Hà Nội quyết xử lý 50 dự án chậm tiến độ tại quận Cầu Giấy
Trên địa bàn quận Cầu Giấy có 50 dự án vốn ngoài ngân sách chậm tiến độ thực hiện theo Kế hoạch số 160/KH-UBND ngày 08/6/2022 của UBND Thành phố.
Ngày 10/7, Văn phòng UBND Thành phố ban hành Thông báo số 320/TB-VP kết luận của Chủ tịch UBND Thành phố tại cuộc họp về kết quả kiểm tra, rà soát việc thực hiện các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn quận Cầu Giấy (theo Nghị quyết số 04/NQ-HĐND ngày 08/4/2022 của HĐND Thành phố và Kế hoạch số 160/KH-UBND ngày 08/6/2022 của UBND thành phố Hà Nội).
Hiện nay, trên địa bàn quận Cầu Giấy có 50 dự án vốn ngoài ngân sách chậm tiến độ thực hiện theo Kế hoạch số 160/KH-UBND ngày 08/6/2022 của UBND Thành phố. Trong đó có 29 dự án thuộc danh mục 404 dự án và 21 dự án thuộc Danh mục 173 dự án các quận, huyện đề xuất.
Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu quá trình rà soát các dự án, trường hợp phát hiện nội dung chưa phù hợp hoặc tiềm ẩn nguy cơ vi phạm khi thực hiện theo quy trình, thủ tục quy định hiện hành, cần kiên quyết sửa chữa, khắc phục ngay, trên quan điểm không e ngại, né tránh việc xử lý sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của người đang đề xuất hoặc đang sử sụng đất dẫn đến phát sinh khiếu kiện dân sự.
Trường hợp các dự án không có khả năng triển khai tiếp hoặc không có khả năng điều chỉnh, khắc phục để triển khai tiếp, do việc triển khai quá chậm, không còn phù hợp với các quy định hiện hành về quy hoạch, đấu thầu, đầu tư, đất đai, sẽ kiên quyết bãi bỏ, thu hồi, dừng thực hiện, chấm dứt; Xây dựng phương án đấu thầu, đấu giá để lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án theo quy định hiện hành.
Đồng thời, việc điều chỉnh, khắc phục tạo điều kiện cho các nhà đầu tư thực hiện dự án phải đảm bảo nguyên tắc không làm tăng mật độ dân số, dân cư cơ học tại khu vực, không hình thành nhà ở tại khu vực nhạy cảm; ưu tiên điều chỉnh tăng chức năng cây xanh, các công trình công cộng đầu tư bằng vốn ngân sách.
Với các trường hợp chây ỳ, không thực hiện đúng nghĩa vụ tài chính, giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Cục Thuế thành phố Hà Nội chủ động rà soát, làm rõ căn cứ, điều kiện, thủ tục.
Để thực hiện nghiêm, hiệu quả các nội dung chỉ đạo của Thành ủy, HĐND thành phố, UBND thành phố yêu cầu: Đối với 11 dự án đã khắc phục, xây dựng công trình đưa đất vào sử dụng, thuộc trường hợp tiếp tục theo dõi, giám sát. Các Sở, ngành, đơn vị liên quan, theo chức năng nhiệm vụ của đơn vị có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, hướng dẫn chu đầu tự dự án khẩn trương hoàn thành đầu tư xây dựng dự án để đưa vào khai thác, sử dụng.
Đối với dự án tại ô đất A3/NO*, A4/NO, A5/NO Khu đô thị Nam Trung Yên, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, yêu cầu Trung tâm phát triển quỹ đất Hà Nội (thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường) khẩn trương hoàn thiện các thủ tục theo quy định để tổ chức đấu giá trong quý IV/2023. Trường hợp không đảm bảo tiến độ, Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu cho UBND Thành phố giao UBND quận Cầu Giấy tổ chức đấu giá theo phân cấp, ủy quyền.
Đối với 11 dự án UBND Thành phố đã có Quyết định gia hạn sử dụng đất 24 tháng, trong thời gian gia hạn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 thuộc trường hợp bất khả kháng: Sở Tài nguyên và Môi trường khẩn trương tham mưu, dự thảo Văn bản của UBND Thành phố chỉ đạo thống nhất chung, làm cơ sở để giải quyết trường hợp cụ thể.
