Măng rất ngon nhưng 6 nhóm người này tuyệt đối không nên ăn măng
Măng là món ăn được nhiều người yêu thích nhưng không phải ai cũng ăn được. Dưới đây là 6 nhóm người được khuyến cáo là không nên ăn măng.

Măng tươi là món ăn khoái khẩu của nhiều người, tuy nhiên với một số người thì đây lại là loại thực phẩm cấm kỵ. Dưới đây là những người không nên ăn măng.
Những người không nên ăn măng
Phụ nữ đang mang thai
Trong măng có chứa độc tố glucozit, thành phần này sẽ sản sinh ra acid xyanhydric. Sau khi đi vào dạ dày, glucozit sẽ bị phân huỷ dưới tác động của men tiêu hoá, chất chua có trong dạ dày và cuối cùng acid xyanhyfric sẽ bị đẩy ra ngoài dưới dạng dịch nôn (tức là cơ thể không chịu nổi chất độc).
Đã có nhiều trường hợp bà bầu bị ngộ độc măng và gây ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.
Những người sử dụng thuốc aspirin thường xuyên
Những người đang phải sử dụng thuốc aspirin thường xuyên nếu ăn măng sẽ gây kích ứng đường tiêu hoá, làm tổn thương niêm mạc dạ dày.
Người đang mắc bệnh đau dạ dày
Bệnh đau dạ dày thường chuyển thành mãn tính, tái đi tái lại và ít người kiên trì chữa trị khỏi hẳn. Những người bị đau dạ dày cần kiêng cữ khá nhiều trong việc ăn uống, ngay cả sau khi đã điều trị khỏi bệnh để không bị tái phát trở lại.
Người bị đau dạ dày không nên ăn măng bởi trong măng có một hàm lượng acid cyanhydirc (khoảng 230 mg/kg măng củ). Đây là chất độc hại đối với dạ dày.
Người bị bệnh gút
Khi bị bệnh gút, bạn cần thật cẩn trọng với chế độ ăn uống bởi vì có thể làm tăng lượng acid uric trong máu, làm bệnh trở nên nặng hơn. Những loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như: măng tre, măng trúc, măng tây,... sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric có trong cơ thể.
Trẻ em
Axit oxalic có trong măng tươi sẽ làm ảnh hưởng đến việc hấp thu và tận dụng canxi, kẽm của cơ thể. Vì thế, trẻ em đang ở trong giai đoạn phát triển không nên ăn măng quá nhiều để tránh bị thiếu canxi, kẽm dẫn đến chậm phát triển.
Người bị bệnh thận
Bệnh thận đôi khi cũng là do vi khuẩn streptocoques gây nên nhưng thông thường là do những bệnh khác gây ảnh hưởng đến thành mạch máu, làm tổn hại đến thận như bệnh cao huyết áp và bệnh đái tháo đường.
Nếu bạn đang mắc bệnh thận, chế độ ăn uống cần phải đặc biệt lưu ý. Măng tây, măng tre là thực phẩm giàu canxi không có lợi cho bệnh thận mãn tính và suy thận. Đặc biệt, axit oxalic kết hợp cùng với canxi còn có thể tạo ra sỏi thận.
Trong măng chứa độc tố cyanide nên không tốt cho sức khoẻ nếu như bạn không biết chế biến đúng cách.
Để loại bỏ đi độc tố trong măng, trước khi nấu bạn nên luộc, ngâm chua hoặc phơi khô măng, tuyệt đối không nên ăn măng sống.
Khi chế biến cần chú ý 3 điều này để tránh bị ngộ độc
Khi chế biến măng, bạn nên chú ý vào 3 điều dưới đây để món măng ngon hơn mà còn tránh bị ngộ độc măng nữa:
Luộc măng qua loa: Bạn đã biết, trong măng có chứa độc tố cyanide, chất này khi đi qua đường tiêu hóa sẽ biến thành một loại axit gây hại cho cơ thể, đó là axit cyanhydric. Chất độc này cực kỳ nguy hiểm, nhưng khi luộc sôi trong 12 giờ thì hàm lượng cyanide trong măng vẫn còn khoảng 160mg mỗi cân. Để kỹ hơn, bạn nên luộc và ngâm trong nước lâu ngày cho đến khi thấy măng ngả vàng và có mùi chua. Bạn nên luộc và rửa măng thật kỹ nhiều lần trong khi chế biến để hạn chế ngộ độc do măng mang lại.
Đậy vung khi nấu măng: Thông thường theo thói quen nấu ăn khi nấu luộc món gì thì bạn thường đậy vung. Nhưng riêng với măng thì bạn không nên đậy vung khi nấu ăn. Các chất độc sẽ bay ra qua hơi khi nấu măng, nếu đậy vung, chất độc của măng sẽ không thể bay ra được. Do đó, sau khi mua măng về bạn rửa sạch, ngâm muối rồi luộc măng 3 lần và khi luộc tuyệt đối không đậy vung để các độc tố có thể thoát ra.
