Thứ năm, 04/05/2023, 07:08 AM
  • Click để copy

Liên Hợp Quốc cảnh báo sự trở lại của El Nino và các kỷ lục mới về nhiệt độ

Liên Hợp Quốc cảnh báo hiện tượng thời tiết El Nino sẽ phát triển trong những tháng tới, thúc đẩy nhiệt độ toàn cầu tăng cao hơn và thiết lập những kỷ lục nhiệt mới.

Liên Hợp Quốc cảnh báo sự trở lại của El Nino và các kỷ lục mới về nhiệt độ

Liên Hợp Quốc cảnh báo sự trở lại của El Nino và các kỷ lục mới về nhiệt độ

El Nino trở lại

Ngày 3/5, Liên Hợp Quốc cảnh báo nguy cơ ngày càng cao hiện tượng El Nino sẽ diễn ra trong vài tháng tới, làm nhiệt độ toàn cầu tăng cao và có thể sẽ dẫn tới những kỷ lục nắng nóng mới.

El Nino là một kiểu khí hậu tự nhiên thường liên quan đến việc tăng nhiệt độ trên toàn thế giới, xảy ra trung bình cứ sau 2 đến 7 năm và mỗi đợt thường kéo dài từ 9 - 12 tháng.

Các sự kiện El Nino thường liên quan đến lượng mưa tăng lên ở các vùng phía nam Nam Mỹ, miền nam nước Mỹ, vùng Sừng châu Phi và Trung Á. Nhưng đồng thời, El Nino cũng có thể gây hạn hán nghiêm trọng ở Australia, Indonesia và một số khu vực phía nam châu Á. Lần gần đây nhất El Nino xảy ra là vào năm 2018-2019.

Theo báo cáo được cập nhật trên trang web của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), khả năng hiện tượng El Nino phát triển vào cuối năm nay đang tăng lên. Điều này sẽ tác động tới các kiểu thời tiết và khí hậu ở nhiều khu vực trên thế giới.

“Chúng ta vừa trải qua 8 năm nóng nhất lịch sử, dù trong đó có 3 năm bị ảnh hưởng bởi hiện tượng La Nina. (Hiện tượng) này đóng vai trò như một cú hãm tạm thời đối với sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu”, Tổng thư ký WMO, giáo sư Petteri Taalas, cho biết.

Ông nhấn mạnh sự phát triển của El Nino rất có thể sẽ dẫn đến một đợt nóng lên toàn cầu mới và tăng khả năng phá vỡ các kỷ lục nhiệt độ.

“Thế giới nên chuẩn bị cho sự phát triển của El Nino - hiện tượng thường liên quan đến nhiệt độ tăng cao hay hạn hán. Nó có thể mang lại thời gian nghỉ ngơi sau hạn hán ở vùng Sừng châu Phi và các tác động khác do La Nina, nhưng cũng có thể gây ra các hiện tượng thời tiết và khí hậu khắc nghiệt hơn”, ông nói.

"Điều này nhấn mạnh Liên Hợp Quốc cần cảnh báo sớm để giúp mọi người giữ an toàn”, ông Taalas nói thêm.

WMO ước tính có 60% khả năng hiện tượng El Nino sẽ phát triển vào cuối tháng 7 và 80% khả năng phát triển vào cuối tháng 9.

Nhiều kỷ lục mới liên tiếp thiết lập

Báo cáo Tình trạng khí hậu toàn cầu mới nhất của WMO cho thấy, nhiệt độ toàn cầu tiếp tục tăng, khiến các năm từ 2015 đến 2022 trở thành những năm nóng nhất kể từ khi các dữ liệu theo dõi thường xuyên bắt đầu được ghi nhận năm 1850. Dù hiện tượng La Nina xảy ra ba năm liên tiếp trong khoảng thời gian kể trên, song cũng không tác động nhiều tới xu hướng tăng của nhiệt độ toàn cầu. Nhiệt độ trung bình toàn cầu vào năm 2022 cao hơn 1,15°C so mức trung bình của những năm 1850-1900.

WMO cho biết, ba loại khí nhà kính, vốn là tác nhân chính giữ lại nhiệt trong bầu khí quyển là carbon dioxide, methane và nitrous oxide đạt mức cao kỷ lục vào năm 2021. Lượng khí thải nhà kính ở mức độ kỷ lục đã gây ra những thay đổi ở quy mô toàn hành tinh, cả trên đất liền, trong các đại dương và trong bầu khí quyển.