Với 4 dự án đã có Quyết định gia hạn sử dụng đất 24 tháng, đang trong thời gian gia hạn, thuộc trường hợp tiếp tục theo dõi, giám sát... UBND thành phố giao các sở, ngành, quận, huyện, thị xã kiểm tra, giám sát, hướng dẫn chủ đầu tư dự án khẩn trương hoàn thành đầu tư xây dựng dự án để đưa vào khai thác, sử dụng.
13 dự án kiến nghị gia hạn sử dụng đất 24 tháng: căn cứ các quy định, kết quả kiểm tra việc sử dụng đất tại dự án nêu trên, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thông báo cho chủ đầu tư dự án về kết quả kiểm tra và hướng dẫn hoàn thiện thủ tục để được gia hạn; báo cáo UBND thành phố theo quy định trước ngày 10/8/2023.
Đối với 4 dự án đang thực hiện sắp xếp lại, xử lý tài sản công: Dự án Xây dựng trụ sở văn phòng các đơn vị thành viên tại ô đất B2, Khu đô thị mới Yên Hòa, phường Yên Hòa, do Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị (UDIC) làm chủ đầu tư: Giao Sở Tài chính chủ trì kiểm tra, rà soát, thông tin báo cáo UBND thành phố trước ngày 15/7/2023.
3 dự án còn lại (Dự án Xây dựng Tòa nhà hỗn hợp văn phòng, dịch vụ và nhà ở để bán Skyline tại số 5 Lạc Long Quân, phường Nghĩa Đô; Dự án Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, văn phòng và nhà công vụ tại ô đất A/D18, Khu đô thị mới Cầu Giấy, phường Dịch Vọng; Dự án Tháp tài chính quốc tế tại số 220 Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa), UBND Thành phố giao Sở Tài chính phối hợp, liên hệ với các cơ quan chuyên môn của Bộ Tài chính về phương án sắp xếp, xử lý tài sản công của các đơn vị, thông tin gửi Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 15/7/2023.
Đối với 4 dự án vướng mắc về chủ trương đầu tư: Dự án tại ô đất C3/CC2, B9/CC1, B9/CC3 Khu đô thị Nam Trung Yên, UBND thành phố giao Thanh tra Thành phố rà soát, dự thảo Văn bản của UBND thành phố báo cáo Thanh tra Chính phủ theo hướng thực hiện theo các quyết định được UBND thành phố chấp thuận năm 2011, nghiên cứu phương án điều chỉnh, bãi bỏ hoặc thu hồi các quyết định điều chỉnh về quy hoạch, đầu tư năm 2015; báo cáo UBND thành phố trước ngày 15/7/2023.
Trong đó, đáng chú ý, UBND thành phố đã chỉ đạo dừng thực hiện các nội dung đã được chấp thuận trước đây đối với 18 dự án quy hoạch trụ sở các Tổng Công ty tại Khu đô thị mới Cầu Giấy.
18 dự án gồm có 6 dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư sau ngày 01/7/2014, đã quá tiến độ thực hiện dự án tại quyết định chủ trương đầu tư, chưa được giao đất, cho thuê đất và 12 dự án đã nộp hồ sơ thực hiện thủ tục đầu tư, chưa được quyết định chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư.
UBND thành phố cho biết, theo quy định của pháp luật về đấu thầu, đầu tư, đất đai hiện nay, các dự án sử dụng đất này thuộc trường hợp Nhà nước giao đất, cho thuê đất thông qua đấu thầu, hoặc đấu giá quyền sử dụng đất, do đó, việc chỉ định nhà đầu tư, giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu thầu, đấu giá là không phù hợp quy định hiện hành.
Dó đó, UBND thành phố chủ trương dừng thực hiện các nội dung đã chấp thuận trước đây về đầu tư dự án tại các ô đất nêu trên để thực hiện việc quyết định chủ trương đầu tư, giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật đấu thầu, đầu tư, đất đai theo đúng quy định pháp luật hiện hành.
