Chủ nhật, 02/02/2025, 07:55 AM
  • Click để copy

Hướng ra biển là thịnh vượng

Phát triển kinh tế biển xanh là nền tảng hướng đến sự phát triển bền vững và thịnh vượng nhằm hiện thực hóa mục tiêu đưa nước ta thành quốc gia mạnh về biển.

98-1738413897-25022022-kinhtebien

Tiềm năng lớn từ biển

Kinh tế biển xanh bao gồm tất cả các ngành kinh tế biển truyền thống nhưng với cách tiếp cận mới, bền vững như đánh bắt và nuôi trồng thủy sản; phát triển vùng bờ biển (xây dựng các đô thị, các khu dân cư tập trung, các khu chức năng, nghỉ dưỡng, các đặc khu kinh tế và các hoạt động phát triển khác); năng lượng tái tạo; cảng biển và vận tải thủy; thăm 92 dò, khai thác và chế biến khoáng sản đáy biển (đặc biệt là dầu, khí); công nghiệp ven biển, công nghệ sinh học biển; du lịch biển và vùng bờ biển; nghiên cứu và phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu và thông tin về kinh tế - xã hội, tài nguyên, môi trường biển và hải đảo. Việt Nam có hơn 3.260 km đường bờ biển và hơn 3.000 hòn đảo bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Phát triển kinh tế biển xanh là động lực, là tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế. Cùng với đó, các tỉnh, thành phố ven biển của Việt Nam chiếm hơn 50% dân số cả nước, phần lớn lao động làm việc trong các ngành nghề liên quan đến biển; đóng góp của 28 tỉnh, thành ven biển vào GDP cả nước hiện đã vượt ngưỡng 60%. Bờ biển Việt Nam còn có hơn 100 vị trí có thể xây dựng các cảng biển lớn, là điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông vận tải biển. Ngư trường đánh bắt với hơn 2.000 loài cá, trong đó 130 loài có giá trị kinh tế cao, ngoài ra còn có trên 600 loài giáp xác, nhuyễn thể và rong biển. Du lịch biển là ưu thế đặc biệt. Với 125 bãi biển lớn nhỏ, trong đó khoảng 20 bãi có quy mô và tiêu chuẩn quốc tế... nắng ấm quanh năm, không khí trong lành cùng nhiều cảnh quan đẹp là điều kiện lý tưởng để Việt Nam xây dựng các khu nghỉ mát, nghỉ dưỡng, du lịch cao cấp. Một số địa danh du lịch biển của Việt Nam đã được biết đến trên phạm vi toàn cầu như Vịnh Hạ Long, hai lần được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới và đã được công nhận là Kỳ quan Thiên nhiên của thế giới. Vịnh Nha Trang được coi là một trong những vịnh đẹp nhất hành tinh.

  Rong sụn là sản phẩm nuôi biển mới ở Quảng Ninh

  Rong sụn là sản phẩm nuôi biển mới ở Quảng Ninh

Đưa nước ta mạnh giàu từ biển

Nhận thức đầy đủ vị thế, vai trò và tầm quan trọng của kinh tế biển, Việt Nam đã có chủ trương, chính sách quan trọng để phát triển bền vững kinh tế biển. Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định những kết quả phát triển kinh tế biển của nước ta trong thời gian vừa qua, đồng thời nhấn mạnh những mục tiêu, nhiệm vụ mới cho giai đoạn tiếp theo phấn đấu để nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển.

Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 cũng đã khẳng định, du lịch biển, nghỉ dưỡng biển, thể thao biển… là một trong những trụ cột trọng tâm của ngành du lịch nước ta. Số liệu thống kê cho thấy, trong cấu trúc ngành du lịch Việt Nam, du lịch biển chiếm 60-70% hoạt động du lịch cũng như thu nhập du lịch. Có thể thấy rằng, du lịch biển, đảo phát triển đã có đóng góp lớn cho việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương cũng như của nhiều ngành kinh tế khác, tạo thêm nhiều công ăn việc làm, nâng cao đời sống, thu nhập của người dân địa phương ven biển… Ngoài dầu khí và du lịch biển, các ngành khác như đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, cảng biển, vận tải thủy, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản đáy biển… cũng đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, góp phần đưa kinh tế biển xanh thành động lực, tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế. Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Chu Hồi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Thủy sản Việt Nam nhận định, đại dương đang đứng trước những nguy cơ rất nghiêm trọng do tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, hoạt động khai thác tài nguyên, ô nhiễm môi trường biển và các rủi ro khác. Những nguy cơ này diễn biến ngày càng nhanh và khó lường.

