Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm kiến tạo một không gian mạng an toàn
Tại phiên khai mạc Đại hội Internet thế giới, Phó Thủ tướng Lê Thành Long cho rằng, cần tăng cường hợp tác quốc tế nhằm kiến tạo một không gian mạng an toàn, lành mạnh và bền vững.
Sáng 20/11, tại Ô Trấn, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã dự và phát biểu tại lễ khai mạc Đại hội Internet Thế giới – WIC 2024.
Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Đinh Tiết Tường chủ trì sự kiện này. Tham dự còn có lãnh đạo, trưởng đoàn các nước, các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp.
Năm nay đánh dấu 10 năm tổ chức Đại hội Internet thế giới. WIC 2024 có chủ đề "Tương lai số lấy con người làm gốc, trí tuệ thông minh hướng thiện – Cùng chung tay xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai không gian mạng", tập trung vào các vấn đề liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI).
Xây dựng một cộng đồng internet an toàn, trách nhiệm và cùng phát triển
Phát biểu tại lễ khai mạc Đại hội, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đánh giá cao chủ đề Đại hội năm nay, qua đó khẳng định: Chuyển đổi số phải lấy con người làm trung tâm, làm chủ thể, là động lực, là mục tiêu của sự phát triển bền vững.
Đồng thời, cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia, tổ chức quốc tế gắn với xây dựng một cộng đồng internet an toàn, trách nhiệm và cùng phát triển.
"Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu của các quốc gia, hướng tới phát triển nhanh và bền vững; các công nghệ số như trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối, internet vạn vật, dữ liệu lớn, điện toán đám mây... đang dần trở thành những công cụ sản xuất quan trọng", Phó Thủ tướng Lê Thành Long nêu rõ. Chuyển đổi số phát triển mạnh mẽ, mang lại cho chúng ta nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng đặt ra không ít khó khăn, thách thức phải đối mặt.
Phó Thủ tướng chia sẻ, nhận thức rõ những cơ hội, thuận lợi và khó khăn, thách thức đó, thời gian qua, Việt Nam đã chủ động xây dựng và triển khai Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với 3 trụ cột là phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Môi trường pháp lý cho chuyển đổi số được quan tâm, hoàn thiện. Hạ tầng số phát triển mạnh, nhất là hệ thống trục viễn thông quốc gia, cáp quang biển, vệ tinh... Đào tạo kỹ năng số, phát triển đội ngũ nhân lực công nghệ số chất lượng cao được đẩy mạnh.
Phó Thủ tướng cho biết, Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực như: Chỉ số Chính phủ điện tử Việt Nam năm 2024 xếp hạng 71/193 quốc gia, tăng 15 bậc so với năm 2022; Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2024 xếp hạng 44/133, tăng 2 bậc so với năm 2023.
Đặc biệt, thương mại điện tử có bước phát triển vượt bậc. Việt Nam là một trong 10 nước có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới; xã hội số được đẩy mạnh, cung cấp nhiều dịch vụ thiết yếu trên môi trường số... Việt Nam đã chính thức cung cấp dịch vụ viễn thông di động 5G vào tháng 10/2024.
Bước vào giai đoạn phát triển mới, Việt Nam xác định một số nhiệm vụ chuyển đổi số trọng tâm, trong đó: Tập trung hoàn thiện thể chế; xây dựng cơ chế đặc thù cho chuyển đổi số, nhất là trong đầu tư, đấu thầu, quỹ đầu tư, phát triển dữ liệu... xây dựng các chính sách ưu đãi cho các tổ chức, doanh nghiệp.
Đẩy mạnh phát triển hạ tầng số quốc gia; thúc đẩy xây dựng các trung tâm dữ liệu quốc gia quy mô lớn, trung tâm ứng phó sự cố và an ninh, an toàn quốc gia; phát triển và cung cấp các dịch vụ internet vệ tinh. Tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phấn đấu đến năm 2030 có 50.000 kỹ sư bán dẫn.
Đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình, hướng tới cá nhân hóa; cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính. Tập trung phát triển công nghiệp công nghệ thông tin trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn; đẩy mạnh số hóa các ngành công nghiệp, gắn kết hài hòa giữa phát triển kinh tế số với kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; sớm hình thành, phát triển các tập đoàn, doanh nghiệp lớn về công nghệ số.
Thúc đẩy mạnh mẽ phát triển các nền tảng số phục vụ cho người dân, doanh nghiệp; xây dựng văn hóa số lành mạnh gắn với giữ gìn văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc. Tăng cường an toàn thông tin, an ninh mạng; thúc đẩy phát triển các sản phẩm "Make in Viet Nam". Bảo đảm độc lập, chủ quyền, sự thịnh vượng quốc gia, tạo lập niềm tin trên không gian mạng.
Phát triển phải đi đôi với an toàn
Nhân sự kiện quan trọng hôm nay, Phó Thủ tướng Lê Thành Long nêu một số đề xuất nội dung hợp tác trọng tâm. Đó là tăng cường hợp tác quốc tế nhằm kiến tạo một không gian mạng an toàn, lành mạnh và bền vững với quan điểm: Phát triển phải đi đôi với an toàn; bảo đảm tính bao trùm trong quá trình phát triển, không để ai bị bỏ lại phía sau; tuân thủ các quy tắc ứng xử quốc tế trên không gian mạng, tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia, đồng thời thúc đẩy hợp tác đa phương trong giải quyết các vấn đề an ninh mạng toàn cầu.
Tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo, hướng tới việc hình thành các công cụ sản xuất mới, kết hợp sức mạnh của con người và trí tuệ nhân tạo. Đồng thời, thúc đẩy xây dựng các bộ quy tắc và tiêu chuẩn chung về phát triển trí tuệ nhân tạo, bảo đảm luôn nằm trong tầm kiểm soát, phục vụ con người và tuân thủ các nguyên tắc đạo đức.
Chủ động tham gia xây dựng các khuôn khổ pháp lý, tiêu chuẩn, nguyên tắc quốc tế mới về công nghệ; thúc đẩy triển khai các sáng kiến quốc tế, ưu tiên: Thúc đẩy thương mại điện tử xuyên biên giới, thu hẹp khoảng cách số giữa các nước; thiết lập một khuôn khổ pháp lý chung về dữ liệu, bảo đảm sự lưu thông, trao đổi dữ liệu giữa các quốc gia, đồng thời bảo vệ quyền riêng tư của cá nhân, an ninh dữ liệu ở cấp độ quốc gia và quốc tế.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long khẳng định, là nước láng giềng gần gũi, "núi liền núi, sông liền sông", cùng xây dựng "Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược", Việt Nam vui mừng trước sự phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc, trong đó có sự phát triển vượt bậc về khoa học công nghệ, chuyển đổi số.
"Chúng tôi tin tưởng rằng, Trung Quốc sẽ tiếp tục phát huy vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, nhất là thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh; cùng với sự hợp tác và nỗ lực chung của các quốc gia, nhất định chúng ta sẽ xây dựng được một tương lai số hòa bình, an toàn, thịnh vượng cho toàn nhân loại", Phó Thủ tướng bày tỏ.
Không giữ “người nhà”, bỏ “người tài”
16/12/2024, 13:58Thủ tướng chỉ đạo chấn chỉnh công tác đấu giá đất
16/12/2024, 13:54Yên Bái: Chỉ số hạnh phúc của người dân năm 2024 tăng lên 66,52%
10/12/2024, 11:18Hưng Yên: Hội nhập kinh tế quốc tế gắn với mục tiêu tăng trưởng bền vững
09/12/2024, 07:00Miền Bắc sắp đón đợt không khí lạnh mạnh nhất kể từ đầu mùa
05/12/2024, 14:18Thế giới thiệt hại nặng nề trong mùa mưa bão năm 2024
05/12/2024, 14:15Thủ tướng yêu cầu trước 28/2/2026 phải khai thác sân bay Long Thành
Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu tiến độ sân bay Long Thành tới ngày 31/12/2025 phải xong và trước 28/2/2026 đưa vào khai thác, không chờ tới tháng 8/2026.
Chuyên gia nói gì về hiện tượng lở đá tại Quảng Nam do động đất liên tiếp?
Trong 2 ngày (30/11 - 01/12), 9 trận động đất xảy ra tại tỉnh Kon Tum gây rung lắc. Tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, người dân cảm nhận rõ rung chấn mạnh.
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ trái phiếu cho nhà ở xã hội
Bộ Xây dựng đang xin ý kiến về dự thảo Nghị quyết nguồn vốn ưu đãi phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ.
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Ngày 1/12/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 125/CĐ-TTg yêu cầu các Bộ ngành, địa phương đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Hưng Yên lập kỷ lục đấu giá đất từ dưới 6 triệu đồng/m2 lên hơn 110 triệu đồng/m2
Lô đất LK4-30 diện tích 178m2 ở thôn Hào Xuyên, xã Tân Lập, huyện Yên Mỹ (Hưng Yên) có giá khởi điểm đấu giá là 5,76 triệu đồng/m2. Sau khi đấu giá, lô đất này được trả giá cao nhất lên tới hơn 110,76 triệu đồng/m2.
Tổng kết, đánh giá hoạt động lĩnh vực thông tin điện tử năm 2024, định hướng năm 2025
Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT, Nghị định 147/2024/NĐ-CP có những chính sách mới sẽ ảnh hưởng và thay đổi một số thói quen sử dụng mạng xã hội của người Việt Nam.
Quảng Nam: Voi sổng chuồng xuất hiện trên đường quốc lộ 14E
Chiều 26/11, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều video ghi lại cảnh cá thể voi đi lạc trên tuyến đường quốc lộ 14E, đoạn ven biển của tỉnh Quảng Nam.
Trình Quốc hội xem xét việc tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
Chiều 27/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về việc tiếp tục chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Hà Nội: ‘Hóa phép’ nhiều hecta đất nông nghiệp thành nhà hàng, khu kinh doanh
Hơn 42.000m2 đất nông nghiệp biến thành nhà hàng, khu vui chơi, dịch vụ nhưng trong suốt thời gian chủ đầu tư xây dựng và hoạt động chính quyền địa phương biết nhưng chưa xử lý, để sai phạm tồn tại và ngày càng mở rộng. Việc đất đai bị sử dụng sai mục đích, trái quy hoạch là câu chuyện phổ biến tại nhiều địa phương trong quá trình khảo sát, giám định, phản biện cho Luật Đất đai, Luật Quy hoạch.