Pháp - Đức tranh cãi căng thẳng về điện hạt nhân và xe điện
Tranh chấp Pháp - Đức về vai trò của năng lượng hạt nhân trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và lệnh cấm động cơ nhiệt vào năm 2035 đã được đưa vào nội dung Hội nghị thượng đỉnh của các nguyên thủ quốc gia và Chính phủ EU vào thứ Năm vừa qua.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (phải) và Thủ tướng Đức Olaf Scholz
Lãnh đạo 27 nước thành viên EU đã đến Brussels trong hai ngày 23 và 24/3 để thảo luận về xung đột Ukraine và các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế châu Âu, đây là các điểm chính trong buổi nghị sự.
Khi Thủ tướng Luxembourg Xavier Bettel đến, đồng minh của Đức trong việc phản đối nguyên tử, ông đã bảo vệ quan điểm của mình. “Năng lượng hạt nhân? Nó không an toàn, không nhanh, không rẻ và không thân thiện với môi trường”, ông nói.
Một cuộc họp song phương Pháp - Đức cũng được lên kế hoạch vào sáng thứ Sáu (ngày 24/3) khi quan hệ giữa hai cường quốc châu Âu căng thẳng trong nhiều tháng qua.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang phải đối mặt với các cuộc biểu tình chống lại cải cách lương hưu. Trong khi đó, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cũng đang gặp khó khăn trong các cuộc thăm dò và vướng vào sự chia rẽ trong liên minh.
Paris và Berlin đã xung đột vào tuần trước về vai trò của năng lượng hạt nhân trong một đề xuất quy định của Ủy ban châu Âu về chính sách công nghiệp.
Pháp và hàng chục quốc gia dựa vào công nghệ này muốn công nhận nguyên tử là phương tiện hỗ trợ để khử cacbon cho nền kinh tế, trái với quan điểm của Đức và một số quốc gia phản đối hạt nhân.
Cuối cùng, Paris đã đề cập đến hạt nhân và giành được chiến thắng mang tính biểu tượng. Tuy nhiên, trên thực tế, lĩnh vực này gần như không được hưởng lợi từ bất kỳ lợi thế nào mà văn bản quy định, chẳng hạn như việc đẩy nhanh các thủ tục cấp phép dự án hoặc các phương tiện tài chính sẽ mang lại lợi ích cho năng lượng tái tạo.
Tổng thống Emmanuel Macron sẽ cố gắng thuyết phục những người đồng cấp về sự cần thiết trong việc mở rộng thêm phạm vi ủng hộ Một trận chiến đang diễn ra để sửa đổi văn bản trong Hội đồng, nơi tập hợp 27 quốc gia thành viên EU và trong Nghị viện châu Âu.
Một vấn đề gây tranh cãi khác, đó là ô tô. Vào đầu tháng 3, Đức đã khiến các nước châu Âu sốc khi chặn một văn bản quan trọng trong kế hoạch khí hậu của EU về lượng khí thải CO2 từ ô tô mà EU đã phê duyệt.
Sự đảo ngược của Đức
Văn bản áp dụng động cơ điện 100% cho các phương tiện mới từ năm 2035 là chủ đề của một thỏa thuận vào tháng 10 giữa các Quốc gia Thành viên và các nhà đàm phán của Nghị viện Châu Âu, và đã được thành viên của Nghị viện Châu Âu chính thức thông qua vào giữa tháng 2 vừa qua.
Để chứng thực cho việc tìm cách đảo ngược thỏa thuận của EU, Đức đã yêu cầu Ủy ban châu Âu (EC) đưa ra một đề xuất mở đường cho các phương tiện chạy bằng nhiên liệu tổng hợp, một điều khoản đã được quy định trong thỏa thuận đạt được vào năm ngoái.
Công nghệ này vẫn đang được phát triển, sẽ bao gồm sản xuất nhiên liệu từ CO2 thu từ các hoạt động công nghiệp sử dụng điện carbon thấp. Nhờ sự bảo vệ đặc biệt từ các nhà sản xuất cao cấp của Đức và Ý, công nghệ này sẽ giúp mở rộng việc sử dụng động cơ nhiệt sau năm 2035.
Ủy ban châu Âu đang tiến hành các cuộc thảo luận phức tạp với Berlin để tìm ra lối thoát. Trong một văn bản riêng, ý tưởng nêu rõ cách EU có thể bật đèn xanh cho nhiên liệu tổng hợp trong tương lai nhưng không ảnh hưởng đến các mục tiêu giảm CO2.
“Đó chỉ là vấn đề tìm ra cách phù hợp để thực hiện lời hứa lâu nay của Ủy ban. Và nếu tôi hiểu đúng các cuộc thảo luận, thì nó đang đi đúng hướng”, Thủ tướng Olaf Scholz phát biểu tại Brussels, đồng thời đảm bảo Ủy ban châu Âu sẽ đệ trình một đề xuất.
Các tổ chức phi chính phủ về môi trường phản đối gay gắt công nghệ này vì cho rằng nó tốn kém, tốn nhiều năng lượng và gây ô nhiễm.
