Những tài liệu mật bị rò rỉ của Mỹ chứa những thông tin gì?
Các cơ quan an ninh quốc gia và Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đang điều tra sự việc rò rỉ hàng chục tài liệu mật để đánh giá mức độ thiệt hại đối với an ninh quốc gia và mối quan hệ với các đồng minh và các quốc gia khác, kể cả Ukraine.

Các tài liệu mật đó có phải là sự thật hay không?
Các quan chức người Mỹ tin rằng hầu hết các tài liệu bị rò rỉ là thật. Tuy nhiên, dường như một số tài liệu đã bị chỉnh sửa, phóng đại ước tính của Mỹ về số lượng thương vong trên chiến trường Ukraine kể từ khi Nga tiến hành xâm lược vào tháng 2/2022, nhưng lại ước tính quá thấp số binh sĩ Nga thiệt mạng.
Không rõ tài liệu nào trong số này đã bị chỉnh sửa thành những thông tin sai lệch và liệu chúng có khả năng là một phần trong kế hoạch tung tin sai lệch của Nga hay của Mỹ nhằm đánh lừa Moscow về kế hoạch chiến tranh của Kiev hay không.
Những loại tài liệu nào bị rò rỉ?
Các tài liệu được đánh dấu là “Mật” hoặc “Tuyệt mật” bao gồm các slide tóm tắt nhạy cảm về tình hình chiến sự ở Ukraine vào tháng 2 và tháng 3 năm nay. Hôm thứ Hai (10/4), Lầu Năm Góc cho biết các tài liệu này có vẻ giống với các bản cập nhật hàng ngày được cung cấp cho các quan chức cấp cao của Mỹ cũng như các bản cập nhật tình báo khác, mặc dù dường như có một số điểm không chính xác.
Các tài liệu này được đánh dấu phân loại là NONFORN, nghĩa là không được phép chia sẻ các tài liệu này với các cơ quan tình báo nước ngoài.
Các tài liệu được đánh dấu FVEY (Five Eyes) là trường hợp ngoại lệ. Các tài liệu này đề cập đến các dịch vụ gián điệp của các quốc gia nói tiếng Anh là Canada, Anh, Australia và New Zealand. Các tài liệu được đánh dấu phân loại như vậy sẽ được hàng nghìn người có quyền kiểm tra an ninh nhìn thấy.
Nhưng, vì không phải tất cả các tài liệu đều được đánh dấu FVEY, nên các quan chức Hoa Kỳ tin rằng người làm rò rỉ tin mật có thể là người Mỹ.
Một số tài liệu cũng được đánh dấu FISA, nghĩa là chúng được thu thập theo Đạo luật Giám sát Tình báo Nước ngoài, luật chi phối việc giám sát thông tin điện tử của Hoa Kỳ.
Các tài liệu bị rò rỉ ra sao?
Các quan chức Mỹ vẫn chưa biết làm thế nào mà các tài liệu mật bị tung lên mạng.
Hình ảnh các tài liệu bị nhàu nát đăng trên các trang mạng xã hội cho thấy chúng có thể đã được gấp lại để che giấu và sau đó mang ra khỏi khu vực tối mật để cất giữ và chụp ảnh.
Các tài liệu xuất hiện trên các trang mạng xã hội bao gồm Discord, một nền tảng nhắn tin tức thời khá phổ biến dành cho game thủ, nền tảng nhắn tin trực tuyến 4Chan, ứng dụng nhắn tin toàn cầu Telegram và Twitter.
Mặc dù các tài liệu chỉ mới thu hút sự chú ý của công chúng trong vài ngày gần đây, nhưng trang web điều tra nguồn mở Bellingcat cho biết họ đã tìm thấy bằng chứng cho thấy các tài liệu, hoặc ít nhất là một số trong số đó, đã xuất hiện trên mạng xã hội kể từ đầu tháng 3 hoặc thậm chí là từ tháng 1 năm nay.
Trong một bài đăng về “hành trình khó xảy ra” của các tài liệu, Bellingcat đã truy tìm các tài liệu tham khảo sớm nhất về vụ rò rỉ đến máy chủ Discord hiện không còn tồn tại và trích dẫn lời ba người dùng cũ cho rằng một số lượng lớn tài liệu đã được chia sẻ trên máy chủ này.
Ngày 13/4, Jack Teixeira, 21 tuổi, là thành viên của Lực lượng Không quân Vệ binh Quốc gia bang Massachusetts, bị Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) bắt giữ với cáo buộc cho rằng anh đã chia sẻ các tài liệu mật của Mỹ trong nhóm chat “Thug Shaker Central” do anh lập ra trên mạng xã hội Discord với khoảng 20 thành viên là các game thủ “có niềm đam mê với súng đạn và các loại thiết bị quân sự”. Những thông tin trong nhóm chat này sau đó đã nhanh chóng lan truyền khắp mạng xã hội và làm “náo động” giới chức Washington, khi nó rò rỉ các thông tin tình báo được cho là chứa các đánh giá của Lầu Năm Góc về vấn đề xung đột tại Ukraine, cũng như chứa các thông tin tình báo của Mỹ với các nước đồng minh, và các nước đối thủ.
Các tài liệu chứa thông tin gì?
Các tài liệu bị rò rỉ chứa nhiều chủ đề mà các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ quan tâm, bao gồm:
- Ukraine: Những thông tin chi tiết về các cuộc không kích của Ukraine, những lỗ hổng trong hệ thống phòng không của nước này và thậm chí cả quy mô của một số đơn vị quân đội Ukraine.
