Giảm 10% thuế nhập khẩu xăng: Không giúp thị trường trong nước "hạ nhiệt"
Theo ông Trịnh Quang Khanh – Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam (VINPA), việc giảm thuế suất thuế nhập khẩu đối với mặt hàng xăng động cơ, không pha chì từ 20% xuống 10% “sẽ không có tác động đến việc giảm giá xăng dầu trong nước".
Giảm một nửa thuế nhập khẩu xăng dầu
Tại Nghị định 51/2022/NĐ-CP ban hành ngày 8/8, Chính phủ quyết định giảm 10% thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) mặt hàng xăng. Cụ thể, giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với mặt hàng xăng động cơ, không pha chì từ 20% xuống 10%.
Bình luận về tác động của chính sách mới này với thị trường xăng dầu, ông Trịnh Quang Khanh, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam chia sẻ với Báo Giao thông, việc giảm thuế MFN không giúp giảm giá xăng dầu trong nước.
Bởi lẽ, hiện nay, các thị trường nhập khẩu xăng dầu thành phẩm chủ yếu của Việt Nam là Đông Nam Á (Singapore, Malaysia, Thái Lan...), Hàn Quốc, Trung Quốc.

Việc giảm thuế nhập khẩu xăng dầu từ 20% xuống 10% chỉ có tác dụng giúp đa dạng hóa nguồn cung nhập khẩu chứ chưa giúp giá xăng dầu trong nước giảm xuống. (Ảnh minh họa)
Đây là những thị trường Việt Nam có thể tận dụng ưu đãi thuế nhập khẩu từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) và Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) đã ký, với ngưỡng thuế suất nhập khẩu xăng là 8%.
“Mức này còn thấp hơn cả mức thuế suất thuế nhập khẩu MFN sau khi giảm, do đó, việc giảm thuế MFN không có tác dụng giảm giá xăng dầu trong nước”, ông Khanh nói.
Thực tế, năm 2021, tổng kim ngạch nhập khẩu có thuế mặt hàng xăng dầu của nước ta là 475,26 triệu USD. Trong đó nhập khẩu từ các nước có ký kết Hiệp định FTA với nước ta là 474,1 triệu USD (chiếm 99,7%) và trong 5 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch nhập khẩu có thuế mặt hàng xăng là 826,53 triệu USD, cơ bản cũng được nhập khẩu từ các nước có ký kết hiệp định FTA với nước ta.
Như vậy, có thể thấy với tỷ trọng xăng nhập khẩu theo thuế suất thuế nhập khẩu MFN hiện nay là thấp.
Tuy nhiên, ông Khanh cho rằng, việc giảm thuế MFN về 10% cũng là cơ hội mở ra cho doanh nghiệp tiếp cận các thị trường khác, trong bối cảnh vẫn lo ngại về nguồn cung.
Xăng dầu vẫn khó để giảm
Cho ý kiến về việc Chính phủ ban hành Nghị định 51, PGS. TS Phạm Thế Anh, Trưởng bộ môn Kinh tế vĩ mô của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nhận xét: Việc điều chỉnh mức thuế nhập khẩu đối với mặt hàng xăng động cơ, không pha chì giảm từ 20% xuống 10% về cơ bản chỉ có ý nghĩa mở rộng thêm thị trường nhập khẩu, giúp các doanh nghiệp trong nước có cơ hội đa dạng hóa nguồn cung xăng dầu so với trước.
Về vấn đề giảm thuế nhập khẩu có làm giảm giá xăng dầu bán lẻ trong nước hay không, PGS. TS Phạm Thế Anh cho biết: “Tác động của chính sách này lên giá bán lẻ xăng dầu trong nước là rất ít, do đó đây khó có thể xem là nhân tố giúp giảm giá xăng dầu trong thời gian tới. Việc giảm thuế nhập khẩu này cũng sẽ không mang nhiều ý nghĩa đối với việc giảm giá xăng dầu bán lẻ trong nước khi mà giá xăng dầu nhập khẩu từ các thị trường về cơ bản là như nhau".
Cũng cho ý kiến về vấn đề này, ông Trịnh Quang Khanh – Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam (VINPA) nói rằng – việc giảm thuế suất thuế nhập khẩu đối với mặt hàng xăng động cơ, không pha chì từ 20% xuống 10% “sẽ không có tác động đến việc giảm giá xăng dầu trong nước”.
