Mục sở thị nhiều trang phục cung đình triều Nguyễn
Tại triển lãm “Chế độ Y quan triều Nguyễn”, du khách được tận mắt xem những trang phục chốn cung đình, biết được ngày trước Hoàng đế, Hoàng thái hậu, cung nữ, các quan... mặc trang phục ra sao.
Triển lãm “Chế độ Y quan triều Nguyễn” được diễn ra cho đến ngày 7/7 tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế (Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng), số 15 Lê Lợi, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Bố cục triển lãm này có ba chủ đề bao gồm trang phục hoàng gia, trang phục quan lại, binh lính và trang phục tân khoa.
Triển lãm này trưng bày và giới thiệu hơn 120 phiên bản tài liệu, tư liệu, hình ảnh, hiện vật đang lưu trữ, bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, Bảo tàng Lịch sử TP HCM, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, bộ sưu tập của nhà sưu tập Nguyễn Hữu Hoàng…, trong đó có hơn 50 văn bản tài liệu Hán Nôm thuộc khối Châu bản triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới lần đầu tiên được công bố.
Theo BTC, trang phục là yếu tố quan trọng trong việc tạo nên tính quy củ về hình thức của mỗi triều đại quân chủ. Thậm chí, đối với các nước phương Đông, trình độ văn minh của các triều đại còn được đánh giá qua chế độ Y Quan (áo mũ, nghĩa rộng là trang phục) và Lễ Nhạc. Các triều đại quân chủ Việt Nam cũng đặc biệt chú ý đến điều này. Vì vậy, thường sau khi thành lập triều đại sẽ đều nghiên cứu, xây dựng và thiết lập ngay chế độ Y quan và Lễ Nhạc phù hợp.
Dưới triều Nguyễn, chế độ Y quan càng được xem trọng, ngôn ngữ trang phục thể hiện quyền lực và đường lối chính trị, là niềm tự hào của triều đại.
Trang phục cung đình triều Nguyễn không chỉ là trang phục, mà còn là văn hóa, bao hàm những giá trị về thẩm mỹ mang bản sắc dân tộc... Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy những tư liệu, hình ảnh, hiện vật của trang phục cung đình triều Nguyễn vô cùng quan trọng, là vấn đề được các nhà nghiên cứu và công chúng quan tâm.
Triển lãm diễn ra với mong muốn mang lại cho công chúng cái nhìn tổng quát về chế độ trang phục cung đình của triều Nguyễn, nét tinh tế mà đặc sắc của nghệ thuật thẩm mỹ nhưng cũng rất chặt chẽ trong sự phân cấp phẩm hàm.
Triển lãm mang đến cho du khách buổi thưởng lãm ý nghĩa và thú vị. Đây là dịp giúp công chúng cảm nhận sâu sắc hơn về trang phục cung đình triều Nguyễn, từ đó góp phần tôn vinh, bảo tồn và phát huy nét đẹp độc đáo của trang phục này.
Được biết, triển lãm do Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Lưu trữ quốc gia I tổ chức.
Dưới đây là một số hình ảnh ở triển lãm:
TIN LIÊN QUAN
Cùng chủ đề
Ảnh hưởng bão Trà Mi, Thừa Thiên – Huế yêu cầu người dân không ra đường
Thừa Thiên Huế: Ra quân Ngày Chủ nhật xanh chung tay vệ sinh môi trường biển
Hơn 16.000 ngôi nhà bị ngập, 2 người chết và mất tích do mưa lũ tại Huế
Áp thấp nhiệt đới đã đi vào khu vực Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế, gây mưa lớn
Thừa Thiên Huế: Áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn, tổn thất nhiều tài sản
Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2023: Đêm khai mạc hứa hẹn nhiều bất ngờ
03/06/2023, 07:13Trải nghiệm Tết truyền thống trong phố cổ Hà Nội
04/01/2023, 21:55'Thắp lên ngọn lửa' - Chào năm mới Quý Mão 2023
04/01/2023, 16:25VCCA TỔ CHỨC TRIỂN LÃM ĐIÊU KHẮC “TRUNG ĐIỂM” TẠI NAM HỘI AN
11/11/2022, 15:31“Hà Nội Flow” mở màn chuỗi hoạt động tại Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội
07/11/2022, 09:27Tưng bừng chào đón du khách bay Vietjet từ Ahmedabad (Ấn Độ) đến với Việt Nam
Người dân và du khách sẽ lần đầu tiên có cơ hội bay thẳng từ Việt Nam đến với Ahmedabad, thành phố lớn nhất bang Gujarat, miền Tây Ấn Độ với hai đường bay từ Hà Nội, TP.HCM của Vietjet, với 4 chuyến khứ hồi vào các ngày thứ Ba, thứ Năm, thứ Bảy và Chủ Nhật hàng tuần.
