Phát lộ nhiều điểm đến của bùn, đất và chất thải rắn xây dựng của Dự án Lumi Hà Nội
Bùn, đất và chất thải rắn phát sinh trong quá trình xây dựng tại Dự án Lumi Hà Nội (Đại lộ Thăng Long, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm) được các xe tải vận chuyển đi đổ ở nhiều nơi không đúng quy định.
Chất thải rắn xây dựng tại Lumi Hà Nội “tẩu tán” nhiều nơi
Nhiều ngày ghi nhận PV Tạp chí Người Xây dựng nhận thấy “binh đoàn” xe tải chở bùn – đất và chất thải rắn xây dựng phát sinh trong quá trình thi công nền móng Dự án Lumi Hà Nội, thường hoạt động vào khoảng thời gian từ 16h chiều ngày hôm trước đến khoảng 3h sáng hôm sau.

Một chiếc xe chở bùn, đất từ dự án Lumi Hà Nội mang đi.
Đáng chú ý, điểm đến cuối cùng của các xe tải chở bùn – đất và phế thải xây dựng này không phải là bãi xử lý chất thải đã được cơ quan chức năng cấp phép theo quy định mà là các dự án và khu đất của người dân đang tiến hành san lấp. Điểm đến của các xe này cũng không cố định mà nằm rải rác tại các quận, huyện ngoại thành Hà Nội. Có thể kể đến như: Khu vực Thanh Oai; Quốc Oai… Điều đặc biệt hầu hết bùn, đất và phế thải này thay vì được xử lý đúng quy định thì lại được sử dụng để san lấp gây ra các hệ lụy về môi trường. Điển hình là điểm đổ thải tại thôn Thạch Thán, xã Thạch Thán, huyện Quốc Oai mà PV Tạp chí Người Xây dựng đã ghi nhận được.

Một trong các điểm đến của các xe chở bùn, đất thải từ Dự án Lumi Hà Nội, điểm này nằm cạnh khu đô thị SUNNY GARDEN CITY.
Tối 26/5, theo chân đoàn xe tải này PV ghi nhận: Sau khi “ăn bùn – đất thải” tại dự án Lumi Hà Nội, các xe chạy theo hướng Đại Lộ Thăng Long vòng qua cầu vượt Hoàng Xá rồi đi vào thôn Thạch Thán. Mặc dù đường giao thông thôn khá nhỏ nhưng các xe “hổ vồ” cỡ lớn này vẫn luồn lách đến đổ bùn - đất và chạc thải xây dựng.
Người dân trong thôn cho biết, những chiếc xe tải này vận chuyển bùn - đất, chạc thải xây dựng từ nhiều ngày nay về đổ vào cho những gia đình trong thôn có nhu cầu san lấp đất vườn để dựng lán xưởng, trồng cây. Quan sát cho thấy, trong thôn Thạch Thán có rất nhiều bùn, đất, chạc thải xây dựng được đổ lổm ngổm vào các thửa đất.
Cũng trong tôi 26/5, PV ghi nhận nhiều lượt xe tải chở bùn đất từ dự án Lumi Hà Nội đến đổ thải tại một dự án nằm cạnh khu đô thị SUNNY GARDEN CITY thuộc địa phận xã Sài Sơn (Quốc Oai).
Phế thải xây dựng “ngập” thôn, xóm tại Quốc Oai
Trở lại thôn Thạch Thán vào ban ngày - nơi các xe chở bùn, đất và chất thải rắn xây dựng từ Dự án Lumi Hà Nội về đổ thải, PV giật mình chứng kiến hình ảnh các mảnh vườn, ruộng giáp danh nhà dân “ngập” trong phế thải xây dựng.
Bằng mắt thường ghi nhận có hàng chục mảnh vườn, ao trong xóm được san lấp bằng bùn, đất và phế thải xây dựng, có điểm vẫn còn nguyên đống phế thải chưa được san ủn.

