Nhiệt độ toàn cầu đang tăng lên mức đáng báo động
Báo cáo mới nhất từ Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho thấy, nhiệt độ toàn cầu đang tăng lên mức đáng báo động, Trái Đất đang tiến đến ngưỡng nguy hiểm chưa từng thấy.
Biến đổi khí hậu hiện nay đang diễn ra nhanh hơn dự đoán, để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với hệ sinh thái và con người.
Theo báo cáo về Tình hình khí hậu toàn cầu năm 2024 của WMO, thập kỷ vừa qua là thập kỷ nóng nhất từng được ghi nhận. Điều này phù hợp với các dự đoán khoa học đã được đưa ra trong hơn 30 năm qua.
Tổng Thư ký WMO Celeste Saulo cho hay, điều này các nhà khoa học đã cảnh báo từ lâu, thế nhưng sự phản ứng của nhân loại vẫn quá chậm chạp.
Theo dữ liệu từ Dịch vụ Biến đổi Khí hậu Copernicus, năm 2024 đang trên đà trở thành năm nóng nhất từ trước đến nay. Hội nghị COP29 tổ chức tại Baku, Azerbaijan cũng công bố những số liệu đáng lo ngại. Trong đó, nhiệt độ toàn cầu đã tăng 1,3°C so với mức trung bình trước thời kỳ công nghiệp. Các hiện tượng thời tiết cực đoan (nhiệt độ nước biển tăng cao, băng tan kỷ lục, hạn hán và lũ lụt nghiêm trọng) đang diễn ra với tần suất ngày càng tăng.
Tháng 10/2024 ghi nhận mức nhiệt trung bình ở châu Âu đạt 10,83°C (cao hơn 1,23°C so với mức trung bình của giai đoạn 1991-2020). Đây là tháng ấm thứ 5 trong lịch sử khu vực và tháng ấm thứ 2 trên toàn cầu.
Dù lượng khí thải nhà kính tại châu Âu có dấu hiệu giảm, tổng lượng khí thải trên toàn cầu vẫn tiếp tục tăng. Tại COP29 các chuyên gia khí hậu đã cảnh báo rằng nếu xu hướng này không thay đổi, thế giới sẽ đối mặt với những tác động không thể đảo ngược.
Tình trạng nóng lên toàn cầu đòi hỏi các quốc gia phải hành động khẩn cấp. Các giải pháp như giảm phát thải khí nhà kính, chuyển đổi sang năng lượng tái tạo và tăng cường bảo vệ môi trường cần được triển khai ngay để tránh những hậu quả tồi tệ hơn trong tương lai.
Theo báo cáo Khoảng cách phát thải hàng năm, thế giới sẽ phải đối mặt với mức tăng nhiệt độ lên tới 3,1°C so với mức trước thời kỳ công nghiệp vào năm 2100 nếu các chính phủ không có hành động mạnh mẽ hơn nhằm cắt giảm lượng khí thải làm Trái đất nóng lên.
Các chính phủ vào năm 2015 đã ký Thỏa thuận chung Paris và giới hạn mức tăng nhiệt độ ở ngưỡng 1,5°C để ngăn chặn một loạt các tác động nguy hiểm.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cho hay, chúng ta đang chới với trên "sợi dây thừng của hành tinh". Các nhà lãnh đạo hoặc thu hẹp khoảng cách phát thải, hoặc chúng ta sẽ lao vào thảm họa khí hậu.
Trong giai đoạn 2022 - 2023, lượng khí thải nhà kính toàn cầu đã tăng 1,3%, lên mức cao mới là 57,1 gigaton carbon dioxide tương đương - báo cáo cho biết. Thậm chí nếu tất cả các cam kết cắt giảm khí thải được thực hiện như đã cam kết, nhiệt độ vẫn sẽ tăng từ 2,6°C đến 2,8°C vào năm 2100, báo cáo cho biết. Điều này cũng phù hợp với những phát hiện trong ba năm qua.
