Khủng hoảng Ukraine - 'Ngư ông đắc lợi'
5 công ty dầu khí lớn của phương Tây đã ghi nhận doanh thu cao phi thường trong năm 2022. Cuộc xung đột ở Ukraine đã tạo nên những khoản doanh thu chưa từng có của các công ty dầu khí phương Tây, nhưng Kiev không nhận được gì từ đó.
Mới đây, 5 công ty dầu khí lớn đã công bố đạt được doanh thu khổng lồ năm 2022, với tổng trị giá 199,4 tỉ USD, lập nên những kỷ lục mới nhờ hoạt động bán hydrocarbon trong thời kỳ khủng hoảng năng lượng.
Giờ đây, ExxonMobil, với sự hỗ trợ ngầm từ Shell, Chevron, TotalEnergies và BP, đang tìm cách thách thức quyết định của EU về việc đánh thuế các khoản siêu lợi nhuận của họ.
Nhờ giá hydrocarbon cao, doanh thu năm 2022 của các công ty này đều cao gấp đôi so với năm 2021: ExxonMobil 59,1 tỉ USD, tăng 157% so với 23 tỉ USD của năm 2021; Shell 39,87 tỉ USD, tăng 107% so với 19,3 tỉ USD của năm 2021; Chevron 36,5 tỉ USD, tăng 134% so với 15,6 tỉ USD của năm 2021; TotalEnergies 36,2 tỉ USD, tăng 100% so với 18,1 tỉ USD của năm 2021; BP 27,6 tỉ USD, tăng 116% so với 12,8 tỉ USD của năm 2021.
Giá “vàng đen” tăng phi mã
Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần phải xem xét diễn biến của giá dầu trong năm 2022. Sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu do đại dịch Covid-19 gây ra, được phản ánh qua sự gia tăng nhu cầu về dầu mỏ, khiến giá dầu thô bị đẩy lên cao.
Bên cạnh yếu tố kinh tế, còn có một yếu tố địa chính trị: Cuộc chiến tranh Nga - Ukraine, nổ ra từ ngày 24-2-2022, đã tạo ra sự chấn động trên toàn thị trường dầu mỏ, giá mỗi thùng dầu ngay lập tức tăng vọt và đạt đỉnh trong giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 5-2022.
Việc giá dầu thô tăng phi mã trong bối cảnh nổ ra cuộc chiến Nga - Ukraine được giải thích như sau: Chiến tranh gây ra nguy cơ thiếu nguồn cung hydrocarbon, do đó, giá “vàng đen” tăng cao. Sau đó, tính thiếu chắc chắn về triển vọng kinh tế toàn cầu xuất hiện và nguy cơ tăng trưởng kinh tế chậm lại tại Trung Quốc - nước tiêu thụ dầu lớn thứ hai thế giới.
Số ca nhiễm Covid-19 bùng phát trở lại đã làm dấy lên nhiều nghi vấn về tình trạng kinh tế tương lai của Trung Quốc, tạo ra sự bất ổn lớn ở cấp độ toàn cầu. Kết quả, giá dầu thô bị kéo xuống, do kỳ vọng về nhu cầu dầu mỏ thấp, nhất là từ Trung Quốc. Dù thế nào đi nữa, trong cả năm 2022, giá dầu thô Brent vẫn ghi nhận mức tăng bình quân 42,6% so với năm 2021.
Những khoản siêu lợi nhuận đi về đâu?
Đây rõ ràng là câu hỏi đã tốn rất nhiều giấy mực, bởi một phần lớn lợi nhuận được chia lại cho các cổ đông dưới hình thức cổ tức. Cổ tức luôn là một chủ đề tranh luận sôi nổi ở Pháp, vì có một số rất nhỏ người Pháp sở hữu cổ phần, không như dân số của nhiều quốc gia khác (Mỹ, Vương quốc Anh, Hà Lan...) sở hữu cổ phần như nguồn tiết kiệm chính nhằm phục vụ cho mục đích kinh tế sau này, nhất là khi nghỉ hưu. Về phía công ty dầu khí, họ chần chừ trong quyết định giảm cổ tức, nhằm thu hút thêm các cổ đông với khoản đầu tư tốt, giúp họ có thêm giá trị trên thị trường chứng khoán.