Phế thải xây dựng chất thành đống tại khu vườn gần nhà dân thuộc thôn Thạch Thán.

Rất nhiều mảnh vườn trong thôn thạch thán được san lấp bằng những trạc thải xây dựng.
Ngày 7/6, liên hệ với lãnh đạo UBND xã Thạch Thán, ông Nguyễn Danh Thuận – Chủ tịch UBND xã cho biết, vấn đề chất thải xây dựng ở thôn Thạch Thán đã có nhiều cơ quan báo chí liên hệ. Theo lý giải của vị Chủ tịch UBND xã Thạch Thán, thôn Thạch Thán là khu trang trại VAC đã được chuyển đổi nên người dân được phép san lấp để trồng cây.
Khi PV đề cập việc người dân dùng phế thải xây dựng để san lấp là đúng hay sai thì ông Nguyễn Danh Thuận nói “tôi không trả lời là đúng hay sai, để hôm khác tôi trả lời, tôi giao cấp phó trả lời”.

PV Tạp chí Người Xây dựng cung cấp hình ảnh ghi nhận phế thải xây dựng “ngập” ao, vườn tại thôn Thạch Thán cho ông Nguyễn Danh Thuận – Chủ tịch UBND xã Thạch Thán.
Trong khi đó, ông Lương Thái Sơn – Phó chủ tịch UBND xã Thạch Thán cho rằng, trên địa bàn xã đang có 2 dự án đầu tư công của huyện và họ đang sử dụng 2 địa điểm (gần nghĩa trang và bãi rác) để tập kết tạm đất hữu cơ bóc tách từ thi công sau đó sẽ chuyển đi và không có chuyện phế thải và bùn đất từ dự án khác mang đến đổ. Còn việc nhiều chạc, phế thải xây dựng đổ xuống san lấp vườn, ruộng gần nhà dân tại thôn Thạch Thán thì ông Sơn cho rằng, việc này diễn ra từ lâu.
Tuy nhiên trước những hình ảnh phóng viên cung cấp thì ông Sơn nói: “sẽ cho lực lượng kiểm tra và thông tin sau”.
Tại buổi làm việc PV cũng đề nghị được cùng ông Sơn xuống thực tế tình trạng phế thải xây dựng “ngổn ngang” tại thôn Thạch Thán, thế nhưng ông Sơn từ chối với lý do sẽ kiểm tra sau.
Luật Bảo vệ môi trường quy định rất chặt chẽ về việc vận chuyển, xử lý bùn, đất và chất thải rắn phát sinh trong quá trình xây dựng dự án. Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng cũng đã có hướng dẫn cụ thể.
Tại Hà Nội, lãnh đạo UBND TP và Công an TP những năm qua đã có nhiều văn bản chỉ đạo quyết liệt trong vấn đề quản lý, xử lý chất thải xây dựng. Thế nhưng bất chấp các quy định pháp luật, bùn - đất và chất thải rắn xây dựng của Dự án Lumi Hà Nội hàng ngày vẫn được các xe tải vận chuyển mang đi khắp nơi.
Càng đáng báo động hơn khi những thôn, xóm ngoại thành lại bỗng dưng trở thành những “bãi chứa” phế thải, sử dụng chúng để san lấp mà không lường đến hậu quả về môi trường nhưng chính quyền địa phương lại giường như không quan tâm.
Thiết nghĩ trước vụ việc đang diễn ra tại Dự án Lumi Hà Nội và thôn Thạch Thán (xã Thạch Thán, Quốc Oai), đã đến lúc TP Hà Nội cần khẩn trương vào cuộc rà soát, kiểm tra và xử lý nghiêm minh trách nhiệm của chủ đầu tư, nhà thầu thi công cũng như trách nhiệm quản lý của chính quyền địa phương.
Chúng tôi tiếp tục thông tin sự việc...
TIN LIÊN QUAN
Cùng chủ đề
Công bố tình huống khẩn cấp sạt lở mái đê hữu Đáy
Phế thải xây dựng đổ tràn lan thôn, xóm: Chính quyền huyện Quốc Oai ‘tỏ ra bất lực’?
Huyện Quốc Oai: Tập kết trái phép phế thải xây dựng trên đất nông nghiệp để buôn bán
Thực hiện linh hoạt, sáng tạo việc phát triển Đảng trong doanh nghiệp
Xôn xao Bản cam kết phòng dịch lồng đăng ký tiêm vắc xin COVID-19, phụ huynh phải nhận mình tự nguyện

