Không giữ “người nhà”, bỏ “người tài”
Giảm đầu mối, tinh giản biên chế là vấn đề nóng trong lúc này. Không chỉ có các cơ quan đảng, các bộ, ngành giảm đầu mối, mà ngay các tổ chức trong toàn hệ thống chính trị cũng phải tự cơ cấu lại, giảm “biên chế bên trong”. Thế là nảy sinh nỗi lo hoàn toàn chính đáng, rồi ai sẽ ở lại, ai “đi”?
Thời gian rất gấp, không thể chậm trễ hơn, vì liên quan đến tổ chức bộ máy, đến nhân sự chuẩn bị cho đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng. Kế hoạch thông qua các phương án tinh gọn, sắp xếp bộ máy được tính toán đến từng ngày, từng giờ. Đây là cuộc cách mạng, là vấn đề rất lớn, nhạy cảm, đòi hỏi sự gương mẫu, hi sinh lợi ích cá nhân. Đây là việc làm vô cùng khó khăn không khác gì cầm dao rạch khối u trên cơ thể, cho nên ý chí phải mạnh, quyết tâm rất cao, “vừa chạy vừa xếp hàng”, “tất cả các hàng đều phải chạy” và “Chỉ có phép giải rút gọn mới cho đáp số vượt thời gian” như Tổng Bí thư Tô Lâm nói.
Những ngày qua, đi đến đâu cũng nghe câu hỏi: Chuyện sắp xếp đến đâu rồi; chỉ “tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ” là thế nào, không tiếp nhận con người à; sẽ giữ bao nhiêu phần trăm số người ở lại, tiêu chuẩn thế nào? Và câu hỏi băn khoăn nhất: Liệu có tình trạng giữ “người nhà”, bỏ “người tài” như đã từng xảy ra trong các lần giảm biên chế trước đây hay không?
Câu trả lời từ Bộ Nội vụ, cơ quan tham mưu trọng yếu trong công tác tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, cũng như từ lãnh đạo nhiều ban Đảng, cơ quan bộ, khẳng định: Chắc chắn sẽ có chính sách mới, cụ thể, hợp lý, tính toán kỹ việc ưu tiên bố trí sử dụng người có trình độ, phẩm chất, năng lực vượt trội, người có thâm niên kinh nghiệm công tác để giữ chân người tài. Cụ thể, Bộ Nội vụ đang khẩn trương xây dựng nghị định, với cơ chế cụ thể đánh giá, lựa chọn cán bộ khi sắp xếp. Khẩn trương đánh giá tác động nhiều chiều, bảo đảm tính khả thi của chính sách sau khi ban hành.
Hỏi, “khẩn trương” là khi nào xong. Trả lời, ngay trong tháng 12/2024. Có như vậy mới có thể giải quyết một cách bài bản, đúng chính sách, chế độ cho cán bộ, công chức trong bộ máy. Ai ở lại, ai có nguyện vọng, nhu cầu chuyển sang khu vực khác không phải là cơ quan Nhà nước sẽ được hưởng các quyền lợi ra sao, nhất là với những cán bộ công chức xin nghỉ việc, nghỉ hưu sớm.
Nhiều người băn khoăn, liệu dịp này có cơ chế, chính sách nào khả thi để giữ chân người tài. Vẫn là ý kiến trả lời từ Bộ Nội vụ, rằng cơ quan tham mưu đang phối hợp các cơ quan liên quan, tập hợp ý kiến, tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền, từ đó sớm ban hành văn bản theo quy trình thủ tục rút gọn, sớm thông qua để triển khai thực hiện. Hết sức chú ý, bảo đảm mục tiêu tinh-gọn-mạnh; bảo đảm tính ổn định để phát triển. Không chỉ có Bộ Nội vụ mà tất cả các cơ quan trong hệ thống chính trị đã và đang quyết liệt trong việc sắp xếp nhân sự, bảo vệ những người có uy tín về nghề nghiệp, có kiến thức và kinh nghiệm về ngành, lĩnh vực đặc thù; bảo đảm công bằng, công khai, khách quan, không để phát sinh phức tạp, nhằm giữ chân người tài. Có như vậy mới tránh được tình trạng “chạy chỗ”, “chạy” để ở lại nhờ có “ô dù”, nhờ các mối quan hệ...
Với yêu cầu giảm từ 15 đến 20% bộ máy bên trong thì số ở lại phải thật sự tiêu biểu, bảo đảm bộ máy mới hoạt động thông suốt, không bị ách tắc, tiếp tục cải tiến quy chế, quy trình hoạt động.
Cho đến nay chưa có con số thống kê đầy đủ về số cán bộ, công chức bị ảnh hưởng, phải nghỉ việc sau khi sắp xếp. Nhiều người hỏi, liệu có chính sách hưởng trợ cấp “về một cục” như trước đây chúng ta đã từng làm? Có thể coi đây là vốn liếng để đầu tư vào sản xuất, là một phần trợ cấp người lao động bớt khó khăn sau khi nghỉ việc. Vấn đề này vẫn phải chờ khi đã có khung về bộ máy thì mới có phương án điều chuyển, theo nguyên tắc người lao động gắn với nhu cầu công việc thực tế.