Theo báo cáo, sự tan chảy ở các sông băng và mực nước biển dâng cũng thiết lập mức kỷ lục mới vào năm 2022 và được dự báo còn tiếp tục xu hướng tăng trong hàng nghìn năm nữa. WMO nhấn mạnh thêm, băng ở Bắc Cực đã giảm xuống mức thấp nhất từng được ghi nhận và tốc độ tan chảy của một số sông băng ở châu Âu cũng chưa từng có trong lịch sử. WMO lưu ý rằng, sự nóng lên của đại dương đặc biệt cao trong hai thập niên qua. Sự tan chảy cũng được ghi nhận ở các sông băng và chỏm băng ở Greenland và Nam Cực, trong khi các đại dương mở rộng thể tích do nhiệt tăng. Mực nước biển dâng đe dọa sự tồn tại của các cộng đồng ven biển và đôi khi là toàn bộ các quốc gia.

Tổng Thư ký WMO, GS Petteri Taalas cho biết, trong bối cảnh lượng khí thải nhà kính gia tăng và khí hậu thay đổi, người dân trên toàn thế giới tiếp tục bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các hiện tượng thời tiết và khí hậu khắc nghiệt. Theo Tổng Thư ký WMO, năm 2022 hạn hán liên tục ở Đông Phi, lượng mưa kỷ lục ở Pakistan và những đợt nắng nóng chưa từng ghi nhận ở Trung Quốc và châu Âu đã ảnh hưởng tới cuộc sống của hàng chục triệu người, dẫn đến tình trạng mất an ninh lương thực, kéo theo làn sóng di cư hàng loạt, gây thiệt hàng tỷ USD.

Báo cáo của WMO cũng đã xem xét nhiều tác động kinh tế - xã hội của thời tiết khắc nghiệt đối với cuộc sống của những người dễ bị tổn thương nhất trên thế giới. Tính đến năm 2021, 2,3 tỷ người phải đối mặt tình trạng mất an ninh lương thực, trong đó 924 triệu người đối mặt tình trạng mất an ninh lương thực ở mức nghiêm trọng. Các dự báo ước tính có tới 767,9 triệu người đối mặt tình trạng suy dinh dưỡng vào năm 2021, chiếm 9,8% dân số toàn cầu. Một nửa trong số này ở châu Á và một phần ba ở châu Phi. 5 năm hạn hán liên tiếp ở Đông Phi, cùng các yếu tố khác như xung đột vũ trang, đã gây ra tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng cho 20 triệu người trên khắp khu vực.

Các đợt nắng nóng trước gió mùa năm 2022 ở Ấn Độ và Pakistan đã khiến năng suất cây trồng sụt giảm. Điều này, kết hợp với các lệnh cấm xuất khẩu lúa mì tại các nước và hạn chế xuất khẩu gạo ở Ấn Độ sau khi cuộc xung đột ở Ukraine nổ ra, đã đe dọa khả năng cung cấp, tiếp cận và sự ổn định của các loại lương thực thiết yếu trên thị trường lương thực quốc tế, gây rủi ro cao cho các quốc gia vốn đã bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu hụt các loại thực phẩm chính.

Lũ lụt trên diện rộng ở Pakistan do mưa lớn vào tháng 7 và tháng 8/2022 đã làm hơn 1.700 người chết, trong khi khoảng 33 triệu người bị ảnh hưởng. Đến tháng 10/2022, khoảng tám triệu người đã phải di dời trong nước do lũ lụt. WMO ước tính, tổng thiệt hại và tổn thất kinh tế mà Pakistan phải gánh chịu sau đợt lũ lụt kỷ lục này là khoảng 30 tỷ USD.

Biến đổi khí hậu có thể khiến toàn bộ hệ sinh thái bị đảo lộn. Tác động môi trường của biến đổi khí hậu cũng là một trọng tâm của báo cáo, trong đó nêu bật sự thay đổi trong các sự kiện định kỳ của tự nhiên, như cây nở hoa hoặc chim di cư. Vào năm 2021, hoa anh đào ở Nhật Bản nở vào thời điểm sớm nhất trong vòng 1.200 năm qua. WMO công bố dữ liệu cho thấy, thời điểm di cư của hàng trăm loài chim ở châu Âu trong hơn 5 thập niên qua ngày càng không khớp với các mùa xuân khác, như thời điểm cây ra lá hay côn trùng mọc cánh, vốn là những yếu tố tự nhiên quan trọng đối với sự sống còn của các loài chim.

