MBBank: Cho vay bất động sản tăng cao cùng nợ xấu
Dữ liệu tài chính quý 1/2024 cho thấy lợi nhuận của Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBBank) giảm, nợ xấu tăng. Đáng chú ý là mặc dù thị trưởng xây dựng – bất động sản đang gặp khủng hoảng nhưng ngân hàng này vẫn bơm vốn mạnh cho lĩnh vực đầy rủi ro này.
Lợi nhuận MBBank sụt giảm
Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBBank; mã chứng khoán: MBB) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với thu nhập lãi thuần đạt 9.062 tỷ đồng, giảm 11,4% so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, lợi nhuận trước thuế đạt 5.795 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 4.624 tỷ đồng, lần lượt giảm 11% và 11,2%.
Tính đến ngày 31/3/2024, tổng tài sản của MBBank bất ngờ giảm 4,7%, từ 945.000 tỷ đồng xuống 901.000 tỷ đồng. Được biết, đây là quý giảm nhiều nhất của MBBank trong 20 năm qua.
Đáng chú ý, tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước (NHNN) của MBBank đã giảm mạnh từ hơn 66.000 tỷ đồng xuống chỉ còn 11.915 tỷ đồng. Bên cạnh đó, chứng khoán kinh doanh cũng giảm 13.685 tỷ đồng. Trong khi ở chiều ngược lại tiền, vàng gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác lại tăng 31.000 tỷ đồng.
Về quy định, việc gửi tiền tại NHNN là bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại, nhằm đảm bảo tính thanh khoản. Tuy nhiên, việc ngân hàng thương mại rút tiền gửi về trước hết là do thanh khoản của họ trong thời gian gần đây gặp khó khăn, cụ thể là việc huy động vốn tương đối khó.Bản chất, ngân hàng đang "khát vốn", dẫn đến việc phải rút các khoản vốn đang gửi ở nơi khác về để đảm bảo quá trình kinh doanh tốt nhất, đảm bảo các chỉ tiêu an toàn vốn với chi phí thấp nhất.
Đối với MBBank, không chỉ rút về hơn 54.000 tỷ đồng gửi NHNN mà ngân hàng còn liên tục phát hành thêm trái phiếu để huy động vốn. Tính từ đầu năm đến nay, MBBank đã có 8 lần phát hành trái phiếu với tổng giá trị 2.650 tỷ đồng, lãi suất từ 6,18-6,5%/năm.
Dù khát vốn nhưng có thể thấy MBBank đang “bơm vốn” đều cho các lĩnh vực, trong đó có bất động sản và xây dựng. Báo cáo tài chính quý I/2024 cho thấy, riêng lĩnh vực cho vay kinh doanh bất động sản, MBBank đang có dư nợ cho vay ở mức 45.267,727 tỷ đồng, tăng 1.999,2 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2023. Trong khi đó cho vay lĩnh vực xây dựng của MBBank lại giảm trong 3 tháng đầu năm nay, từ mức 28.700,450 tỷ đồng (tính đến 31/12/2023) xuống còn 24.799,112 tỷ đồng (ngày 31/3/2024).
Ba tháng, nợ xấu tăng gần 5.500 tỷ đồng
Mới đây, MBBank đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên, tại đại hội, lãnh đạo MBBank cũng đã nhận được các câu hỏi của cổ đông về khoản nợ của Novaland và Trung Nam Group. Ông Phạm Như Ánh, Tổng giám đốc MBBank cho biết, các khoản này đều chưa có nhiều quan ngại do MBBank cho vay theo đúng kế hoạch, quản lý theo từng dự án và không ảnh hưởng đến hoạt động liên tục của khách hàng.
Cũng tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, MBBank với một số kế hoạch mới như: Lợi nhuận trước thuế năm nay tăng trưởng từ 6-8%, tài sản tăng 13%.
Về tăng trưởng tín dụng, MBBank cũng đặt mục tiêu trung bình là 15% mỗi năm. Trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu sẽ được kiểm soát dưới 2%, tỷ lệ an toàn vốn tuân thủ Basel II, ở mức tối thiểu là 9%. Tỷ lệ trả cổ tức trung bình trong 5 năm tới sẽ là 15-20%/năm…
Bên cạnh đó, ngân hàng cũng dự kiến tăng vốn điều lệ thêm 8.579 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự kiến trong năm 2024 hoặc đến quý II/2025. Nếu phát hành thành công, MB sẽ tăng vốn điều lệ từ gần 52.141 tỷ đồng lên gần 61.643 tỷ đồng.
Mục tiêu là vậy nhưng thực tế nợ xấu của MBBank đang tăng, tính đến hết quý I/2024, nợ xấu của nhà băng này ở mức 13.621,667 tỷ đồng, chiếm hơn 2,34% tổng cho vay khách hàng. Kết thúc năm 2023, nợ xấu của MBBank ở mức 8.121,854 tỷ đồng, chiếm 1,4.
Như vậy, chỉ riêng trong 3 tháng đầu năm, nợ xấu của MB đã tăng gần 5.499,813 tỷ đồng. Đặc biệt, nợ nhóm 5 - nợ có khả năng mất vốn tăng cực mạnh. Cụ thể, kết thúc năm 2023 nợ nhóm 3 của MBBank ở mức 2.698,510 tỷ đồng thì sau 3 tháng đầu năm 2024 đã tăng lên 3.173,143 tỷ đồng; Tương tự nợ nhóm 4 của MBBank ở mức 2.572,000 tỷ đồng (ngày 31/12/2023) lên mức 4.452,311 tỷ đồng; Đặc biệt nợ nhóm 5 - nhóm nợ có khả năng mất vốn tăng mạnh từ 2.851,344 tỷ đồng (tính đến ngày 31/12/2023) lên mức 5.996,213 tỷ đồng (tính đến ngày 31/3/2024).Với việc nợ xấu tăng lên, MBBank phải đã trích lập dự phòng rủi ro 2.707 tỷ đồng, gấp rưỡi so với cùng kỳ năm trước.
