LHQ công bố hệ thống cảnh báo phát thải khí mêtan
Hôm thứ Sáu, Liên Hợp Quốc đã công bố một hệ thống phát hiện và cảnh báo từ không gian để ngăn chặn sự phát thải khí mêtan, một loại khí có khả năng gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu.
“Hệ thống Ứng phó và Cảnh báo khí mêtan” (MARS) được Chương trình Môi trường của LHQ công bố nhân dịp hội nghị lớn về khí hậu ở Ai Cập.
Cơ quan Liên Hợp Quốc cho biết, hệ thống này sẽ là “hệ thống công cộng và toàn cầu đầu tiên có khả năng liên kết liền mạch việc phát hiện khí mêtan với quá trình thông báo”.
Nói một cách cụ thể, các vệ tinh sẽ có thể xác định được sự rò rỉ lớn của loại khí này và các chính phủ cũng như các doanh nghiệp sẽ được cảnh báo ngay lập tức để họ có thể hành động nhanh chóng. Họ cũng sẽ được cho lời khuyên về cách giải quyết vấn đề.
Khí mêtan (CH4) có khả năng thu bức xạ mặt trời mạnh gấp 25 lần so với CO2 trong khoảng thời gian 100 năm và các nhà khoa học ước tính rằng nó là nguyên nhân gây ra ít nhất một phần tư hiện tượng nóng lên toàn cầu ngày nay.
Nhưng thời gian tồn tại của nó trong khí quyển ngắn hơn nhiều so với CO2 - 12 năm so với hàng thế kỷ - vì vậy việc giảm lượng khí thải mêtan có thể mang lại kết quả nhanh chóng.
Khoảng một nửa lượng phát thải khí mêtan có liên quan đến hoạt động của con người, đặc biệt là ngành công nghiệp dầu khí và nông nghiệp.
Năm vừa qua, tại COP26 ở Glasgow, các quốc gia đã tự nguyện cam kết giảm phát thải loại khí này ít nhất 30% vào năm 2030, tức là sẽ tránh được việc nóng lên 0,2°C vào cuối năm 2050.
Fatih Birol, Giám đốc Điều hành Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết: “Tính minh bạch là một phần quan trọng của giải pháp để giải quyết vấn đề mêtan và hệ thống mới này sẽ giúp các nhà sản xuất phát hiện rò rỉ và ngăn chặn chúng ngay lập tức nếu việc rò rỉ xảy ra”.
Các tổ chức phi chính phủ cũng đang mong đợi một tuyên bố chung của Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ trong COP27 để khởi động sáng kiến giảm phát thải khí mêtan từ các nước xuất nhập khẩu dầu khí lớn.
Theo tổ chức phi chính phủ Mạng lưới Hành động Khí hậu, đây sẽ là một cam kết đưa ra “các biện pháp đo lường, giám sát, báo cáo và xác minh mạnh mẽ” nhưng không có nghĩa vụ pháp lý.
Một nguồn tin châu Âu xác nhận rằng 27 quốc gia sẽ sớm ký cam kết này, trong đó dự đoán rằng cả các nhà sản xuất và nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch sẽ “nỗ lực gấp đôi để loại bỏ khí thải liên quan đến hoạt động khoan và vận chuyển dầu khí của họ”.
TIN LIÊN QUAN
Cùng chủ đề
Chuyên gia dự báo ngày mai giá xăng dầu sẽ đồng loạt giảm
Hiểu đúng, hiểu đủ các quy định pháp luật để góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư, xây dựng
Bước đi của 'Người nuôi dưỡng' nông nghiệp Việt
Tháng 5: Petrovietnam tiếp tục duy trì tăng trưởng khi giá dầu đảo chiều giảm mạnh
TS. Nguyễn Quốc Thập - Chủ tịch Hội DKVN: Cần xem xét mở rộng đối tượng mua bán điện trực tiếp đối với điện khí
Ngân hàng Goldman Sachs rút khỏi liên minh Net Zero
09/12/2024, 07:00Tàu vận chuyển khí CO2 hóa lỏng đầu tiên trên thế giới
04/12/2024, 06:15Châu Âu cảnh báo một số nước không tuân thủ các quy định về năng lượng
22/11/2024, 06:15Mỹ tăng sản lượng dầu khí có kích hoạt phản ứng mới từ OPEC+?