Cùng chủ đề
Sự trái ngược về quan điểm môi trường và biến đổi khí hậu giữa ông Trump và bà Harris
Đông Nam Á cần đầu tư 190 tỷ USD vào năng lượng sạch để đáp ứng các mục tiêu về khí hậu
Ngân hàng Thế giới “bơm” thêm 30 tỷ USD vốn trong 10 năm tới
Thu nhập cao từ sản xuất rau, quả an toàn
Đầu tư lớn để ứng phó biến đổi khí hậu tại Đồng bằng sông Cửu Long
Người thu gom có thể từ chối tiếp nhận chất thải không phân loại
21/12/2024, 12:59Bắc Bộ chuẩn bị đón đợt rét mới
10/12/2024, 11:09Không khí lạnh tăng cường, miền Bắc có nơi rét dưới 10 độ
09/12/2024, 07:01Khí metan đang rò rỉ với tốc độ khủng khiếp khắp nơi trên hành tinh
05/12/2024, 14:13Nhiệt độ toàn cầu đang tăng lên mức đáng báo động
04/12/2024, 06:14Hôm nay, Quốc hội họp phiên bế mạc Kỳ họp thứ 8
30/11/2024, 14:001.300 bệnh nhân khó khăn được hỗ trợ mổ tim và mắt từ Vinamilk
28/11/2024, 15:49Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé
26/11/2024, 10:33Thái Bình: Giải phóng mặt bằng hơn 112ha tại huyện Thái Thụy để làm đường cao tốc CT.08
Dự án tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng (CT.08) đoạn qua huyện Thái Thụy (Thái Bình) có chiều dài 16,2km, cần giải phóng mặt bằng 112,49ha. Đến ngày 21/11, 60/69 hộ dân đã ký đơn đồng thuận bàn giao mặt bằng trước thời hạn 30 ngày.
Không khí lạnh ở miền Bắc những ngày tới diễn biến thế nào?
Dự báo từ nay đến ngày 25/11, các tỉnh miền Bắc vẫn tiếp tục duy trì thời tiết rét về đêm và sáng, trưa chiều hửng nắng, trời hanh khô, chênh lệch nhiệt độ ngày đêm lớn.
Mùa đông Hà Nội mang theo cái lạnh kèm theo những lớp bụi mịn dày đặc
Thời tiết Hà Nội khi vào mùa đông không chỉ mang theo cái lạnh mà còn có những lớp bụi mịn dày đặc, khiến chỉ số chất lượng không khí (AQI) liên tục nằm trong nhóm kém và nguy hại.
Nồng độ PM2.5 tại Hà Nội hiện cao gấp 20.3 lần ngưỡng an toàn
Nhiều nơi ở Hà Nội có chất lượng không khí xấu, nồng độ bụi mịn PM2.5 gấp 20.3 lần mức cho phép. Air Visual xếp Hà Nội là thành phố ô nhiễm thứ ba thế giới trong ngày 14/11.
Hà Nội đang trong những ngày ô nhiễm, bụi mịn gây nguy hại sức khỏe
Hà Nội đang trong thời tiết khô hanh và khó chịu nhất trong năm, không khí có độ ẩm thấp, bụi xuất hiện "trắng trời", cần đề phòng các nguy cơ bệnh hô hấp.
Bắt pen, hít dầu gió - Những trend nguy hiểm
Trend là thuật ngữ chỉ việc bắt chước hoặc chạy theo các xu hướng nổi bật trên mạng xã hội, nhận nhiều sự quan tâm. Tùy thuộc mức độ hưởng ứng mà trend tồn tại từ vài ngày đến vài tháng.
Hôm nay (22/10), Quốc hội xem xét phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025
Theo chương trình làm việc, sáng nay Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, nghe trình bày Báo cáo về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách Nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025.
Mùa ô nhiễm không khí kéo dài cả nửa năm gây nguy hại đến sức khỏe
Từ đầu tháng 10, có nhiều thời điểm, nhiều vị trí, chỉ số chất lượng không khí đã lên đến 197, tương ứng với thang màu đỏ. Đây là chỉ số thể hiện chất lượng không khí ở mức xấu.
Những năm gần đây chất lượng không khí tại Hà Nội ô nhiễm ở ngưỡng nghiêm trọng
Tại Hà Nội, những năm gần đây cứ đến mùa Thu - Đông thì chất lượng không khí lại ô nhiễm ở ngưỡng nghiêm trọng.