Ngoài việc thanh toán cổ tức, các công ty còn mua lại cổ phần. Nói cách khác, một phần số tiền khổng lồ mà các công ty dầu khí tích lũy được, nếu không được sử dụng để đầu tư thì cũng được dùng để mua lại cổ phiếu của chính họ trên thị trường chứng khoán, nhằm đẩy giá cổ phiếu lên cao thêm.
Việc giá dầu thô tăng phi mã trong bối cảnh nổ ra cuộc chiến Nga - Ukraine được giải thích như sau: Chiến tranh gây ra nguy cơ thiếu nguồn cung hydrocarbon. Sau đó, tính thiếu chắc chắn về triển vọng kinh tế toàn cầu xuất hiện và nguy cơ tăng trưởng kinh tế chậm lại tại Trung Quốc - nước tiêu thụ dầu lớn thứ hai thế giới.
Sau đó, các công ty dầu khí bước vào một vòng lặp tự duy trì: “Siêu lợi nhuận” cho phép các công ty dầu khí đẩy giá cổ phiếu của chính họ lên, rồi sự tăng giá trị trên thị trường chứng khoán sẽ thúc đẩy lợi nhuận mà các công ty dầu khí lớn thu được. Thêm nữa, con số lợi nhuận sẽ còn lớn nữa, nếu giá dầu thô có xu hướng tăng.
Giữa thời khủng hoảng năng lượng toàn cầu, những hành động đó đương nhiên đáng để bị chỉ trích. Tuy nhiên, từ quan điểm kinh tế thuần túy, điều quan trọng là phải nghiên cứu xem việc tăng cổ tức và mua lại cổ phần có ảnh hưởng đến lợi nhuận mà các công ty dầu khí có thể dành cho việc đầu tư hay không?
Mặc dù điều này thực sự có thể xảy ra đối với những công ty dầu khí nào chưa niêm yết và không dễ dàng tiếp cận được thị trường tài chính, nhưng nó lại không đúng đối với các công ty dầu khí lớn. Trên thực tế, các tập đoàn dầu khí lớn thường có quỹ tiền mặt rất cao, còn cổ tức chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Do đó, họ có thể vừa đầu tư ồ ạt, tùy theo dự án và các cơ hội phát sinh, vừa có thể chi trả cổ tức.
Như vậy, một phần lợi nhuận của các công ty dầu khí được bơm vào đầu tư hydrocarbon, vào năng lượng tái tạo. Về loại điện “xanh”, các công ty, nhất là của Mỹ, đã bị chỉ trích mạnh mẽ vì số tiền đầu tư vào điện mặt trời, điện gió và năng lượng tái tạo khác thấp hơn so với số tiền họ trả cho các cổ đông. Đây là một trong những nguyên nhân khiến Tổng thống Mỹ Joe Biden có ý định nâng gấp 4 lần mức thuế đối với hoạt động mua lại cổ phần, có hiệu lực từ tháng 1-2023.
Có nên đánh thuế siêu lợi nhuận?
Việc đánh thuế vào các khoản siêu lợi nhuận của các “đại gia” dầu khí vẫn là chủ đề gây nhiều tranh cãi. Đánh thuế vào siêu lợi nhuận của các công ty dầu khí, qua hình thức “thuế lợi tức phụ thu” (windfall tax), nhằm có nguồn tài trợ vào hoạt động phục hồi kinh hậu xung đột Nga - Ukraine. Từ đó, vấn đề đánh thuế thu nhập bất thường ngày càng trở nên quan trọng.
Thuế lợi tức phụ thu được thiết lập để trở thành một phương tiện hiệu quả, nhằm huy động được một khoản tiền lớn, chuyển hướng chúng khỏi lĩnh vực dầu khí và đưa vào phục vụ cho các nhu cầu phục hồi và phát triển kinh tế, chẳng hạn như viện trợ cho Ukraine, bảo đảm an ninh năng lượng, cuộc chiến chống biến đổi khí hậu...