20/11/2024, 06:27CEO Vitol dự báo giá dầu năm 2025
08/11/2024, 13:26Tổng thống Putin đề xuất chiến lược kinh tế mới cho BRICS
25/10/2024, 11:34Ngân hàng Thế giới “bơm” thêm 30 tỷ USD vốn trong 10 năm tới
Ngân hàng Thế giới (WB) đã bỏ phiếu vào thứ Ba (15/10) để thay đổi các quy định cho vay nhằm “bơm” thêm 30 tỷ USD vốn trong thập kỷ tới để giúp các nước đang phát triển và các thị trường mới nổi ứng phó với biến đổi khí hậu và các thách thức toàn cầu khác, Chủ tịch WB Ajay Banga nói với Reuters NEXT.
Việt Nam - Lào hợp tác phòng chống tội phạm
Ngày 14/10/2024, tại Hà Nội, Bộ Công an Việt Nam chủ trì tổ chức Hội nghị song phương cấp Bộ trưởng giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Lào về hợp tác phòng, chống tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và phòng, chống ma túy.
Bão Milton đổ bộ Florida với sức gió hơn 190 km/ giờ
Milton hiện vẫn là cơn bão cấp 3 với sức gió 115 dặm/giờ (hơn 190km/h) sau khoảng nửa giờ đổ bộ. Cơn bão di chuyển theo hướng đông-đông bắc với tốc độ 15 dặm/giờ, mang theo sóng lớn, gió cực mạnh và lũ quét đe dọa tính mạng.
Xuất khẩu LNG của Bắc Mỹ tăng gấp đôi trong những năm tới
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) mới đây cho biết công suất xuất khẩu LNG ở Bắc Mỹ sẽ tăng gấp đôi trong vòng ba năm tới lên 24,4 tỷ feet khối mỗi ngày (Bcf/d) so với mức của năm 2023.
Diễn biến thị trường dầu thô thế giới tuần qua
Giá dầu tương lai giảm vào thứ Sáu (30/8), ghi nhận mức giảm trong 2 tháng liên tiếp, do lo ngại về nhu cầu về dầu sẽ giảm bất chấp nguồn cung gián đoạn từ Libya.
Bhutan - Quốc gia “xanh” duy nhất trên thế giới
Giữa bối cảnh thế giới đang đối mặt với những thách thức to lớn từ biến đổi khí hậu, Bhutan là hình mẫu toàn cầu về bảo vệ môi trường khi đạt mức carbon âm tính nhờ bảo tồn rừng và phát triển hiệu quả.
Lo ngại mưa bão diễn biến bất thường, Cục Hàng không Việt Nam chỉ đạo khẩn
Càng về cuối năm, xác suất xuất hiện La Nina lại càng lớn, tăng nguy cơ xảy ra mưa, bão, lũ với nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt là ở các sân bay khu vực miền Trung.
Mỹ tăng mạnh nhập khẩu cá ngừ đóng hộp từ Việt Nam
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), xuất khẩu (XK) cá ngừ đóng hộp của Việt Nam sang Mỹ liên tục tăng trưởng cao trong những tháng đầu 2024. Chỉ tính riêng trong tháng 4/2024, XK cá ngừ đóng hộp sang thị trường này tăng 127%, đạt hơn 10 triệu USD.
Ngành công nghiệp dầu khí Mỹ được lợi gì nếu ông Trump tái đắc cử?
Khi hàng trăm nhà khoa học khí hậu quốc tế dự báo hiện tượng nóng lên toàn cầu sẽ vượt qua ngưỡng nguy hiểm, ngành dầu khí đang chuẩn bị cho nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông Donald Trump với một loạt sắc lệnh hành pháp sẵn sàng được ký vào ngày đầu tái đắc cử.