Không sử dụng măng tươi ngâm giấm, ăn xổi. Do trong măng chứa nhiều độc tố không tốt cho sức khoẻ nên bạn không nên ăn măng được ngâm giấm chưa đủ thời gian, măng chưa ngả màu và không có mùi chua. Khi ăn những loại măng đó rất có thể bạn sẽ bị ngộ độc, gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Cùng chủ đề
Lê Thúy công khai mắng Lưu Thiên Hương khi thấy đàn chị trách móc bố mẹ bé trai 6 tuổi tử vong vì bị quên trên xe bus
Người chồng đánh vợ mang thai 8 tháng bất ngờ lên tiếng
Bộ y tế: Không nên mua, sử dụng thực phẩm chức năng Benta z trên các trang mạng
Bệnh tả lợn Châu Phi không gây bệnh trên người
Thử thách Momo kinh dị trên YouTube Kids dạy trẻ cách tự tử

Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm dịp Giỗ Tổ Hùng Vương
06/04/2025, 14:36
Hành động ngay để cải thiện chất lượng không khí ở các thành phố lớn
27/03/2025, 21:37
100% bệnh viện trên toàn quốc phải triển khai bệnh án điện tử
18/03/2025, 11:03
Xử lý triệt để ô nhiễm không khí ở Hà Nội, TP.HCM và các thành phố lớn
06/03/2025, 15:22
Mưa phùn, nồm ẩm ở miền Bắc khi nào chấm dứt?
22/02/2025, 18:54
Làm gì để bảo vệ sức khỏe trong thời tiết nồm ẩm?
19/02/2025, 17:05Chuyên gia: Đây là “thời điểm vàng” để chống lại ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí không chỉ gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe con người mà còn mang đến những tác động tiêu cực đối với nhiều lĩnh vực khác như du lịch và kinh tế.
Chỉ số ô nhiễm không khí ngày 13/2 của Hà Nội ở mức rất xấu
IQAir cho hay, chỉ số ô nhiễm không khí sáng ngày 13/2 tại khu vực các quận: Tây Hồ, Cầu Giấy, Hai Bà Trưng, Long Biên, Hoàn Kiếm... của Hà Nội AQI là trên 200, màu tím- mức rất xấu, ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Chất lượng không khí Hà Nội ô nhiễm mức rất xấu
Theo IQAir, sáng 11/02 chỉ số ô nhiễm không khí tại nhiều quận, huyện của Hà Nội AQI trên 200, màu tím- mức rất xấu, ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Hôm nay (ngày 10/2) Hà Nội là thành phố ô nhiễm thứ 4 thế giới
Sáng nay, với chỉ số AQI ở mức 176, chất lượng không khí của Hà Nội ở mức màu đỏ "không lành mạnh", trạm đo ở quận Tây Hồ ghi nhận chỉ số AQI cao nhất, "không lành mạnh" ở mức 191.
Chất lượng không khí tại Hà Nội không tốt cho các nhóm nhạy cảm
Theo hệ thống quan trắc không khí IQAir, vào lúc 11h sáng 9/2, chỉ số chất lượng không khí của Hà Nội ở mức màu cam "không tốt cho các nhóm nhạy cảm".
Số ca mắc cúm gia tăng, chưa ghi nhận virus thay đổi về độc lực
Một số bệnh viện lớn phía Bắc ghi nhận gia tăng ca mắc cúm mùa, trong đó có ca nặng, phải thở ECMO. Bộ Y tế cho biết, các ca mắc cúm hiện tại không thay đổi về độc lực, chủ yếu là cúm A/H1N1, A/H3N2 và cúm B, tuy nhiên, người dân không nên chủ quan.
Hôm nay (ngày 7/2) chất lượng không khí Hà Nội ở mức 'Tốt' nhờ không khí lạnh
Theo hệ thống quan trắc không khí IQAir, vào lúc 7h26 sáng nay (ngày 7/2), với chỉ số AQI ở mức 45, không khí của Hà Nội được đánh giá ở mức Tốt.
Hôm nay (ngày 6/2) Hà Nội là thành phố ô nhiễm thứ 5 thế giới
Với chỉ số AQI ở mức 182, chất lượng không khí của Hà Nội ở mức màu đỏ "không lành mạnh"; tại trạm đo ở quận Hai Bà Trưng ghi nhận chỉ số AQI cao nhất, màu tím rất không tốt ở mức 215.
Hôm nay (ngày 5/2) chất lượng không khí Hà Nội ở mức không lành mạnh
Sáng 5/2, Hà Nội đứng thứ 14 trong danh sách các thành phố ô nhiễm nhất thế giới, với chất lượng không khí ở mức màu đỏ.