Phát triển du lịch Thủ đô thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
Sáng 20-9, Đoàn kiểm tra số 01 của Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố làm Trưởng đoàn đã làm việc với Sở Du lịch về kết quả xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.
Du lịch Hà Nội đón 13,87 triệu lượt khách kể từ đầu năm
Ngày 19/9, Sở Du lịch Hà Nội thông tin, trong nửa đầu tháng 9, ngành du lịch Hà Nội đã đón khoảng 1,48 triệu lượt khách. Trong đó khách du lịch quốc tế ước đón 184.000 lượt khách, tăng 18% so với tháng 8/2022; khách du lịch nội địa ước đón 1,3 triệu lượt khách.
Hà Nội vinh dự nhận giải thưởng Điểm đến du lịch thành phố hàng đầu Châu Á năm 2022
Năm nay, thành phố Hà Nội vinh dự được giải thưởng Điểm đến du lịch thành phố hàng đầu châu Á năm 2022, do World Travel Awards trao tặng.
Du lịch Hà Nội ''bùng nổ'' dịp nghỉ lễ 2-9
Trong 4 ngày nghỉ lễ 2-9, lượng du khách đổ về Hà Nội - trái tim của cả nước - khá đông, cho thấy sự “bùng nổ” của du lịch Thủ đô. Nhiều khu, điểm du lịch trong tình trạng quá tải. Dù vậy, hoạt động tham quan, vui chơi ngày lễ vẫn diễn ra an toàn, vui tươi.
Du lịch Việt Nam đã đón hơn 1,44 triệu lượt khách quốc tế
Tổng cục Thống kê cho biết khách quốc tế đến Việt Nam tháng 8 đạt 486.400 lượt người, tăng 38% so với tháng 7, và gấp 52,3 lần so với cùng kỳ năm 2021 do Việt Nam đã mở cửa du lịch, các đường bay quốc tế được khôi phục.
Cần giảm bớt thủ tục để 'hút' du khách quốc tế đến Việt Nam
Theo phản ánh của các doanh nghiệp du lịch, lữ hành, mục tiêu đón 5 triệu lượt khách quốc tế tới Việt Nam trong năm nay còn rất nhiều thách thức. Để phục hồi khách quốc tế, cần thực hiện nhiều giải pháp, trong đó phải giảm bớt thủ tục, đơn giản hóa thị thực điện tử và thị thực tại cửa khẩu...
Xu hướng du lịch không rác thải nhựa trên thế giới
Rác thải nhựa đã trở thành vấn đề mang tính toàn cầu. Hạn chế, giảm thiểu rác thải nhựa để bảo vệ môi trường, trả lại vẻ đẹp tự nhiên cho những điểm du lịch đang trở thành thông điệp được du khách hưởng ứng.
Du lịch Hà Nội đã vượt mục tiêu đón khách nội địa năm 2022
Chỉ sau gần 4 tháng mở cửa, Hà Nội đã đón khoảng 10,62 triệu lượt du khách, trong đó khách nội địa ước đạt 10,2 triệu lượt, vượt mục tiêu đón 7 - 8 triệu lượt khách nội địa đặt ra trong kế hoạch năm 2022.