Báo cáo cho biết, những sự kiện không còn ăn khớp này có thể góp phần làm suy giảm số lượng ở một số loài di cư, đặc biệt là những loài trú đông ở châu Phi cận Sahara và có thể dẫn đến sự hủy hoại đa dạng sinh học.

Nghệ An: Phát hiện hàng chục con lợn rừng chết bất thường trong Vườn quốc gia Pù Mát

Nghệ An: Phát hiện hàng chục con lợn rừng chết bất thường trong Vườn quốc gia Pù Mát

10/12/2024 11:08

Trong quá trình tuần tra, lực lượng chức năng phát hiện 21 con lợn rừng sống hoang dã tại Vườn quốc gia Pù Mát (Nghệ An) chết bất thường, chưa rõ nguyên nhân.

Hưng Yên: Hội nhập kinh tế quốc tế gắn với mục tiêu tăng trưởng bền vững

Hưng Yên: Hội nhập kinh tế quốc tế gắn với mục tiêu tăng trưởng bền vững

09/12/2024 07:00

Những năm qua, mặc dù trải qua nhiều khó khăn và thách thức nhưng nền kinh tế của tỉnh Hưng Yên vẫn tiếp tục tăng cao và ổn định với mục tiêu đảm bảo các điều kiện về tăng trưởng xanh, phát triển bền vững.

Miền Bắc sắp đón đợt không khí lạnh mạnh nhất kể từ đầu mùa

Miền Bắc sắp đón đợt không khí lạnh mạnh nhất kể từ đầu mùa

05/12/2024 14:18

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, từ ngày 05 - 06/12, một đợt không khí lạnh với cường độ mạnh nhất kể từ đầu mùa đông năm nay sẽ ảnh hưởng sâu đến miền Bắc, khiến nhiệt độ giảm hơn 10 độ C tại nhiều nơi.

Thế giới thiệt hại nặng nề trong mùa mưa bão năm 2024

Thế giới thiệt hại nặng nề trong mùa mưa bão năm 2024

05/12/2024 14:15

Báo cáo cho thấy nơi chịu nhiều thiệt hại nhất trong mùa mưa bão là khu vực Bắc Mỹ với tổng cộng 110 tỷ USD, cao hơn nhiều mức trung bình 10 năm là 67,6 tỷ USD.

Thủ tướng yêu cầu trước 28/2/2026 phải khai thác sân bay Long Thành

Thủ tướng yêu cầu trước 28/2/2026 phải khai thác sân bay Long Thành

04/12/2024 06:14

Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu tiến độ sân bay Long Thành tới ngày 31/12/2025 phải xong và trước 28/2/2026 đưa vào khai thác, không chờ tới tháng 8/2026.

Chuyên gia nói gì về hiện tượng lở đá tại Quảng Nam do động đất liên tiếp?

Chuyên gia nói gì về hiện tượng lở đá tại Quảng Nam do động đất liên tiếp?

02/12/2024 10:08

Trong 2 ngày (30/11 - 01/12), 9 trận động đất xảy ra tại tỉnh Kon Tum gây rung lắc. Tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, người dân cảm nhận rõ rung chấn mạnh.

Đề xuất phát hành 100.000 tỷ trái phiếu cho nhà ở xã hội

Đề xuất phát hành 100.000 tỷ trái phiếu cho nhà ở xã hội

02/12/2024 10:01

Bộ Xây dựng đang xin ý kiến về dự thảo Nghị quyết nguồn vốn ưu đãi phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ.

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

02/12/2024 09:59

Ngày 1/12/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 125/CĐ-TTg yêu cầu các Bộ ngành, địa phương đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Hưng Yên lập kỷ lục đấu giá đất từ dưới 6 triệu đồng/m2 lên hơn 110 triệu đồng/m2

Hưng Yên lập kỷ lục đấu giá đất từ dưới 6 triệu đồng/m2 lên hơn 110 triệu đồng/m2

29/11/2024 10:05

Lô đất LK4-30 diện tích 178m2 ở thôn Hào Xuyên, xã Tân Lập, huyện Yên Mỹ (Hưng Yên) có giá khởi điểm đấu giá là 5,76 triệu đồng/m2. Sau khi đấu giá, lô đất này được trả giá cao nhất lên tới hơn 110,76 triệu đồng/m2.

Xem thêm