Cố nhiên, không phải “chờ” quá lâu. Các cơ quan, đơn vị đều đang rất khẩn trương thực hiện theo lộ trình đã ấn định. Một cuộc cách mạng tổ chức rất lớn, không thể giải quyết ngay một lúc tất cả các vấn đề từ to đến nhỏ, với nhiều hoàn cảnh, đặc thù khác nhau. Lúc này, tư tưởng thông suốt, vì lợi ích toàn cục mà hi sinh lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân là điều quyết định thành công việc cải tổ bộ máy vốn đã cồng kềnh, kém hiệu quả từ quá lâu.
Cùng chủ đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi thư thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng bão số 3
Đồng chí Tô Lâm được bầu giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Tiếp tục nâng cao chất lượng sinh hoạt của cấp ủy và chất lượng sinh hoạt chi bộ
Nghi thức tổ chức lễ Quốc tang của Việt Nam
Đại án MobiFone mua cổ phần AVG: Thu hồi hơn 6.590 tỷ đồng và trên 6 triệu USD
Không giữ “người nhà”, bỏ “người tài”
16/12/2024, 13:58Thủ tướng chỉ đạo chấn chỉnh công tác đấu giá đất
16/12/2024, 13:54Yên Bái: Chỉ số hạnh phúc của người dân năm 2024 tăng lên 66,52%
10/12/2024, 11:18Hưng Yên: Hội nhập kinh tế quốc tế gắn với mục tiêu tăng trưởng bền vững
09/12/2024, 07:00Miền Bắc sắp đón đợt không khí lạnh mạnh nhất kể từ đầu mùa
05/12/2024, 14:18Thế giới thiệt hại nặng nề trong mùa mưa bão năm 2024
05/12/2024, 14:15Thủ tướng yêu cầu trước 28/2/2026 phải khai thác sân bay Long Thành
04/12/2024, 06:14Chuyên gia nói gì về hiện tượng lở đá tại Quảng Nam do động đất liên tiếp?
Trong 2 ngày (30/11 - 01/12), 9 trận động đất xảy ra tại tỉnh Kon Tum gây rung lắc. Tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, người dân cảm nhận rõ rung chấn mạnh.
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ trái phiếu cho nhà ở xã hội
Bộ Xây dựng đang xin ý kiến về dự thảo Nghị quyết nguồn vốn ưu đãi phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ.
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Ngày 1/12/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 125/CĐ-TTg yêu cầu các Bộ ngành, địa phương đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Hưng Yên lập kỷ lục đấu giá đất từ dưới 6 triệu đồng/m2 lên hơn 110 triệu đồng/m2
Lô đất LK4-30 diện tích 178m2 ở thôn Hào Xuyên, xã Tân Lập, huyện Yên Mỹ (Hưng Yên) có giá khởi điểm đấu giá là 5,76 triệu đồng/m2. Sau khi đấu giá, lô đất này được trả giá cao nhất lên tới hơn 110,76 triệu đồng/m2.
Tổng kết, đánh giá hoạt động lĩnh vực thông tin điện tử năm 2024, định hướng năm 2025
Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT, Nghị định 147/2024/NĐ-CP có những chính sách mới sẽ ảnh hưởng và thay đổi một số thói quen sử dụng mạng xã hội của người Việt Nam.
Quảng Nam: Voi sổng chuồng xuất hiện trên đường quốc lộ 14E
Chiều 26/11, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều video ghi lại cảnh cá thể voi đi lạc trên tuyến đường quốc lộ 14E, đoạn ven biển của tỉnh Quảng Nam.
Trình Quốc hội xem xét việc tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
Chiều 27/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về việc tiếp tục chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Hà Nội: ‘Hóa phép’ nhiều hecta đất nông nghiệp thành nhà hàng, khu kinh doanh
Hơn 42.000m2 đất nông nghiệp biến thành nhà hàng, khu vui chơi, dịch vụ nhưng trong suốt thời gian chủ đầu tư xây dựng và hoạt động chính quyền địa phương biết nhưng chưa xử lý, để sai phạm tồn tại và ngày càng mở rộng. Việc đất đai bị sử dụng sai mục đích, trái quy hoạch là câu chuyện phổ biến tại nhiều địa phương trong quá trình khảo sát, giám định, phản biện cho Luật Đất đai, Luật Quy hoạch.
World Golf Awards vinh danh Legend Danang Golf Resort là Sân gôn Tốt nhất Việt Nam 2024
Giải thưởng Gôn uy tín thế giới World Golf Awards vinh danh Legend Danang Golf Resort là Sân gôn Tốt nhất Việt Nam 2024 (Vietnam’s Best Course 2024) trong lễ trao giải diễn ra vừa qua tại Bồ Đào Nha, ghi nhận chất lượng và đẳng cấp của tuyệt phẩm sân gôn có một không hai khi được thiết kế bởi cả 2 huyền thoại gôn là Gấu Vàng Jack Nicklaus và Cá Mập Trắng Greg Norman.