Giá dầu trong năm 2022 đã tăng bao nhiêu?
Giá năng lượng là chủ đề được chú ý nhiều nhất trong năm 2022, nhất là do giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu tăng mạnh mẽ, kéo giá điện bán buôn trong khu vực tăng theo. Nhưng giá một thùng dầu Brent đã thực sự tăng bao nhiêu trong năm 2022?

Tăng bình quân 42,6%
Vào thời điểm chốt phiên châu Âu, giá trung bình của một thùng dầu Brent trong năm 2022 là 100,76 USD. Con số này cao hơn 42,6% so với năm 2021 (70,68 USD/thùng) và gần 2,5 lần mức giá của năm 2020 - một năm khủng hoảng vì dịch COVID-19 (41,75 USD/thùng). Nhìn chung, giá trung bình hàng năm của dầu Brent đã không vượt qua mốc 100 USD/thùng kể từ năm 2013 (108,63 USD/thùng).
Vào tháng 12/2022, giá trung bình hàng tháng của dầu Brent đã chốt ở mức 80,9 USD/thùng. Vào tháng 1/2022, giá dầu trung bình đạt 86,5 USD/thùng.
Tháng 6/2022: Giá dầu Brent đạt đỉnh
Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), trong nửa đầu năm 2022, giá dầu (cả Brent lẫn WTI) đã tăng đáng kể, nhất là vào giai đoạn ngay sau khi chiến tranh Nga - Ukraine nổ ra. Nhà phân tích Jimmy Troderman của EIA cho biết: “Vào ngày 8/3/2022, sự kết hợp giữa sự kiện chiến tranh Nga - Ukraine và trữ lượng tồn kho dầu thô toàn cầu đạt mức thấp đã đẩy giá dầu thô lên mức cao nhất, tính từ năm 2014. Giá cũng đã được điều chỉnh theo lạm phát”.
Vào tháng 10/2022, ông Jacques Percebois - giáo sư danh dự tại Đại học Montpellier (Pháp) lưu ý: “Tình trạng thiếu đầu tư vào hoạt động thăm dò – khai thác trên toàn thế giới đã làm nổi bật hiện trạng thắt chặt nguồn cung. Thêm vào đó, quyết định của 23 quốc gia thành viên OPEC+ (dẫn đầu là Ả Rập Xê-út và Nga) cũng có ảnh hưởng lên giá cả”.
Vào tháng 6/2022, giá dầu Brent đạt đỉnh cao nhất trong năm, với con số 122,7 USD/thùng - mức cao nhất từng được ghi nhận từ tháng 3/2012 (125,45 USD/thùng).
Bóng ma suy thoái kinh tế và vấn đề kho dự trữ chiến lược trong nửa cuối năm
Ngược lại, trong nửa cuối năm 2022, giá dầu đã suy giảm. Ông Guy Maisonnier – nhà kỹ sư kinh tế của Viện nghiên cứu năng lượng IFP New Energies lý giải: “Do hoạt động xuất khẩu của Nga đã ổn định trở lại (hạn ngạch xuất khẩu sang phương Tây giảm, nhưng sang Trung Quốc và Ấn Độ thì tăng)”.
Theo EIA, nhiều thị trường cũng đã thấy được tình trạng sụt giảm nhu cầu, xuất phát từ nỗi lo ngại về suy thoái kinh tế và chính sách phòng, chống dịch COVID-19 gắt gao của Trung Quốc. Do đó, vào ngày 8/12, giá dầu Brent đã chạm mức thấp nhất trong năm: 75 USD/thùng.
Mỹ cũng đã mở kho dự trữ dầu chiến lược quốc gia rất nhiều lần, nhằm đảm bảo nguồn cung và giảm giá xăng dầu. Theo dữ liệu của EIA, tính đến giữa tháng 10/2022, trữ lượng dầu còn lại từ những kho dự trữ dầu chiến lược chỉ còn 405 triệu thùng dầu thô. Đây là “mức thấp nhất” từng được ghi nhận trong nước từ tháng 6/1984.
Đáng chú ý, trong năm 2022, khoảng cách chênh lệch giá giữa giá dầu Brent và giá dầu WTI đã tăng (cách nhau 5 USD/thùng trên sàn giao dịch châu Âu, so với 3 USD/thùng trong năm 2021). Nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệnh: Các nước châu Âu đi tìm kiếm những nguồn cung dầu thay thế cho Nga; đồng USD trở nên mạnh hơn, khiến giá dầu thô nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn.

