Quý I/2024, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và lữ hành tăng trưởng ấn tượng
Hoạt động dịch vụ, du lịch quý I/2024 sôi động và tăng trưởng ấn tượng với doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành đạt 189 nghìn tỷ đồng, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó dịch vụ lưu trú, ăn uống ước đạt 174,9 nghìn tỷ đồng, tăng 13,4%; du lịch lữ hành ước đạt 14,1 nghìn tỷ đồng, tăng 46,3%.
Theo Tổng cục Thống kê, doanh thu hoạt động dịch vụ, du lịch quý I năm nay tăng cao nhờ sự đóng góp tích cực của ngành du lịch. Du lịch được phục hồi mạnh mẽ, số lượng khách du lịch nội địa và quốc tế liên tục tăng cao. Khách quốc tế đến Việt Nam từ đầu năm nay đều đạt hơn 1,5 triệu lượt người/tháng; tính chung quý I/2024 đạt hơn 4,6 triệu lượt người, tăng 72% so với cùng kỳ năm 2023. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam gần như phục hồi hoàn toàn và thậm chí tăng 3,2% so với quý I/2019 - năm chưa xảy ra dịch Covid-19.
Các thị trường lớn ở khu vực Đông Bắc Á tiếp tục tăng trưởng mạnh, là động lực chính cho sự phục hồi lượng khách quốc tế; thị trường gần ở khu vực Đông Nam Á tăng trưởng tốt; thị trường ở châu Âu tiếp tục tăng trưởng mạnh do hiệu quả từ chính sách miễn thị thực đơn phương nhập cảnh vào Việt Nam với thời hạn tạm trú lên đến 45 ngày. Đây là tín hiệu tích cực đối với ngành du lịch Việt Nam ngay trong những tháng đầu năm mới, là cơ sở để ngành hoàn thành mục tiêu đón 18 triệu lượt khách quốc tế trong năm nay.
Năm 2014, Thủ tướng Chính phủ giao cho ngành du lịch đón 18 triệu lượt khách quốc tế, 110 triệu lượt du khách nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt 850 nghìn tỉ đồng.
Khách nội địa quý I/2024 ước đạt 30 triệu lượt, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách tham quan trong ngày đạt 17,1 triệu lượt khách, tăng 27,6% và gấp 1,4 lần cùng kỳ năm 2019 - năm chưa xảy ra dịch Covid-19; khách lưu trú đạt 12,9 triệu lượt khách, giảm 8,5% và tăng 2,4%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 195 nghìn tỷ đồng. Kết quả tích cực đạt được cho thấy hiệu quả tác động rõ ràng từ các chính sách thị thực thuận lợi, các chương trình kích cầu du lịch cũng như từ sự nỗ lực của các địa phương và doanh nghiệp kinh doanh du lịch, lữ hành.
Hoạt động dịch vụ và du lịch quý I/2024 của nhiều địa phương ghi nhận sự tăng trưởng tích cực so với cùng kỳ năm trước.
Khách du lịch đến Hà Nội do các cơ sở lưu trú phục vụ quý I/2024 đạt hơn 1,5 triệu lượt người, tăng 46,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách du lịch nội địa ước đạt 412 nghìn lượt người, tăng 21,9%; khách quốc tế đạt 1,1 triệu lượt người, tăng 58,3%. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống của Hà Nội quý I/2024 ước đạt 24,9 nghìn tỷ đồng, tăng 12,7% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu du lịch lữ hành đạt 6,2 nghìn tỷ đồng, tăng 47,6%.
Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống của Quảng Ninh quý I/2024 ước đạt 3,2 nghìn tỷ đồng, tăng 23,6% so cùng kỳ năm 2023; doanh thu du lịch lữ hành ước đạt 242,6 tỷ đồng, tăng 18,5%.
Hoạt động du lịch, dịch vụ của Hải Phòng quý I/2024 tiếp tục đà tăng trưởng với doanh thu dịch vụ lưu trú ước đạt 488,5 tỷ đồng, tăng 13,3% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu dịch vụ ăn uống ước đạt 5,4 nghìn tỷ đồng, tăng 13,5%; doanh thu du lịch lữ hành ước đạt 36,3 tỷ đồng, tăng 5,3%.