Nhờ giá hydrocarbon cao, năm 2022, doanh thu của ExxonMobil đạt 59,1 tỉ USD, tăng 157% so với 23 tỉ USD năm 2021; Shell 39,87 tỉ USD, tăng 107% so với 19,3 tỉ USD năm 2021; Chevron 36,5 tỉ USD, tăng 134% so với 15,6 tỉ USD năm 2021; TotalEnergies 36,2 tỉ USD, tăng 100% so với 18,1 tỉ USD năm 2021; BP 27,6 tỉ USD, tăng 116% so với 12,8 tỉ USD năm 2021.
Thuế lợi tức phụ thu là một loại thuế gộp dành cho các công ty dầu khí thu được lợi nhuận bất thường trong những trường hợp đặc biệt. Chính phủ sử dụng nó để nâng nguồn thu từ thuế trong một năm nhất định, bằng cách tăng thuế đánh vào các công ty và lĩnh vực có doanh thu cao bất thường.
Khi chứng kiến xung đột nổ ra tại Ukraine vào tháng 2-2022, hiểu được rằng hydrocarbon là nguồn tài chính thiết yếu cho bộ máy chiến tranh của Nga, Vương quốc Anh, Mỹ, Đức và Liên minh châu Âu (EU) đã đặt ra vấn đề nghiêm túc, xoay quanh thuế thu nhập bất thường.
Vào tháng 5-2022, Vương quốc Anh đã đánh thuế bổ sung vào lợi nhuận của tất cả các công ty đang khai thác dầu khí trong vùng lãnh hải của họ ở ngoài Biển Bắc, dù công ty có trụ sở tại Vương quốc Anh hay không.
Tháng 8-2022, Ủy ban Tài chính của Thượng viện Mỹ đã đưa ra một dự luật (Đạo luật thuế cho đối tượng thu lợi cao từ dầu mỏ - Taxing Big Oil Profiteers Act) nhằm đánh thuế vào các khoản thu nhập lớn từ dầu mỏ, với thuế suất 25% đối với siêu lợi nhuận của các công ty dầu khí nào có thu nhập bình quân hơn 1 tỉ USD/năm. Chính quyền của Tổng thống Joe Biden muốn thông qua thuế siêu lợi nhuận này, nhưng cần thêm tiếng nói, có thể sẽ được thực thi vào năm 2024.
Thuế đánh vào siêu lợi nhuận đã trở thành chủ đề thảo luận sôi nổi trên toàn nước Đức, nhưng lại không được thông qua, do mâu thuẫn giữa những đảng cầm quyền, Đảng Dân chủ xã hội (SPD) và Đảng Xanh ủng hộ, nhưng Đảng Tự do (FDP) lại phản đối.
Vào tháng 9-2022, EU đã giới thiệu những sắc thuế đặc biệt đánh vào các công ty năng lượng: Một sắc thuế (thuế suất thấp nhất là 33%) đánh vào lợi nhuận của các công ty khai thác hydrocacbon; một sắc thuế đánh vào lợi nhuận bán điện giá cao của các công ty năng lượng. Ủy ban châu Âu (EC) đã đề xuất thực thi một sắc thuế đánh vào siêu lợi nhuận năng lượng, nhằm tạo thu lại một phần đáng kể trong giá điện và khí đốt trên toàn châu Âu. Cả 27 quốc gia thành viên EU đều ủng hộ đề xuất này. Ước tính sơ bộ, sắc thuế mới sẽ mang lại cho EU thêm 25 tỉ euro. Một phần số tiền này sẽ được sử dụng để hỗ trợ Ukraine.
Hôm 28-12-2022, gã khổng lồ ExxonMobil đã đệ đơn kiện EC phản đối chính sách thuế lợi nhuận bất thường của EU. ExxonMobil, với sự hỗ trợ ngầm của nhiều công ty khác trong lĩnh vực dầu khí, đã có cuộc tranh chấp pháp lý với EU. Hiện tòa án đang thụ lý vụ kiện này. Quyết định của tòa có thể sẽ gây nên những hệ quả lớn.