Hà Nội tăng cường rà soát các sàn giao dịch bất động sản
16/12/2024, 14:00Trên 56% doanh nghiệp Nhật sẽ mở rộng kinh doanh tại Việt Nam
16/12/2024, 10:55T&T Group trở thành cổ đông chiến lược của Vietravel Airlines
13/12/2024, 15:01Một số điểm sáng kinh tế - xã hội tháng 11 và 11 tháng năm 2024
12/12/2024, 14:24Trí tuệ nhân tạo xanh: Giải pháp công nghệ bền vững của tương lai
12/12/2024, 11:42Dự báo thời tiết 12/12: Mưa và rét buốt, miền Bắc 'trở mình' chóng mặt
12/12/2024, 11:42Thực hành ESG tại doanh nghiệp đi đầu về phát triển bền vững - Vinamilk
Là một điển hình về phát triển bền vững (PTBV) với các thực hành tốt ở cả 3 tiêu chí Môi trường – xã hội – quản trị (E-S-G), Vinamilk tiếp tục là cái tên được đánh giá cao trong Top 10 doanh nghiệp phát triển bền vững Việt Nam 2024 năm thứ 9.
Ngân hàng đồng loạt đưa ra nhiều gói tín dụng xanh hấp dẫn về lãi suất
Tài chính xanh là một cấu phần quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng xanh và cũng là lĩnh vực tiềm năng mà các nhà băng ngày càng quan tâm.
Vietjet tiếp tục nhận tàu bay mới những tháng cuối năm 2024, mở rộng đội tàu bay hiện đại
Tàu bay thế hệ mới A321neo ACF (Airbus Cabin Flex) mới nhất của Vietjet đã hạ cánh tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, TP.HCM sau hành trình từ nhà máy Airbus tại Hamburg, Đức.
19 tập đoàn, tổng công ty sẽ được giao cho bộ, ngành quản lý
19 tập đoàn, tổng công ty sẽ được chuyển về các bộ, ngành quản lý sau khi Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp kết thúc hoạt động.
Kinh tế năm 2024 có thể tăng trưởng cao hơn mức 7%
Theo Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương, tăng trưởng kinh tế năm nay có thể đạt được mục tiêu kỳ vọng 7%, và có thể đạt cao hơn.
Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam tham dự Diễn đàn Kỹ sư Lan Thương-Mê Kông 2024
Nhận lời mời từ Chủ tịch Hiệp hội Kỹ sư Trung Quốc, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam - TS. Đặng Việt Dũng đã dẫn đầu đoàn công tác gồm bốn thành viên tham gia Diễn đàn Kỹ sư Lan Thương-Mê Kông 2024 từ ngày 4 đến ngày 7 tháng 12 năm 2024 tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam Trung Quốc.
Tập đoàn BRG lần thứ tư liên tiếp được vinh danh Doanh nghiệp Bền vững Việt Nam
Tập đoàn BRG vừa có lần thứ tư liên tiếp được vinh danh tại giải thưởng “Doanh nghiệp Bền vững Việt Nam” trong Lễ công bố các doanh nghiệp bền vững 2024 do Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức, ghi nhận những nỗ lực và đóng góp tích cực của Tập đoàn BRG đối với sự phát triển bền vững của nền kinh tế - môi trường - xã hội trong những năm vừa qua.
Sàn Temu dừng hoạt động tại Việt Nam, quyền lợi người dùng có được bảo đảm?
Đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số khuyến cáo người dùng không nên hoang mang nếu đã đặt hàng ở Temu trước đó, bởi nếu quá thời hạn mà chưa giao hàng, sàn Temu phải có nghĩa vụ chuyển trả lại tiền cho người mua.
Nghệ An: Ghi nhận 1.948 doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2024
Tính đến ngày 20/11/2024, toàn tỉnh Nghệ An đã ghi nhận 1.948 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 3,89% so với cùng kỳ năm trước.Nghệ An hiện có hơn 39.000 doanh nghiệp đăng ký, trong đó trên 16.000 doanh nghiệp đang hoạt động. Tính đến ngày 20/11/2024, toàn tỉnh đã ghi nhận 1.948 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 3,89% so với cùng kỳ năm trước, với tổng vốn đăng ký đạt 20.483 tỷ đồng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của khó khăn kinh tế, số lượng doanh nghiệp giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động trong năm 2024 đã tăng đáng kể. Cụ thể, có 302 doanh nghiệp tự nguyện giải thể (tăng 35,29%), 1.483 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động (tăng 8,6%) và 715 doanh nghiệp hoạt động trở lại, giảm 19,4% so với năm trước. Một góc của TP.Vinh. Ảnh: Bna Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh không đạt kế hoạch đề ra hoặc chỉ tăng trưởng thấp. Các ngành như: Sản xuất bia đạt 78,38% kế hoạch (tăng 2,56%), thức ăn gia súc 78,26% kế hoạch (tăng 5,57%), quần áo may sẵn 79,17% kế hoạch (tăng 0,6%). Trong khi