Được biết, 18 dự án trên gồm: Dự án trụ sở làm việc, thương mại dịch vụ và văn phòng cho thuê, do Công ty cổ phần Viễn thông Hà Nội làm chủ đầu tư tại ô đất 01-E9; dự án tòa nhà văn phòng và dịch vụ thường mại, do Tổng Công ty xây dựng Trường Sơn - Bộ Quốc phòng làm chủ đầu tư tại ô đất 17-E4; dự án trụ sở văn phòng, do Tổng Công ty cổ phần Thương mại xây dựng Vietracimex làm chủ đầu tư tại ô đất 19-E4; dự án Tòa nhà hỗn hợp văn phòng và căn hộ Diamond Towe do Công ty TNHH SBIC-CFHH làm chủ đầu tư tại ô đất 06-E7; Dự án tòa nhà hỗn hợp Thăng Long Royal Plaza, do Công ty cổ phần Tòa nhà công nghệ thông tin - Truyền thông Hà Nội làm chủ đầu tư tại ô đất 03-E9; dự án trụ sở văn phòng làm việc của các đơn vị thuộc EVN, do Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư tại ô đất 13-E5.
Dự án Tổ hợp Trung tâm thương mại, văn phòng, khách sạn, do Tổng Công ty cổ phần xây dựng Thăng Long đề xuất đầu tư tại ô đất 04-E7; dự án Tòa nhà hỗn hợp Vietronics Hà Thành, do Tổng Công ty Điện tử và tin học VN đề xuất đầu tư tại ô đất 14-E5; dự án tòa nhà hỗn hợp Nữ thần trí tuệ, do Công ty cổ phàn đầu tư hàng không Việt Nam đề xuất đầu tư tại ô đất 08-E7; dự án tòa tháp thương mại điện tử và văn phòng Hanel, do Công ty cổ phần Hanel đề xuất đầu tư tại ô đất 02-E9; Dự án Khu công nghệ cao, trung tâm điều hành và văn phòng Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam, do Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam đề xuất đầu tư tại ô đất 16-E5; dự án Tòa tháp thương mại và văn phòng LICOGI, do Tổng Công ty xây dựng và phát triển hạ tầng (Licogi) đề xuất đầu tư tại ô đất 07-E7; dự án Tòa nhà văn phòng và dịch vụ thương mại do Công ty cổ phần Bưu chính viễn thông Sài Gòn đề xuất đầu tư tại ô đất 05-E7; dự án cơ quan, văn phòng thương mại và khách sạn do Tổng Công ty máy và thiết bị công nghiệp đề xuất đầu tư tại ô đất 18-E4; Dự án Trụ sở Tổng Công ty cơ khí xây dựng, do Tổng Công ty cơ khí xây dựng Coma đề xuất đầu tư tại ô đất 11-E6; dự án Trụ sở làm việc của Công ty cổ phần sữa Việt Nam, do Công ty cổ phần sữa Việt Nam đề xuất đầu tư tại ô đất15-E5; dự án do Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam đề xuất đầu tư tại ô đất 20-E4; dự án do Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp – Kinh doanh tổng hợp Hợp Nhất đề xuất đầu tư tại ô đất 24-E3.
Đối với các dự án Công an Thành phố Hà Nội đã báo cáo tại Văn bản số 400/BC-CAHN-ANKT ngày 13/6/2023. Trong đó khuyến nghị, chỉ đạo liên quan về: thẩm định kỹ về vốn chủ sở hữu, nguồn vốn đầu tư dự án đối với nhóm doanh nghiệp chưa xác định được năng lực do mới thành lập; công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của Luật doanh nghiệp đối với những nhà đầu tư không hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh; kiểm tra, xử lý các doanh nghiệp chậm nộp bảo hiểm xã hội cho người lao động, nộp tiền thuê đất.
Giao các sở, ngành, đơn vị liên quan thực hiện theo chỉ đạo của UBND thành phố tại Văn bản số 6966/VP-TNMT ngày 26/6/2023 của Văn phòng UBND thành phố. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường và Tổ công tác theo Quyết định số 837/QĐ-UBND ngày 09/02/2023 của UBND thành phố theo dõi, đôn đốc, báo cáo UBND thành phố kết quả thực hiện các nội dung kết luận trên.
Hà Nội tăng cường rà soát các sàn giao dịch bất động sản
16/12/2024, 14:00Trên 56% doanh nghiệp Nhật sẽ mở rộng kinh doanh tại Việt Nam
16/12/2024, 10:55T&T Group trở thành cổ đông chiến lược của Vietravel Airlines
13/12/2024, 15:01Một số điểm sáng kinh tế - xã hội tháng 11 và 11 tháng năm 2024
12/12/2024, 14:24Trí tuệ nhân tạo xanh: Giải pháp công nghệ bền vững của tương lai
12/12/2024, 11:42Dự báo thời tiết 12/12: Mưa và rét buốt, miền Bắc 'trở mình' chóng mặt
12/12/2024, 11:42Thực hành ESG tại doanh nghiệp đi đầu về phát triển bền vững - Vinamilk
Là một điển hình về phát triển bền vững (PTBV) với các thực hành tốt ở cả 3 tiêu chí Môi trường – xã hội – quản trị (E-S-G), Vinamilk tiếp tục là cái tên được đánh giá cao trong Top 10 doanh nghiệp phát triển bền vững Việt Nam 2024 năm thứ 9.