Trung Quốc: Không có bên nào thắng trong thương chiến
10/04/2025, 15:22
Cảnh báo nóng lên toàn cầu: Trái Đất đang phát sốt?
09/04/2025, 11:58
Mỹ áp thuế 104%, Trung Quốc tuyên bố 'chiến đấu đến cùng'
09/04/2025, 11:56
Chứng khoán châu Á lao dốc
07/04/2025, 17:06
Các nước phản ứng với thuế quan mới của Mỹ ra sao?
03/04/2025, 15:55
Trung Quốc phát hiện 2 mỏ vàng tổng trữ lượng 2.000 tấn
02/04/2025, 10:55
Nguyên nhân nào gây ra động đất ở Myanmar và Thái Lan?
31/03/2025, 11:58
Hầm tận thế - Tương lai xanh của nhân loại
28/03/2025, 11:27
Năm 2024 ghi nhận nhiệt độ toàn cầu cao nhất lịch sử
23/03/2025, 13:30Ý nghĩa của thỏa thuận ngừng bắn đối với Ukraine và Nga
Việc tạm ngừng các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng giữa Ukraine và Nga sẽ tác động đến chiến lược quan trọng của cả hai bên trong nỗ lực làm suy yếu đối phương. Đây cũng sẽ là một bước đi đáng kể hướng tới giảm leo thang xung đột.
Mỹ lên kế hoạch chế biến khoáng sản ngay tại căn cứ quân sự Lầu Năm Góc
Theo nguồn tin, Tổng thống Trump không có kế hoạch dự trữ khoáng sản quan trọng, không yêu cầu chỉ sử dụng khoáng sản Mỹ mà nhằm mục đích mở rộng quy định cấp phép đạo luật FAST-41 cho các mỏ.
Ukraine đạt thỏa thuận khoáng sản với Hoa Kỳ
Ukraine đã đạt được thỏa thuận về khoáng sản với Hoa Kỳ. Văn phòng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong một thông cáo đưa ra sau đó cũng xác nhận thông tin trên.
Điểm nổi bật của thị trường dầu mỏ toàn cầu của OPEC
Báo cáo Thị trường Dầu hàng tháng của OPEC là ấn phẩm hàng tháng của Ban Thư ký OPEC, tập trung vào các diễn biến ngắn hạn trên thị trường dầu toàn cầu liên quan đến nền kinh tế toàn cầu, giá dầu, tiêu thụ dầu, sản xuất dầu, thương mại, sản phẩm dầu và thị trường tàu chở dầu. Dưới đây là những điểm nổi bật trong báo cáo tháng 2:
Cung điện gió gần 1.000 cửa sổ
Hawa Mahal còn gọi là cung điện gió nằm ở thành phố Jaipur (bang Rajasthan, Ấn Độ) với kiến trúc kim tự tháp độc đáo cùng gần 1.000 cửa sổ, có thể tự làm mát như điều hòa.
Mỹ ký sắc lệnh áp thuế đối ứng với các quốc gia khác, lợi hay hại nhiều hơn?
Việc áp thuế đối ứng trước mắt có thể giúp giảm thâm hụt thương mại, đồng thời gia tăng nguồn thu cho chính phủ Mỹ nhưng kèm theo đó là những rủi ro cho nền kinh tế Mỹ cũng như mối quan hệ với các nước khác.
Trung Quốc chạm kỷ lục xây mới điện than, nhằm đạt đỉnh phát thải rồi mới trung hòa carbon
Nỗ lực gia tăng sản lượng điện than của Trung Quốc trong 2 năm gần có thể gây cản trở việc kết nối năng lượng sạch với hệ thống lưới điện nước này.
Hoa Kỳ: Số ca nhiễm cúm ở mức cao nhất trong hơn 15 năm
Ngày 7/2, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho biết tỷ lệ cúm của nước này đang ở mức cao nhất hoặc gần mức cao nhất trong ít nhất 15 năm qua và vẫn đang gia tăng.
Thái Lan kêu gọi thắp hương và đốt vàng mã online để giảm thiểu ô nhiễm không khí
Trong bối cảnh môi trường ngày càng bị hủy hoại như hiện nay thì phong tục truyền thống thắp hương và đốt vàng mã lại càng khiến không khí bị ô nhiễm trầm trọng.