Theo Tiến sỹ Nguyễn Đình Thi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Việt Nam phát triển kinh tế biển chưa gắn kết hài hòa với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Ô nhiễm, sự cố môi trường ở một số nơi các vùng ven biển còn diễn ra nghiêm trọng. Ô nhiễm rác thải nhựa đã trở thành vấn đề cấp bách. Các hệ sinh thái biển, đa dạng sinh học biển bị suy giảm. Một số tài nguyên biển bị khai thác chưa bền vững… Do đó, để Việt Nam giàu mạnh, thịnh vượng từ biển, cần triển khai thực hiện đồng bộ hàng loạt nhóm giải pháp. Cụ thể, cần bảo đảm quản lý, xử lý tốt các nguồn thải từ bờ, giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm từ các nguồn thải nguy hại, như kim loại nặng, rác thải nhựa và áp dụng các công nghệ mới, tiên tiến nhằm giảm thiểu phát thải, giảm ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, cần xây dựng giải pháp giảm thiểu khí nhà kính, giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Đồng thời, bảo đảm quyền sử dụng công cộng tại các bãi biển và các khu vực biển quan trọng để bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển và sự liên tục của các hệ sinh thái từ dưới biển lên bờ. Thực hiện nghiêm chỉnh quy định của Luật Tài nguyên môi trường về việc thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển. Cần chú trọng tới việc khai thác, sử dụng các dạng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo từ biển. Cuối cùng, xây dựng và hoàn thiện các cơ chế tài chính với hệ thống thuế, phí hợp lý liên quan tới sử dụng tài nguyên và không gian biển; xây dựng cơ chế tài chính bảo đảm phát triển bền vững kinh tế, xóa đói, giảm nghèo. Sử dụng các công cụ tài chính để điều chỉnh một cách hiệu quả các hành vi khai thác tài nguyên, bảo vệ, bảo tồn môi trường và các hệ sinh thái biển. Thế kỷ XXI được xem là “Thế kỷ của đại dương”. Với nỗ lực của cả hệ thống chính trị, mục tiêu phát triển kinh tế biển Việt Nam theo hướng xanh, bền vững sẽ được triển khai hiệu quả hơn để “hướng ra biển là thịnh vượng”.

Xây dựng phát triển KCN tại Bình Thuận: Nguy cơ lãng phí nguồn lực đất đai!

Xây dựng phát triển KCN tại Bình Thuận: Nguy cơ lãng phí nguồn lực đất đai!

03/03/2025 10:02

Tính đến đầu năm 2025, toàn tỉnh Bình Thuận có 7/9 khu công nghiệp (KCN) đi vào hoạt động với tổng diện tích đất thương phẩm đạt gần 960 ha nhưng mới chỉ lấp đầy khoảng 27,73%. Khu công nghiệp Hàm Kiệm II (xã Hàm Kiệm, huyện HàmThuận Nam, tỉnh Bình Thuận) vài năm gần đây dường như “dậm chân tại chỗ” do vướng mắc trong quá trình giải quyết tranh chấp cổ phần, mà đã đến lúc cần sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng địa phương.

Gara ôtô 'mọc' trái phép gần trụ sở quận Cầu Giấy, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ

Gara ôtô 'mọc' trái phép gần trụ sở quận Cầu Giấy, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ

03/03/2025 09:50

Thời gian qua, trên địa bàn cả nước đã xảy ra nhiều vụ cháy, nổ liên quan đến các cơ sở kinh doanh gara ôtô. Tình trạng trên đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về mức độ an toàn cũng như công tác quản lý phòng cháy chữa cháy (PCCC) tại các gara ôtô hiện nay. Theo ghi nhận của phóng viên, trên một khu đất dự án tại đường Tôn Thất Thuyết, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội, một gara ô tô rộng vài trăm mét vuông được xây dựng trái phép vẫn chưa được xử lý dứt điểm. Đáng nói là sai phạm diễn ra gần trụ sở chính quyền quận Cầu Giấy.

