Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Xem xét bổ sung quy định về bảo vệ nước mặt
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị, cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu, xem xét bổ sung một điều mang tính nguyên tắc về bảo vệ nước mặt trong dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).
Sáng 14/8, tại Phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung thảo luận, cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).
Dự thảo Luật đã được Quốc hội đưa ra thảo luận tại Kỳ họp thứ 5 vừa qua; có 98 lượt đại biểu Quốc hội phát biểu tại tổ với 439 ý kiến góp ý, 23 lượt đại biểu Quốc hội phát biểu tại hội trường với 112 ý kiến góp ý, và 3 ý kiến góp ý bằng văn bản.
Đa số ý kiến đều tán thành về sự cần thiết ban hành Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) và cơ bản nhất trí với nhiều nội dung của dự thảo Luật.
7 vấn đề lớn cần chú trọng
Tại Phiên họp, trước khi tiến hành thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy báo cáo tóm tắt 07 vấn đề lớn trong việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).
Cụ thể, về phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật: Thường trực Ủy ban KH,CN&MT đã rà soát, bổ sung các nội dung như tại khoản 1 và sửa đổi khoản 2 dự thảo Luật; giữ nội dung khai thác, sử dụng nước trong phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật. Đồng thời, không bổ sung nước khoáng, nước nóng thiên nhiên này trong phạm vi điều chỉnh của Luật để tránh xáo trộn.
Về điều hòa, phân phối tài nguyên nước: Tiếp thu ý kiến ĐBQH, dự thảo Luật đã chỉnh sửa, bổ sung khoản 1 Điều 35 về căn cứ, nguyên tắc; khoản 2,3,4 Điều 35 về giải pháp điều hòa, phân phối tài nguyên nước; khoản 3,5 Điều 35 bổ sung quy định dự báo khí tượng, thuỷ văn, xu thế diễn biến lượng mưa, dòng chảy, lượng nước tích trữ tại các hồ chứa để dự báo lượng nước theo các thời kỳ trong năm nhằm chủ động kịch bản điều hòa, phân phối, bảo đảm hài hòa lợi ích của các bên khai thác, sử dụng nước; bổ sung quy định trách nhiệm của Bộ TN&MT, các Bộ có liên quan và UBND các tỉnh trên lưu vực sông trong hoạt động điều hòa, phân phối tài nguyên nước tại khoản 5 Điều 35.
Về khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho sinh hoạt, để tránh chồng chéo trong quy định pháp luật về quản lý nước sinh hoạt, Luật Tài nguyên nước chỉ quy định một số nguyên tắc về yêu cầu quản lý và đảm bảo chất lượng, số lượng nguồn nước cấp cho sinh hoạt tại Điều 27 và Điều 43 dự thảo Luật. Còn các nội dung cụ thể về khai thác, sử dụng, cấp nước cho sinh hoạt sẽ được điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện theo pháp luật chuyên ngành về cấp thoát nước.
Về đăng ký, cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước: dự thảo Luật đã bổ sung 04 điều quy định cụ thể về nguyên tắc cấp phép, đối tượng phải đăng ký, cấp phép khai thác sử dụng nước, điều kiện cấp phép tại các Điều từ 53 đến 56. Về quy mô để làm căn cứ cấp phép sẽ được Chính phủ quy định chi tiết để phù hợp với tính đặc thù của nước luôn biến động theo thời gian và không gian.
Bên cạnh đó, dự thảo Luật đã luật hóa một số quy định đã được thực hiện ổn định thời gian qua trong Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Tài nguyên nước hiện hành. Về thành phần hồ sơ, nội dung, trình tự, thủ tục cấp phép, gia hạn, điều chỉnh giấy phép…sẽ giao Chính phủ quy định chi tiết để bảo đảm tính linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành. Về phí, lệ phí cấp phép sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí nên xin phép không quy định trong dự thảo Luật;…
Liên quan đến quy định về sử dụng nước tuần hoàn, tái sử dụng nước: Dự thảo Luật đã bổ sung Điều 58 quy định về tuần hoàn và tái sử dụng nước thải ở 03 mức độ: Khuyến khích áp dụng; có lộ trình áp dụng và bắt buộc áp dụng, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế-xã hội trong từng thời kỳ.
Đồng thời, bổ sung chính sách ưu đãi, khuyến khích các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có khai thác, sử dụng nước và xả nước thải có giải pháp sử dụng nước tuần hoàn, tái sử dụng nước;…
Về trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước, dự thảo Luật đã bổ sung quy định trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ TN&MT, Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng; bổ sung trách nhiệm của Bộ Xây dựng, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; bổ sung cơ chế phối hợp giữa bộ TN&MT với các Bộ có liên quan; trách nhiệm của UBND các cấp.