Cứ ít nhất 6 năm 1 lần, từng quốc gia thành viên của EU sẽ đề cử 2 đại diện của họ vào vị trí luật sư và thẩm phán của Tòa án Công lý châu Âu. Như vậy, các thẩm phán sẽ trực thuộc chính phủ của các nước thành viên EU. EU phải bảo vệ quyền của họ trong việc khôi phục công lý và đưa ngành công nghiệp hydrocarbon vào quy củ. Nếu không đánh thuế vào siêu lợi nhuận của các công ty dầu khí, EU sẽ không thể cung cấp sự hỗ trợ cần thiết cho Ukraine, từ đó sẽ không giải quyết được các vấn đề về an ninh, nhu cầu nhân đạo và cơ sở hạ tầng.
Những bất lợi từ thuế thu nhập đặc biệt
Áp dụng các loại thuế thu nhập đặc biệt đánh vào siêu lợi nhuận của các công ty dầu khí có thể là một điều hữu ích, đủ để bù đắp cho sự bùng nổ giá năng lượng. Tuy nhiên, nó có thể phản tác dụng do trì hoãn quá trình chuyển dịch năng lượng. Dù năng lượng tái tạo được dự định trở thành nguồn năng lượng thiết yếu trong những năm tới, chúng vẫn không thể thay thế dầu trong thời gian ngắn được, vì quá trình chuyển dịch không thể diễn ra tức thì mà cần có thời gian.
Để thúc đẩy và bảo đảm duy trì quá trình chuyển dịch sang năng lượng tái tạo, các quốc gia phải không làm gián đoạn đột ngột các khoản đầu tư vào lĩnh vực dầu mỏ - một điều có thể xảy ra nếu áp dụng thuế thu nhập quá cao. Điều này càng trở nên quan trọng hơn trong bối cảnh cuộc chiến Nga - Ukraine hiện nay, khi phương Tây cần phải thay dầu khí của Nga bằng dầu khí của các nước khác. Do đó, các quốc gia phải cảnh giác, tránh cản trở mối quan hệ tương hỗ này.
Việc đánh thuế nặng vào các công ty dầu khí chỉ vì họ thực hiện những khoản đầu tư mang lại lợi nhuận cao cũng có thể phản tác dụng, vì thuế sẽ đánh vào các công ty có xu hướng đổi mới nhất. Những công ty tập trung vào năng lượng tái tạo cũng có thể bị đánh thuế trong trường hợp thu về siêu lợi nhuận, mặc dù những lợi nhuận này là kết quả của chiến lược đầu tư đầy tham vọng.
Ngày nay, điều cấp bách là chính phủ cần giúp người tiêu dùng đối phó với giá xăng dầu cao, không được cản trở đầu tư, kinh doanh - một yếu tố cần thiết cho quá trình chuyển dịch năng lượng. Với quan điểm đó, các quốc gia phải thực thi các giải pháp: Phân phối lại tiền thuế carbon cho các hộ gia đình dễ bị tổn thương nhất, nhằm giúp họ tham gia vào quá trình chuyển dịch năng lượng. Tương tự, thuế carbon “thả nổi”, phát sinh từ sự biến động của giá dầu, sẽ có thể bù đắp cho việc tăng giá dầu thô, bằng cách làm giảm tiền thuế. Do đó, điều này giúp hạn chế tác động lên giá bán nhiên liệu trên thị trường.
Việc đánh thuế nặng vào các công ty dầu khí có thể phản tác dụng, vì thuế sẽ đánh vào các công ty có xu hướng đổi mới nhất. Các công ty tập trung vào năng lượng tái tạo cũng có thể bị đánh thuế trong trường hợp thu về siêu lợi nhuận, mặc dù những lợi nhuận này là kết quả của chiến lược đầu tư đầy tham vọng.
Cùng chủ đề
Tổng thống Mỹ có thể dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu LNG để đổi viện trợ cho Ukraine
Ukraine không có ý định gia hạn thỏa thuận quá cảnh khí đốt của Nga
Ukraine nêu điều kiện để tiếp tục vận chuyển khí đốt của Nga sang EU
Dừng trung chuyển khí đốt của Nga qua Ukraine: Vấn đề nan giải của EU
Những tài liệu mật bị rò rỉ của Mỹ chứa những thông tin gì?