Kinh doanh sân Pickleball trái phép ở Hoài Đức: Huyện, xã thấy sai nhưng thờ ơ

Kinh doanh sân Pickleball trái phép ở Hoài Đức: Huyện, xã thấy sai nhưng thờ ơ

03/03/2025 09:37

Nhiều diện tích đất công viên cây xanh của khu Hoa Phượng (xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) tiếp tục bị ‘hô biến’ thành các sân thể thao Pikleball trái phép. Dù trước đó lãnh đạo xã An Khánh từng xác nhận việc các sân xây dựng sai quy hoạch, sử dụng đất sai mục đích và nói sẽ vào cuộc kiểm tra nhưng không hiểu sao vi phạm không những không bị xử lý mà còn có chiều hướng mở rộng thêm.

Sử dụng vốn hiệu quả để thúc đẩy phát triển nhà giá rẻ, nhà ở xã hội

Sử dụng vốn hiệu quả để thúc đẩy phát triển nhà giá rẻ, nhà ở xã hội

01/03/2025 13:25

Để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, vừa đảm bảo an sinh xã hội về nhà ở cần sử dụng vốn thật hiệu quả, trước hết là nguồn vốn ưu đãi tín dụng cho chủ đầu tư.

18 tập đoàn, tổng công ty chính thức về Bộ Tài chính

18 tập đoàn, tổng công ty chính thức về Bộ Tài chính

01/03/2025 13:23

Từ hôm nay (1/3) 18 tập đoàn, công ty thuộc Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước sẽ chính thức do Bộ Tài chính quản lý sau khi ủy ban này kết thúc hoạt động.

Thường trực Chính phủ làm việc với DNNN về giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Thường trực Chính phủ làm việc với DNNN về giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

28/02/2025 14:25

Sáng ngày 27/2, tại Trụ sở Chính phủ đã diễn ra Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) với chủ đề “Nhiệm vụ, giải pháp góp phần tăng trưởng kinh tế hai con số, phát triển đất nước nhanh và bền vững”.

Đô thị bên sông, cơ hội gọi tên The Cosmopolitan

Đô thị bên sông, cơ hội gọi tên The Cosmopolitan

28/02/2025 12:50

Với bất động sản, từ lâu hạ tầng đã được xem là bệ phóng cho thị trường phát triển, cùng với đó là tốc độ tăng giá khó cưỡng. Đông Anh – Hà Nội đang là một minh chứng khi loạt hạ tầng giao thông được đẩy mạnh cùng định hướng trở thành thành phố trực thuộc Thủ đô đã góp phần tạo tiềm năng cho địa ốc nơi đây.

[INFOGRAPHIC] Vốn 4,2 tỷ USD, thành phố trung hòa carbon của Tập đoàn BRG có gì đặc biệt?

[INFOGRAPHIC] Vốn 4,2 tỷ USD, thành phố trung hòa carbon của Tập đoàn BRG có gì đặc biệt?

26/02/2025 13:48

Ngày 10/2, tại Hội nghị Thường trực Chính phủ gặp gỡ doanh nghiệp, Chủ tịch BRG Nguyễn Thị Nga cam đã kết xây dựng thành phố thông minh Bắc Hà Nội (Smart City), trong đó điểm đặc biệt của thành phố này là thành phố trung hòa carbon đầu tiên trên thế giới.

Bay cùng một nửa thế giới với ưu đãi giảm 83% giá vé từ Vietjet

Bay cùng một nửa thế giới với ưu đãi giảm 83% giá vé từ Vietjet

26/02/2025 11:26

Mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, Vietjet dành tặng 83.000 vé giảm đến 83% bay khắp Việt Nam và quốc tế cho hành khách dễ dàng có những hành trình đáng nhớ cùng người phụ nữ yêu thương của mình.

Xem thêm