Ngân hàng đồng loạt đưa ra nhiều gói tín dụng xanh hấp dẫn về lãi suất
Tài chính xanh là một cấu phần quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng xanh và cũng là lĩnh vực tiềm năng mà các nhà băng ngày càng quan tâm.
Vietjet tiếp tục nhận tàu bay mới những tháng cuối năm 2024, mở rộng đội tàu bay hiện đại
Tàu bay thế hệ mới A321neo ACF (Airbus Cabin Flex) mới nhất của Vietjet đã hạ cánh tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, TP.HCM sau hành trình từ nhà máy Airbus tại Hamburg, Đức.
19 tập đoàn, tổng công ty sẽ được giao cho bộ, ngành quản lý
19 tập đoàn, tổng công ty sẽ được chuyển về các bộ, ngành quản lý sau khi Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp kết thúc hoạt động.
Kinh tế năm 2024 có thể tăng trưởng cao hơn mức 7%
Theo Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương, tăng trưởng kinh tế năm nay có thể đạt được mục tiêu kỳ vọng 7%, và có thể đạt cao hơn.
Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam tham dự Diễn đàn Kỹ sư Lan Thương-Mê Kông 2024
Nhận lời mời từ Chủ tịch Hiệp hội Kỹ sư Trung Quốc, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam - TS. Đặng Việt Dũng đã dẫn đầu đoàn công tác gồm bốn thành viên tham gia Diễn đàn Kỹ sư Lan Thương-Mê Kông 2024 từ ngày 4 đến ngày 7 tháng 12 năm 2024 tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam Trung Quốc.
Tập đoàn BRG lần thứ tư liên tiếp được vinh danh Doanh nghiệp Bền vững Việt Nam
Tập đoàn BRG vừa có lần thứ tư liên tiếp được vinh danh tại giải thưởng “Doanh nghiệp Bền vững Việt Nam” trong Lễ công bố các doanh nghiệp bền vững 2024 do Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức, ghi nhận những nỗ lực và đóng góp tích cực của Tập đoàn BRG đối với sự phát triển bền vững của nền kinh tế - môi trường - xã hội trong những năm vừa qua.
Sàn Temu dừng hoạt động tại Việt Nam, quyền lợi người dùng có được bảo đảm?
Đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số khuyến cáo người dùng không nên hoang mang nếu đã đặt hàng ở Temu trước đó, bởi nếu quá thời hạn mà chưa giao hàng, sàn Temu phải có nghĩa vụ chuyển trả lại tiền cho người mua.
Nghệ An: Ghi nhận 1.948 doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2024
Tính đến ngày 20/11/2024, toàn tỉnh Nghệ An đã ghi nhận 1.948 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 3,89% so với cùng kỳ năm trước.Nghệ An hiện có hơn 39.000 doanh nghiệp đăng ký, trong đó trên 16.000 doanh nghiệp đang hoạt động. Tính đến ngày 20/11/2024, toàn tỉnh đã ghi nhận 1.948 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 3,89% so với cùng kỳ năm trước, với tổng vốn đăng ký đạt 20.483 tỷ đồng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của khó khăn kinh tế, số lượng doanh nghiệp giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động trong năm 2024 đã tăng đáng kể. Cụ thể, có 302 doanh nghiệp tự nguyện giải thể (tăng 35,29%), 1.483 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động (tăng 8,6%) và 715 doanh nghiệp hoạt động trở lại, giảm 19,4% so với năm trước. Một góc của TP.Vinh. Ảnh: Bna Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh không đạt kế hoạch đề ra hoặc chỉ tăng trưởng thấp. Các ngành như: Sản xuất bia đạt 78,38% kế hoạch (tăng 2,56%), thức ăn gia súc 78,26% kế hoạch (tăng 5,57%), quần áo may sẵn 79,17% kế hoạch (tăng 0,6%). Trong khi