Theo phân tích của ông Khanh, hiện Việt Nam đang nhập khẩu xăng dầu chủ yếu từ thị trường Đông Nam Á như Singapore, Malaysia, Thái Lan hay các nước khu vực như Hàn Quốc, Trung Quốc. Đây chính là những thị trường Việt Nam có thể tận dụng ưu đãi thuế nhập khẩu từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) và Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) đã ký, với ngưỡng thuế suất nhập khẩu xăng là 8%.
“Do đó, việc giảm thuế nhập khẩu của các nước với mức 20% xuống 10% trong khi doanh nghiệp trong nước vẫn đang nhập khẩu từ các thị trường có mức thuế 8% thì sẽ không có ý nghĩa cho việc giảm giá xăng trong nước. Và cũng sẽ chẳng có một thương nhân đầu mối nào đang mua với ưu đãi 8% lại chuyển sang mua với mức 10% cả”, ông Khanh bày tỏ.
Thực tế, năm 2021, tổng kim ngạch nhập khẩu có thuế mặt hàng xăng dầu của nước ta là 475,26 triệu USD. Trong đó nhập khẩu từ các nước có ký kết Hiệp định FTA với nước ta là 474,1 triệu USD (chiếm 99,7%) và trong 5 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch nhập khẩu có thuế mặt hàng xăng là 826,53 triệu USD, cơ bản cũng được nhập khẩu từ các nước có ký kết hiệp định FTA với nước ta. Điều này để thấy, tỉ trọng xăng nhập khẩu theo thuế suất thuế nhập khẩu MFN hiện nay là thấp.
Tuy nhiên, đánh giá ở một khía cạnh khác, ông Khanh nói rằng, việc giảm thuế không khuyến khích cho doanh nghiệp mở rộng nhập khẩu từ thị trường MFN để hưởng ưu đãi giảm thuế, nhưng sẽ là cơ hội mở ra thêm cho doanh nghiệp đầu mối tiếp cận các thị trường mới, đa dạng hóa được nguồn cung xăng dầu trong nước.
Khi Chính phủ ban hành Nghị định 51, cũng có ý kiến cho rằng, cách làm tốt hơn là giảm thuế từ mức 20% về mức 8% nhưng có thời hạn, ví dụ là đến hết năm 2022. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp nhập khẩu có cơ hội mua xăng từ đa dạng nguồn hàng hơn. Từ đó vừa giúp bảo đảm an ninh năng lượng trong bối cảnh thế giới khó lường, vừa giúp tăng sức mạnh của doanh nghiệp Việt Nam trên bàn đàm phán và có thể giúp giảm giá.
Trước ý kiến này, ông Khanh cũng cho biết, thời điểm Bộ Tài chính lấy ý kiến về Nghị định 51, Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam cũng đã có đóng góp phương án về giảm thuế nhập khẩu, trong đó Hiệp hội cũng cho rằng nên giảm thuế từ mức 20% về 8% thì mới có ý nghĩa.
Việc giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu chỉ kéo dài đến hết năm 2022. Trong khi đó, giá xăng dầu luôn biến động bất thường và ảnh hưởng lớn tới đời sống người dân, sản xuất của doanh nghiệp, do đó, ông Khanh nhấn mạnh việc tiếp tục nghiên cứu, tính toán để giảm thêm các sắc thuế khác với xăng dầu trong nước như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế VAT là rất cần thiết.
Từ đầu năm đến nay, giá xăng, dầu trong nước đã có 20 lần điều chỉnh, trong đó có 13 lần tăng và 7 lần giảm. Sau kỳ điều hành gần đây nhất (ngày 1/8), giá bán lẻ xăng E5 RON 92 ở ngưỡng 24.620 đồng/lít; Xăng RON 95 25.600 đồng/lít; Dầu diesel 0.05S 23.900 đồng/lít; Dầu hỏa 24.530 đồng/lít; Dầu mazut 180CST 3.5S là 16.540 đồng/kg.
Theo Bộ Tài chính, tỷ trọng thuế trong giá cơ sở xăng dầu ở nhiều nước hiện nay chủ yếu trong khoảng 40-55% đối với xăng và 35-50% đối với dầu (ngoại trừ một số quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn thì có tỉ trọng thấp hơn).
