Hà Nội triển khai tiêm vắc xin bại liệt IPV mũi 2 cho trẻ dưới 1 tuổi trong chương trình tiêm chủng mở rộng
Sở Y tế vừa ban hành Kế hoạch số 4673/KH-SYT về việc triển khai tiêm vắc xin bại liệt IPV mũi 2 cho trẻ dưới 1 tuổi trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.

Ảnh minh họa
Với mục tiêu tăng cường bảo vệ đối với bại liệt tuýp 2 cho trẻ dưới 1 tuổi trên địa bàn thành phố, bảo vệ thành quả thanh toán bệnh bại liệt trên toàn quốc.
Hà Nội đặt mục tiêu 90% trẻ từ 9 tháng đến dưới 1 tuổi trên địa bàn đã tiêm mũi 1 vắc xin IPV sẽ được tiêm mũi 2 vắc xin IPV trong chương trình tiêm chủng mở rộng.
Sở Y tế cũng lưu ý, trường hợp trẻ đã tiêm ít nhất 2 mũi vắc xin có thành phần bại liệt IPV trong tiêm chủng dịch vụ sẽ không tiêm mũi 2 trong Tiêm chủng mở rộng.
Đối tượng trong tháng đầu tiên triển khai sẽ bao gồm trẻ từ 9 tháng tuổi đến dưới 1 tuổi. Vì vậy, ước tính số đối tượng trong tháng đầu tiên triển khai sẽ bằng số đối tượng tiêm chủng của tháng nhân ba.
Về thời gian tổ chức tiêm chủng từ tháng 11 năm 2022 hoặc triển khai ngay khi tiếp nhận vắc xin; Tổ chức tiêm chủng tại 100% các trạm y tế xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố, triển khai ngay khi tiếp nhận vắc xin từ Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.
Sở Y tế giao Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội thường trực, tham mưu, tổ chức thực hiện toàn bộ công tác triển khai tiêm chủng vắc xin IPV mũi 2 cho trẻ dưới 1 tuổi; xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai hoạt động chuyên môn, hướng dẫn các TTYT quận, huyện, thị xã thực hiện; hướng dẫn các Trung tâm Y tế (TTYT) quận, huyện, thị xã tổ chức hoạt động truyền thông trên địa bàn.
Ngoài ra, tập trung truyền thông cho các đối tượng các bà mẹ có con trong độ tuổi từ 9 tháng đến dưới 1 tuổi về lợi ích, đối tượng, lịch tiêm chủng, hướng dẫn các bà mẹ theo dõi và phát hiện phản ứng sau tiêm vắc xin.
CDC Hà Nội hướng dẫn chuyên môn cho các tuyến về tiếp nhận bảo quản vắc xin, tổ chức buổi tiêm chủng; giám sát và xử trí sự cố bất lợi sau tiêm chủng, biểu mẫu danh sách đối tượng cần tiêm; biểu mẫu báo cáo, theo dõi tiến độ triển khai kế hoạch sau khi phê duyệt; hướng dẫn các đơn vị rà soát dây chuyền lạnh phục vụ cho công tác bảo quản vắc xin.
CDC Hà Nội thực hiện tiếp nhận vắc xin, bơm kim tiêm, hộp an toàn từ Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, chủ động điều phối cấp phát vắc xin hợp lý cho các TTYT quận, huyện, thị xã.
Đồng thời, đảm bảo quy trình vận chuyển, tiếp nhận, cấp phát, bảo quản vắc xin theo đúng quy định của Bộ Y tế.
Bên cạnh đó, phân công cán bộ phụ trách từng quận, huyện, thị xã để theo dõi, giám sát, hỗ trợ; Tham gia các đoàn của Sở Y tế, đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra giám sát hoạt động tiêm chủng; Tổng hợp kết quả báo cáo với Sở Y tế và Dự án Tiêm chủng mở rộng Quốc gia và miền Bắc.
Các TTYT quận, huyện, thị xã căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, xây dựng kế hoạch tiêm IPV mũi 2 và triển khai đến các trạm y tế xã, phường, thị trấn để thực hiện; dự trù, tiếp nhận vật tư, vắc xin và cung cấp cho các trạm y tế; tập huấn cho 100% cán bộ y tế tuyến xã, phường, thị trấn tham gia tiêm chủng về tiêm vắc xin IPV mũi 2.
Ngoài ra, kiểm tra, giám sát hỗ trợ, hướng dẫn chuyên môn đối với các điểm tiêm chủng, đảm bảo công tác an toàn tiêm chủng. Đồng thời, tăng cường công tác truyền thông về tiêm chủng vắc xin IPV mũi 2 để người dân biết và đến tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch.