Một số quan chức lo ngại về vấn đề liên quan đến các thủ tục của EU có thể làm hỏng nhiều văn bản, đặc biệt là kế hoạch chống biến đổi khí hậu của châu Âu, nếu các quốc gia khác cũng làm theo trường hợp này.
“Toàn bộ cơ cấu ra quyết định của châu Âu sẽ sụp đổ nếu tất cả chúng ta đều hành động như vậy”, Thủ tướng Latvia Krisjanis Karins chỉ trích.
Người đứng đầu chính phủ Bỉ Alexander De Croo nhấn mạnh: “Hầu hết các quốc gia đều nói chúng ta đã thực hiện lộ trình này (về xe điện), chúng ta đừng thay đổi lộ trình”.
“Chúng tôi không muốn quay trở lại thời điểm năm 2035”, Điện Elysée nhấn mạnh.

Trung Quốc phát hiện 2 mỏ vàng tổng trữ lượng 2.000 tấn
02/04/2025, 10:55
Nguyên nhân nào gây ra động đất ở Myanmar và Thái Lan?
31/03/2025, 11:58
Hầm tận thế - Tương lai xanh của nhân loại
28/03/2025, 11:27
Năm 2024 ghi nhận nhiệt độ toàn cầu cao nhất lịch sử
23/03/2025, 13:30
Ý nghĩa của thỏa thuận ngừng bắn đối với Ukraine và Nga
21/03/2025, 15:30
Mỹ lên kế hoạch chế biến khoáng sản ngay tại căn cứ quân sự Lầu Năm Góc
12/03/2025, 14:32
Ukraine đạt thỏa thuận khoáng sản với Hoa Kỳ
26/02/2025, 13:41
Điểm nổi bật của thị trường dầu mỏ toàn cầu của OPEC
24/02/2025, 10:14
Cung điện gió gần 1.000 cửa sổ
16/02/2025, 19:19Mỹ ký sắc lệnh áp thuế đối ứng với các quốc gia khác, lợi hay hại nhiều hơn?
Việc áp thuế đối ứng trước mắt có thể giúp giảm thâm hụt thương mại, đồng thời gia tăng nguồn thu cho chính phủ Mỹ nhưng kèm theo đó là những rủi ro cho nền kinh tế Mỹ cũng như mối quan hệ với các nước khác.
Trung Quốc chạm kỷ lục xây mới điện than, nhằm đạt đỉnh phát thải rồi mới trung hòa carbon
Nỗ lực gia tăng sản lượng điện than của Trung Quốc trong 2 năm gần có thể gây cản trở việc kết nối năng lượng sạch với hệ thống lưới điện nước này.
Hoa Kỳ: Số ca nhiễm cúm ở mức cao nhất trong hơn 15 năm
Ngày 7/2, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho biết tỷ lệ cúm của nước này đang ở mức cao nhất hoặc gần mức cao nhất trong ít nhất 15 năm qua và vẫn đang gia tăng.
Thái Lan kêu gọi thắp hương và đốt vàng mã online để giảm thiểu ô nhiễm không khí
Trong bối cảnh môi trường ngày càng bị hủy hoại như hiện nay thì phong tục truyền thống thắp hương và đốt vàng mã lại càng khiến không khí bị ô nhiễm trầm trọng.
Quy định mới của EU có làm đổ vỡ thỏa thuận khí đốt với Mỹ?
Brussels chuẩn bị phạt các công ty nhiên liệu hóa thạch vì phát thải khí methane vượt mức cho phép – điều này dự kiến sẽ làm phật lòng Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Quan chức Hungary kêu gọi tranh luận về lệnh trừng phạt của EU với Nga
Một quan chức cấp cao của Hungary kêu gọi một cuộc tranh luận và đặt nghi vấn về việc gia hạn lệnh trừng phạt của Liên minh Châu Âu đối với dầu mỏ Nga.
Tỷ phú truyền thông Bloomberg sẽ 'gánh' phí khí hậu thay Mỹ
Sau khi Tổng thống Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận khí hậu Paris, tỷ phú truyền thông Bloomberg cho biết sẽ chi trả chi phí này thay cho nước Mỹ.
Biến đổi khí hậu làm tăng nguy cơ cháy rừng
Thời gian gần đây, các vụ cháy rừng đã trở thành một thách thức lớn cho nhiều quốc gia trên thế giới. Biến đổi khí hậu, với hiện tượng nhiệt độ toàn cầu tăng cao tạo ra những điều kiện thuận lợi cho các vụ cháy rừng phát sinh và lan rộng.
Ukraine chấm dứt vận chuyển khí đốt Nga sang EU, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?
Việc cung cấp khí đốt từ Nga đến các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) qua Ukraine đã chấm dứt vào thứ Tư tuần này, sau khi nhà điều hành vận chuyển khí đốt của Ukraine, Naftogaz, từ chối gia hạn thỏa thuận vận chuyển 5 năm với Gazprom của Nga.