Trong khi đó, ở nước ta, với mức thuế bảo vệ môi trường đang được giảm về mức sàn theo nghị quyết đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua thì tỷ trọng thuế trong giá cơ sở giá xăng dầu vào khoảng 19,39% đối với xăng E5 RON 92 là 21,95% đối với xăng RON 95 và khoảng 11,05% đối với dầu diesel.
TIN LIÊN QUAN

Nhiều điểm mới trong quy định kinh doanh xăng dầu
17/03/2025, 10:40
Thấy gì từ khung pháp lý cho tiền điện tử của các nước
17/03/2025, 10:39
Chuẩn bị các điều kiện phục vụ xuất khẩu 500 tấn vải u hồng sang châu Âu
16/03/2025, 17:49
Giá vàng liên tục lập đỉnh: Tăng gần 3 triệu đồng trong 3 ngày
14/03/2025, 14:18
Doanh nghiệp phải đóng góp tài chính hỗ trợ tái chế trước 20/4
14/03/2025, 14:16
Xây quảng trường, công viên hồ Gươm: Tái định cư các hộ dân ở Đông Anh
12/03/2025, 14:37Mỹ miễn trừ thuế ô tô với Canada và Mexico, giữ nguyên thuế mặt hàng năng lượng
Trước nguy cơ xảy ra bất ổn nền kinh tế, Mỹ đã ra quyết định hoãn áp thuế đối với Canada và Mexico ở một số mặt hàng.
Đề xuất giãn thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt để tránh tác động đến thị trường và doanh nghiệp
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Hiệp hội Tư vấn Thuế Việt Nam (VTCA) đã đề xuất giãn thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt để giảm thiểu tác động tiêu cực lên thị trường và doanh nghiệp.
Xuất, nhập khẩu 2 tháng đầu năm đạt hơn 127 tỷ USD
Trong 2 tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 127,07 tỷ USD, tăng 12,0% so với cùng kỳ năm trước.
Đề xuất 10 giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) đã đề xuất 10 giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội.
Vietjet công bố đường bay đầu tiên giữa Việt Nam và New Zealand
Hãng hàng không Vietjet vừa công bố đường bay đầu tiên giữa Việt Nam và New Zealand, kết nối Thành phố Hồ Chí Minh với Auckland - trung tâm kinh tế, du lịch và văn hóa của xứ sở kiwi.
Các ngân hàng bắt đầu cuộc đua giảm lãi suất
Các ngân hàng hôm nay (3/3) đã bắt đầu giảm lãi suất huy động sau những chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.
Ba yếu tố chính giúp Việt Nam an toàn trước chính sách thuế quan của Mỹ
Kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thực hiện một loạt các chính sách thuế quan, điều này đã tạo ra nhiều thách thức cho các quốc gia có quan hệ thương mại với Mỹ, trong đó có Việt Nam.
Bắc Ninh: Đường giao thông sạt lở và dấu hỏi chất lượng công trình tại Dự án Kênh Tào Khê gần 200 tỷ đồng
Tại khu vực bờ kè sông Chì (Mộ Đạo, Quế Võ, Bắc Ninh) thuộc Dự án cảo tạo, nâng cấp Kênh Tào Khê (mức đầu tư gần 200 tỷ đồng) xuất hiện nhiều mảng bê tông vỡ nứt, sạt lở. Đặc biệt con đường giao thông cạnh công trình cũng bị sạt lở, tình trạng kéo dài gần 1 năm nhưng chưa được khắc phục.
Xây dựng phát triển KCN tại Bình Thuận: Nguy cơ lãng phí nguồn lực đất đai!
Tính đến đầu năm 2025, toàn tỉnh Bình Thuận có 7/9 khu công nghiệp (KCN) đi vào hoạt động với tổng diện tích đất thương phẩm đạt gần 960 ha nhưng mới chỉ lấp đầy khoảng 27,73%. Khu công nghiệp Hàm Kiệm II (xã Hàm Kiệm, huyện HàmThuận Nam, tỉnh Bình Thuận) vài năm gần đây dường như “dậm chân tại chỗ” do vướng mắc trong quá trình giải quyết tranh chấp cổ phần, mà đã đến lúc cần sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng địa phương.