- Nhóm Wagner: Mô tả về một số nỗ lực tiếp cận của nhóm lính đánh thuê Nga, đáng chú ý là các “đầu mối liên hệ” của Thổ Nhĩ Kỳ, các quan chức Chính phủ Haiti và sự hiện diện ngày càng tăng của tổ chức này ở Mali.
- Trung Đông: Các cập nhật liên quan đến hoạt động hạt nhân của Iran cũng như thông tin về cuộc đàm phán giữa Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Nga để xây dựng trung tâm bảo trì một số loại vũ khí.
- Trung Quốc: Dự báo về phản ứng của Trung Quốc trước các cuộc tấn công của Ukraine bên trong Nga, cũng như những thông tin chi tiết về các kế hoạch của Anh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
- Triều Tiên: Những thông tin chi tiết về các vụ thử phóng tên lửa do Bình Nhưỡng tiến hành và bản đánh giá cuộc duyệt binh hồi tháng 2 có khả năng đã đánh giá quá cao mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) đối với Mỹ.
- Nam Mỹ: Những thông tin về kế hoạch thăm Moscow vào tháng 4 sắp tới của các quan chức Brazil để thảo luận về kế hoạch hòa giải ở Ukraine.
- Châu Phi: Một bản đánh giá cho rằng Pháp có thể sẽ gặp khó khăn trong việc đạt được các mục tiêu an ninh ở Tây và Trung Phi.

Các nước phản ứng với thuế quan mới của Mỹ ra sao?
03/04/2025, 15:55
Trung Quốc phát hiện 2 mỏ vàng tổng trữ lượng 2.000 tấn
02/04/2025, 10:55
Nguyên nhân nào gây ra động đất ở Myanmar và Thái Lan?
31/03/2025, 11:58
Hầm tận thế - Tương lai xanh của nhân loại
28/03/2025, 11:27
Năm 2024 ghi nhận nhiệt độ toàn cầu cao nhất lịch sử
23/03/2025, 13:30
Ý nghĩa của thỏa thuận ngừng bắn đối với Ukraine và Nga
21/03/2025, 15:30
Mỹ lên kế hoạch chế biến khoáng sản ngay tại căn cứ quân sự Lầu Năm Góc
12/03/2025, 14:32
Ukraine đạt thỏa thuận khoáng sản với Hoa Kỳ
26/02/2025, 13:41
Điểm nổi bật của thị trường dầu mỏ toàn cầu của OPEC
24/02/2025, 10:14Cung điện gió gần 1.000 cửa sổ
Hawa Mahal còn gọi là cung điện gió nằm ở thành phố Jaipur (bang Rajasthan, Ấn Độ) với kiến trúc kim tự tháp độc đáo cùng gần 1.000 cửa sổ, có thể tự làm mát như điều hòa.
Mỹ ký sắc lệnh áp thuế đối ứng với các quốc gia khác, lợi hay hại nhiều hơn?
Việc áp thuế đối ứng trước mắt có thể giúp giảm thâm hụt thương mại, đồng thời gia tăng nguồn thu cho chính phủ Mỹ nhưng kèm theo đó là những rủi ro cho nền kinh tế Mỹ cũng như mối quan hệ với các nước khác.
Trung Quốc chạm kỷ lục xây mới điện than, nhằm đạt đỉnh phát thải rồi mới trung hòa carbon
Nỗ lực gia tăng sản lượng điện than của Trung Quốc trong 2 năm gần có thể gây cản trở việc kết nối năng lượng sạch với hệ thống lưới điện nước này.
Hoa Kỳ: Số ca nhiễm cúm ở mức cao nhất trong hơn 15 năm
Ngày 7/2, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho biết tỷ lệ cúm của nước này đang ở mức cao nhất hoặc gần mức cao nhất trong ít nhất 15 năm qua và vẫn đang gia tăng.
Thái Lan kêu gọi thắp hương và đốt vàng mã online để giảm thiểu ô nhiễm không khí
Trong bối cảnh môi trường ngày càng bị hủy hoại như hiện nay thì phong tục truyền thống thắp hương và đốt vàng mã lại càng khiến không khí bị ô nhiễm trầm trọng.
Quy định mới của EU có làm đổ vỡ thỏa thuận khí đốt với Mỹ?
Brussels chuẩn bị phạt các công ty nhiên liệu hóa thạch vì phát thải khí methane vượt mức cho phép – điều này dự kiến sẽ làm phật lòng Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Quan chức Hungary kêu gọi tranh luận về lệnh trừng phạt của EU với Nga
Một quan chức cấp cao của Hungary kêu gọi một cuộc tranh luận và đặt nghi vấn về việc gia hạn lệnh trừng phạt của Liên minh Châu Âu đối với dầu mỏ Nga.
Tỷ phú truyền thông Bloomberg sẽ 'gánh' phí khí hậu thay Mỹ
Sau khi Tổng thống Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận khí hậu Paris, tỷ phú truyền thông Bloomberg cho biết sẽ chi trả chi phí này thay cho nước Mỹ.
Biến đổi khí hậu làm tăng nguy cơ cháy rừng
Thời gian gần đây, các vụ cháy rừng đã trở thành một thách thức lớn cho nhiều quốc gia trên thế giới. Biến đổi khí hậu, với hiện tượng nhiệt độ toàn cầu tăng cao tạo ra những điều kiện thuận lợi cho các vụ cháy rừng phát sinh và lan rộng.