Ngoài ra, về tổ chức lưu vực sông, dự thảo Luật đã bổ sung Điều 81 quy định chức năng của tổ chức lưu vực sông là tổ chức phối hợp liên ngành, hoạt động kiêm nhiệm; ..
Cần bổ sung quy định về bảo vệ nước mặt
Phát biểu ý kiến tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh tầm quan trọng của nước mặt, và cho rằng vấn đề quản lý, bảo vệ nguồn nước này chưa được quan tâm đúng mức.
Từ bài học của thành phố Hà Nội, sử dụng 100% nước sạch được sản xuất từ nước mặt, trong khi không có hệ thống quan trắc để giám sát an toàn nguồn nước, nên khi gặp sự cố ô nhiễm nguồn nước mặt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến an ninh, an toàn nguồn nước.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị, cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu, xem xét bổ sung một điều mang tính nguyên tắc về bảo vệ nước mặt trong dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).
Nhấn mạnh việc sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả và bảo đảm tuần hoàn nước, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, có những trường hợp để bảo đảm theo yêu cầu tuần hoàn nước thì lại không bảo đảm hiệu quả của nhà đầu tư, nhưng vẫn phải làm để bảo đảm tổng thể hiệu quả về kinh tế-xã hội.
“Nếu chỉ nói tiết kiệm và hiệu quả không thôi thì doanh nghiệp sẽ không làm”, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nói và đưa ra ví dụ về dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá (Hà Nội) không tuần hoàn nước sau xử lý nên giá thành xây dựng nhà máy tăng cao.
Bên cạnh đó, qua thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho rằng quản lý tài nguyên nước hiện nay chủ yếu qua giấy phép (tiền kiểm), do đó đề nghị bổ sung các quy định về tiêu chuẩn, tiêu chí để quản lý, hậu kiểm để người dân có thể tham gia vào công tác quản lý tài nguyên nước.
Không giữ “người nhà”, bỏ “người tài”
16/12/2024, 13:58Thủ tướng chỉ đạo chấn chỉnh công tác đấu giá đất
16/12/2024, 13:54Yên Bái: Chỉ số hạnh phúc của người dân năm 2024 tăng lên 66,52%
10/12/2024, 11:18Hưng Yên: Hội nhập kinh tế quốc tế gắn với mục tiêu tăng trưởng bền vững
09/12/2024, 07:00Miền Bắc sắp đón đợt không khí lạnh mạnh nhất kể từ đầu mùa
05/12/2024, 14:18Thế giới thiệt hại nặng nề trong mùa mưa bão năm 2024
Báo cáo cho thấy nơi chịu nhiều thiệt hại nhất trong mùa mưa bão là khu vực Bắc Mỹ với tổng cộng 110 tỷ USD, cao hơn nhiều mức trung bình 10 năm là 67,6 tỷ USD.
Thủ tướng yêu cầu trước 28/2/2026 phải khai thác sân bay Long Thành
Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu tiến độ sân bay Long Thành tới ngày 31/12/2025 phải xong và trước 28/2/2026 đưa vào khai thác, không chờ tới tháng 8/2026.
Chuyên gia nói gì về hiện tượng lở đá tại Quảng Nam do động đất liên tiếp?
Trong 2 ngày (30/11 - 01/12), 9 trận động đất xảy ra tại tỉnh Kon Tum gây rung lắc. Tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, người dân cảm nhận rõ rung chấn mạnh.
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ trái phiếu cho nhà ở xã hội
Bộ Xây dựng đang xin ý kiến về dự thảo Nghị quyết nguồn vốn ưu đãi phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ.
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Ngày 1/12/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 125/CĐ-TTg yêu cầu các Bộ ngành, địa phương đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Hưng Yên lập kỷ lục đấu giá đất từ dưới 6 triệu đồng/m2 lên hơn 110 triệu đồng/m2
Lô đất LK4-30 diện tích 178m2 ở thôn Hào Xuyên, xã Tân Lập, huyện Yên Mỹ (Hưng Yên) có giá khởi điểm đấu giá là 5,76 triệu đồng/m2. Sau khi đấu giá, lô đất này được trả giá cao nhất lên tới hơn 110,76 triệu đồng/m2.
Tổng kết, đánh giá hoạt động lĩnh vực thông tin điện tử năm 2024, định hướng năm 2025
Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT, Nghị định 147/2024/NĐ-CP có những chính sách mới sẽ ảnh hưởng và thay đổi một số thói quen sử dụng mạng xã hội của người Việt Nam.
Quảng Nam: Voi sổng chuồng xuất hiện trên đường quốc lộ 14E
Chiều 26/11, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều video ghi lại cảnh cá thể voi đi lạc trên tuyến đường quốc lộ 14E, đoạn ven biển của tỉnh Quảng Nam.
Trình Quốc hội xem xét việc tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
Chiều 27/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về việc tiếp tục chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.