Legend Valley Hotel tại Hà Nam: Điểm đến sự kiện và nghỉ dưỡng lý tưởng
12/04/2025, 18:14
Không khí lạnh cuối mùa: Nơi nào lạnh nhất?
12/04/2025, 06:32
Dâng bánh chưng, bánh giầy lên các Vua Hùng
07/04/2025, 17:08
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương
07/04/2025, 17:04
Trưng bày nhiều hiện vật Chuyên đề Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
06/04/2025, 14:41
Năm 2025 dự báo sẽ có thêm nhiều thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu
03/04/2025, 16:00
Cảnh báo nguy cơ cháy rừng cấp cực kỳ nguy hiểm ở nhiều khu vực
03/04/2025, 15:57
Doanh nghiệp thủy sản 'sốc' với thuế đối ứng của Mỹ
03/04/2025, 15:52Bộ Xây dựng yêu cầu TP.HCM rà soát toàn bộ lại chung cư sau dư chấn động đất
Sau khi hàng trăm căn hộ bị nứt tường, bong tróc nền nghi do rung chấn động đất, Bộ Xây dựng đã yêu cầu TP.HCM rà soát lại toàn bộ chung cư trên địa bàn.
Tiêu chuẩn chống động đất ở các nhà cao tầng tại Việt Nam ra sao?
Dư luận đặt câu hỏi liệu có thể xảy ra động đất tại Hà Nội, TP HCM và khả năng chống đỡ của các tòa nhà cao tầng trong trường hợp có rung chấn lớn xảy ra.
Ghi nhận 3 trận động đất liên tiếp ở Kon Tum
Theo Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Các Khoa học Trái đất, đã ghi nhận 3 trận động đất liên tiếp tại Kon Tum trong sáng nay 31/3.
Thủ tướng chỉ đạo xử lý dứt điểm 1.533 dự án vướng mắc
Theo yêu cầu của Thủ tướng việc xử lý các dự án vướng mắc không che giấu, không bỏ sót, không để lọt sai phạm, không để thất thoát tài sản nhà nước nhưng bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân và doanh nghiệp.
Thủ tướng: Quyết tâm xây dựng bằng được ngành công nghiệp đường sắt
Tối 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
Chung cư tại TP HCM rạn nứt nghi do ảnh hưởng động đất ở Myanmar
Sau rung chấn của trận động đất hơn 7 độ tại Myanmar, hơn 300 căn hộ chung cư Diamond Riverside tại TP HCM bị nứt tường bong tróc nền gạch.
Dự báo về diễn biến bão, áp thấp nhiệt đới trong năm 2025
Thời tiết, khí hậu năm 2025, đặc biệt là các loại hình thiên tai như bão, mưa lớn, nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn sẽ xảy ra ở mức trung bình so với mọi năm.
Cảnh báo nguy cơ cháy rừng cấp cực kỳ nguy hiểm ở nhiều khu vực
Cục Lâm nghiệp và Kiểm Lâm cảnh báo nguy cơ cháy rừng cấp cực kỳ nguy hiểm đối với 27 khu vực rừng, tập trung tại khu vực phía Bắc và một số tỉnh phía Nam.
Hỗ trợ 100 tỉ đồng cho một tỉnh giảm sau sáp nhập
Ngân sách trung ương dự kiến hỗ trợ một lần cho địa phương với định mức 100 tỉ đồng cho một tỉnh giảm sau sáp nhập, 500 triệu đồng cho một xã giảm sau sáp nhập.