Q1/2024. Tại Hàn Quốc, lò phản ứng thứ ba tại cơ sở Saeul dự kiến cũng sẽ bắt đầu đi vào hoạt động trong năm 2024, trong khi việc xây dựng các lò phản ứng Shin Hanul-3 và Shin Hanul-ta4 cũng sẽ được bắt đầu khởi công. Ngược lại, hai nhà máy điện hạt nhân tại Vương quốc Anh ở Hartlepool và Heysham dự kiến sẽ ngừng hoạt động cũng vào năm 2024.
Kế hoạch chuyển đổi năng lượng của Indonesia. Đến cuối năm 2023 hoặc đầu năm 2024, Indonesia dự kiến sẽ công bố kế hoạch đầu tư chi tiết theo “Đối tác chuyển đổi năng lượng” (energy transition partnership) công bằng với một thỏa thuận trị giá 20 tỷ USD sẽ ký kết với các nước phát triển để hỗ trợ quá trình loại bỏ carbon của Indonesia. Kế hoạch này nhằm mục đích đưa tổng lượng phát thải CO₂ trong ngành điện lực của Indonesia đạt mức đỉnh điểm vào năm 2030 và đưa mục tiêu phát thải CO₂ ròng bằng 0 của ngành này thêm 10 năm nữa cho đến năm 2050. Tuy nhiên, việc công bố kế hoạch trên đã bị trì hoãn diễn ra sau các vòng đàm phán căng thẳng về những điều khoản tài trợ giữa các đối tác thế giới phát triển và một quốc gia phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt là các nhà máy điện đốt than vẫn còn tương đối mới của Indonesia.
Quan điểm của EIU- Phân tích cấp quốc gia chuẩn bị cho khách hàng
EIU hiểu rõ những triển vọng chính trị, chính sách và kinh tế của một quốc gia với các dự báo, phân tích và dữ liệu từng đoạt giải thưởng, các chuyên gia nghiên cứu của EIU đánh giá các động lực toàn cầu tác động đến các khách hàng có thể lập kế hoạch và vận hành sản xuất kinh doanh hiệu quả, bao gồm các chủ đề sau:
- Triển vọng toàn cầu và khu vực bao gồm các chủ đề chính trị, kinh tế và chuyển động thị trường.
- Thông tin chuyên sâu hàng ngày về những diễn biến tác động đến triển vọng tương lai.
- Tóm tắt dự báo quốc gia về triển vọng trung hạn.
- Dự báo quốc gia trung hạn về bối cảnh tình hình kinh tế và chính trị của gần 200 quốc gia trên thế giới.
- Dự báo quốc gia dài hạn về xu hướng cơ cấu định hình của gần 80 nền kinh tế lớn.
- Phân tích chuyên ngành về triển vọng của 26 ngành tại gần 70 thị trường toàn cầu.
- Dự báo về cung, cầu hàng hóa và giá cả của 25 mặt hàng quan trọng.
- Dữ liệu kinh tế vĩ mô về dự báo cũng như xu hướng lịch sử.
- Dữ liệu chuyên ngành về cung và cầu các mặt hàng chủ chốt hiện tại và tương lai.
- Xếp hạng độc quyền về môi trường kinh doanh.
- Phân tích chuyên đề về các vấn đề xuyên suốt mà các chuyên gia của EIU kỳ vọng sẽ định hình triển vọng toàn cầu.
CNPC: Trung Quốc đạt đỉnh nhu cầu dầu tinh chế
18/12/2024, 11:43Ngân hàng Goldman Sachs rút khỏi liên minh Net Zero
09/12/2024, 07:00Tàu vận chuyển khí CO2 hóa lỏng đầu tiên trên thế giới
04/12/2024, 06:15Châu Âu cảnh báo một số nước không tuân thủ các quy định về năng lượng
22/11/2024, 06:15Mỹ tăng sản lượng dầu khí có kích hoạt phản ứng mới từ OPEC+?
20/11/2024, 06:27CEO Vitol dự báo giá dầu năm 2025
08/11/2024, 13:26Tổng thống Putin đề xuất chiến lược kinh tế mới cho BRICS
25/10/2024, 11:34Đông Nam Á cần đầu tư 190 tỷ USD vào năng lượng sạch để đáp ứng các mục tiêu về khí hậu
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, Đông Nam Á cần tăng đầu tư vào năng lượng sạch gấp 5 lần hiện tại, để đạt được các mục tiêu về khí hậu.
Ngân hàng Thế giới “bơm” thêm 30 tỷ USD vốn trong 10 năm tới
Ngân hàng Thế giới (WB) đã bỏ phiếu vào thứ Ba (15/10) để thay đổi các quy định cho vay nhằm “bơm” thêm 30 tỷ USD vốn trong thập kỷ tới để giúp các nước đang phát triển và các thị trường mới nổi ứng phó với biến đổi khí hậu và các thách thức toàn cầu khác, Chủ tịch WB Ajay Banga nói với Reuters NEXT.
Việt Nam - Lào hợp tác phòng chống tội phạm
Ngày 14/10/2024, tại Hà Nội, Bộ Công an Việt Nam chủ trì tổ chức Hội nghị song phương cấp Bộ trưởng giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Lào về hợp tác phòng, chống tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và phòng, chống ma túy.
Bão Milton đổ bộ Florida với sức gió hơn 190 km/ giờ
Milton hiện vẫn là cơn bão cấp 3 với sức gió 115 dặm/giờ (hơn 190km/h) sau khoảng nửa giờ đổ bộ. Cơn bão di chuyển theo hướng đông-đông bắc với tốc độ 15 dặm/giờ, mang theo sóng lớn, gió cực mạnh và lũ quét đe dọa tính mạng.
Xuất khẩu LNG của Bắc Mỹ tăng gấp đôi trong những năm tới
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) mới đây cho biết công suất xuất khẩu LNG ở Bắc Mỹ sẽ tăng gấp đôi trong vòng ba năm tới lên 24,4 tỷ feet khối mỗi ngày (Bcf/d) so với mức của năm 2023.
Diễn biến thị trường dầu thô thế giới tuần qua
Giá dầu tương lai giảm vào thứ Sáu (30/8), ghi nhận mức giảm trong 2 tháng liên tiếp, do lo ngại về nhu cầu về dầu sẽ giảm bất chấp nguồn cung gián đoạn từ Libya.
Bhutan - Quốc gia “xanh” duy nhất trên thế giới
Giữa bối cảnh thế giới đang đối mặt với những thách thức to lớn từ biến đổi khí hậu, Bhutan là hình mẫu toàn cầu về bảo vệ môi trường khi đạt mức carbon âm tính nhờ bảo tồn rừng và phát triển hiệu quả.
Lo ngại mưa bão diễn biến bất thường, Cục Hàng không Việt Nam chỉ đạo khẩn
Càng về cuối năm, xác suất xuất hiện La Nina lại càng lớn, tăng nguy cơ xảy ra mưa, bão, lũ với nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt là ở các sân bay khu vực miền Trung.
Mỹ tăng mạnh nhập khẩu cá ngừ đóng hộp từ Việt Nam
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), xuất khẩu (XK) cá ngừ đóng hộp của Việt Nam sang Mỹ liên tục tăng trưởng cao trong những tháng đầu 2024. Chỉ tính riêng trong tháng 4/2024, XK cá ngừ đóng hộp sang thị trường này tăng 127%, đạt hơn 10 triệu USD.