Các Phòng y tế quận, huyện, thị xã phối hợp với các TTYT quận, huyện, thị xã giám sát việc thực hiện tiêm chủng tại các điểm tiêm, phát hiện những khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp kịp thời để tiêm chủng đảm bảo an toàn và chất lượng.
TIN LIÊN QUAN
-
Tối 23/10: Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 108 ca
-
Hà Nội ban hành kế hoạch về việc triển khai tiêm vaccine bại liệt IPV mũi 2 cho trẻ dưới 1 tuổi
-
Tối 22/10: Ghi nhận 475 ca mắc COVID-19 mới, có 277 bệnh nhân khỏi bệnh
-
Tối 21/10: Ghi nhận 582 ca mắc COVID-19 mới, có 356 bệnh nhân khỏi bệnh

Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm dịp Giỗ Tổ Hùng Vương
06/04/2025, 14:36
Hành động ngay để cải thiện chất lượng không khí ở các thành phố lớn
27/03/2025, 21:37
100% bệnh viện trên toàn quốc phải triển khai bệnh án điện tử
18/03/2025, 11:03
Xử lý triệt để ô nhiễm không khí ở Hà Nội, TP.HCM và các thành phố lớn
06/03/2025, 15:22
Mưa phùn, nồm ẩm ở miền Bắc khi nào chấm dứt?
22/02/2025, 18:54
Làm gì để bảo vệ sức khỏe trong thời tiết nồm ẩm?
19/02/2025, 17:05Chuyên gia: Đây là “thời điểm vàng” để chống lại ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí không chỉ gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe con người mà còn mang đến những tác động tiêu cực đối với nhiều lĩnh vực khác như du lịch và kinh tế.
Chỉ số ô nhiễm không khí ngày 13/2 của Hà Nội ở mức rất xấu
IQAir cho hay, chỉ số ô nhiễm không khí sáng ngày 13/2 tại khu vực các quận: Tây Hồ, Cầu Giấy, Hai Bà Trưng, Long Biên, Hoàn Kiếm... của Hà Nội AQI là trên 200, màu tím- mức rất xấu, ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Chất lượng không khí Hà Nội ô nhiễm mức rất xấu
Theo IQAir, sáng 11/02 chỉ số ô nhiễm không khí tại nhiều quận, huyện của Hà Nội AQI trên 200, màu tím- mức rất xấu, ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Hôm nay (ngày 10/2) Hà Nội là thành phố ô nhiễm thứ 4 thế giới
Sáng nay, với chỉ số AQI ở mức 176, chất lượng không khí của Hà Nội ở mức màu đỏ "không lành mạnh", trạm đo ở quận Tây Hồ ghi nhận chỉ số AQI cao nhất, "không lành mạnh" ở mức 191.
Chất lượng không khí tại Hà Nội không tốt cho các nhóm nhạy cảm
Theo hệ thống quan trắc không khí IQAir, vào lúc 11h sáng 9/2, chỉ số chất lượng không khí của Hà Nội ở mức màu cam "không tốt cho các nhóm nhạy cảm".
Số ca mắc cúm gia tăng, chưa ghi nhận virus thay đổi về độc lực
Một số bệnh viện lớn phía Bắc ghi nhận gia tăng ca mắc cúm mùa, trong đó có ca nặng, phải thở ECMO. Bộ Y tế cho biết, các ca mắc cúm hiện tại không thay đổi về độc lực, chủ yếu là cúm A/H1N1, A/H3N2 và cúm B, tuy nhiên, người dân không nên chủ quan.
Hôm nay (ngày 7/2) chất lượng không khí Hà Nội ở mức 'Tốt' nhờ không khí lạnh
Theo hệ thống quan trắc không khí IQAir, vào lúc 7h26 sáng nay (ngày 7/2), với chỉ số AQI ở mức 45, không khí của Hà Nội được đánh giá ở mức Tốt.
Hôm nay (ngày 6/2) Hà Nội là thành phố ô nhiễm thứ 5 thế giới
Với chỉ số AQI ở mức 182, chất lượng không khí của Hà Nội ở mức màu đỏ "không lành mạnh"; tại trạm đo ở quận Hai Bà Trưng ghi nhận chỉ số AQI cao nhất, màu tím rất không tốt ở mức 215.
Hôm nay (ngày 5/2) chất lượng không khí Hà Nội ở mức không lành mạnh
Sáng 5/2, Hà Nội đứng thứ 14 trong danh sách các thành phố ô nhiễm nhất thế giới, với chất lượng không khí ở mức màu đỏ.