CNPC: Trung Quốc đạt đỉnh nhu cầu dầu tinh chế
18/12/2024, 11:43Ngân hàng Goldman Sachs rút khỏi liên minh Net Zero
09/12/2024, 07:00Tàu vận chuyển khí CO2 hóa lỏng đầu tiên trên thế giới
04/12/2024, 06:15Châu Âu cảnh báo một số nước không tuân thủ các quy định về năng lượng
22/11/2024, 06:15Mỹ tăng sản lượng dầu khí có kích hoạt phản ứng mới từ OPEC+?
20/11/2024, 06:27CEO Vitol dự báo giá dầu năm 2025
08/11/2024, 13:26Tổng thống Putin đề xuất chiến lược kinh tế mới cho BRICS
25/10/2024, 11:34Đông Nam Á cần đầu tư 190 tỷ USD vào năng lượng sạch để đáp ứng các mục tiêu về khí hậu
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, Đông Nam Á cần tăng đầu tư vào năng lượng sạch gấp 5 lần hiện tại, để đạt được các mục tiêu về khí hậu.
Ngân hàng Thế giới “bơm” thêm 30 tỷ USD vốn trong 10 năm tới
Ngân hàng Thế giới (WB) đã bỏ phiếu vào thứ Ba (15/10) để thay đổi các quy định cho vay nhằm “bơm” thêm 30 tỷ USD vốn trong thập kỷ tới để giúp các nước đang phát triển và các thị trường mới nổi ứng phó với biến đổi khí hậu và các thách thức toàn cầu khác, Chủ tịch WB Ajay Banga nói với Reuters NEXT.
Việt Nam - Lào hợp tác phòng chống tội phạm
Ngày 14/10/2024, tại Hà Nội, Bộ Công an Việt Nam chủ trì tổ chức Hội nghị song phương cấp Bộ trưởng giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Lào về hợp tác phòng, chống tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và phòng, chống ma túy.
Bão Milton đổ bộ Florida với sức gió hơn 190 km/ giờ
Milton hiện vẫn là cơn bão cấp 3 với sức gió 115 dặm/giờ (hơn 190km/h) sau khoảng nửa giờ đổ bộ. Cơn bão di chuyển theo hướng đông-đông bắc với tốc độ 15 dặm/giờ, mang theo sóng lớn, gió cực mạnh và lũ quét đe dọa tính mạng.
Xuất khẩu LNG của Bắc Mỹ tăng gấp đôi trong những năm tới
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) mới đây cho biết công suất xuất khẩu LNG ở Bắc Mỹ sẽ tăng gấp đôi trong vòng ba năm tới lên 24,4 tỷ feet khối mỗi ngày (Bcf/d) so với mức của năm 2023.
Diễn biến thị trường dầu thô thế giới tuần qua
Giá dầu tương lai giảm vào thứ Sáu (30/8), ghi nhận mức giảm trong 2 tháng liên tiếp, do lo ngại về nhu cầu về dầu sẽ giảm bất chấp nguồn cung gián đoạn từ Libya.
Bhutan - Quốc gia “xanh” duy nhất trên thế giới
Giữa bối cảnh thế giới đang đối mặt với những thách thức to lớn từ biến đổi khí hậu, Bhutan là hình mẫu toàn cầu về bảo vệ môi trường khi đạt mức carbon âm tính nhờ bảo tồn rừng và phát triển hiệu quả.
Lo ngại mưa bão diễn biến bất thường, Cục Hàng không Việt Nam chỉ đạo khẩn
Càng về cuối năm, xác suất xuất hiện La Nina lại càng lớn, tăng nguy cơ xảy ra mưa, bão, lũ với nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt là ở các sân bay khu vực miền Trung.
Mỹ tăng mạnh nhập khẩu cá ngừ đóng hộp từ Việt Nam
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), xuất khẩu (XK) cá ngừ đóng hộp của Việt Nam sang Mỹ liên tục tăng trưởng cao trong những tháng đầu 2024. Chỉ tính riêng trong tháng 4/2024, XK cá ngừ đóng hộp sang thị trường này tăng 127%, đạt hơn 10 triệu USD.