Hoạt động du lịch Đà Nẵng đang từng bước được phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống quý I/2024 ước đạt 6,4 nghìn tỷ đổng, tăng 19,8% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu du lịch lữ hành đạt 1,2 nghìn tỷ đồng, tăng 69%. Số lượt khách do các cơ sở lưu trú của thành phố phục vụ trong quý I ước đạt gần 1,9 triệu lượt người, tăng 23,4% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách quốc tế ước đạt 636 nghìn lượt, tăng 21,6%; khách trong nước đạt 1.249 nghìn lượt, tăng 24,3%.
Lượng khách du lịch trong nước tăng cao vào những tháng đầu năm Giáp Thìn là những tín hiệu tích cực đối với ngành du lịch Khánh Hòa trong năm 2024. Doanh thu ngành lưu trú và ăn uống quý I/2024 ước đạt 6,8 nghìn tỷ đồng, tăng 35,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Doanh thu dịch vụ lưu trú ước đạt 1,5 nghìn tỷ đồng, tăng 29,1%; doanh thu ngành dịch vụ ăn uống ước đạt 5,3 nghìn tỷ đồng, tăng 37,3%. Doanh thu dịch vụ du lịch lữ hành quý I ước đạt hơn 1 nghìn tỷ đồng, gấp 2,8 lần cùng kỳ năm trước. Trong quý I/2024, ngành du lịch Khánh Hòa đã đón khoảng 2,1 triệu lượt khách lưu trú, gấp 2,7 lần cùng kỳ năm trước, trong đó có hơn 1,2 triệu lượt khách quốc tế, gấp 5,2 lần và 942 nghìn lượt khách nội địa, gấp 1,7 lần; tổng doanh thu du lịch ước đạt 11,6 nghìn tỷ đồng, gấp 2,6 lần cùng kỳ năm trước.
Doanh thu lưu trú và ăn uống của TP HCM quý I/2024 ước đạt 29,7 nghìn tỷ đồng, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước (doanh thu lưu trú tăng 47,4% do tác động từ ngành du lịch; doanh thu dịch vụ ăn uống tăng 8,1%); doanh thu du lịch lữ hành đạt 8,2 nghìn tỷ đồng, tăng 58,7%. Khách quốc tế đến TP HCM quý I/2024 đạt gần 1,4 triệu lượt, tăng 32,4% so với cùng kỳ năm trước; khách du lịch nội địa ước đạt hơn 8 triệu lượt, tăng 6,6%.
Để hiện thực hóa mục tiêu Thủ tướng Chính phủ đã giao cho ngành du lịch trong năm 2024 đón 18 triệu lượt khách quốc tế, 110 triệu lượt du khách nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt 850 nghìn tỉ đồng, ngành du lịch Việt Nam xác định 7 nhóm nhiệm vụ trọng tâm gồm: (1) Ban hành Kế hoạch triển khai có hiệu quả Quy hoạch hệ thống du lịch Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. (2) Tăng cường hoạt động liên kết trong phát triển du lịch, tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp để tổ chức các hoạt động liên kết, phát triển điểm đến xanh - bền vững, lấy trải nghiệm của du khách làm trọng tâm; đề xuất kiện toàn Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch; (3) Tham mưu triển khai đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức xúc tiến, quảng bá du lịch; tập trung khai thác các phân khúc thị trường khách, các sản phẩm chuyên đề mà Việt Nam có thế mạnh như du lịch MICE, du lịch golf, du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn, du lịch ẩm thực, du lịch chăm sóc sức khỏe, đẩy mạnh du lịch bằng đường sắt; đề xuất thành lập các văn phòng xúc tiến du lịch Việt Nam ở nước ngoài; (4) Phát triển sản phẩm du lịch dựa trên các lợi thế, tiềm năng của Việt Nam để nâng cao năng lực trạnh tranh thu hút khách trong và ngoài nước cũng như tăng tỉ lệ khách quay lại; (5) Tiếp tục nghiên cứu đề xuất các cơ chế, chính sách tháo gỡ vướng mắc cho các địa phương, doanh nghiệp du lịch, nhất là các vấn đề liên quan đến đầu tư, thuế, cơ sở hạ tầng để du lịch phát triển đồng bộ, toàn diện; (6) Phối hợp với các địa phương tăng cường công tác quản lý điểm đến, bảo đảm an ninh, an toàn cho du khách; (7) Tăng cường chuyển đổi số, phát triển cơ sở dữ liệu về du lịch trên các nền tảng số dùng chung; xây dựng hệ sinh thái du lịch thông minh gắn với chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong du lịch gắn với chuyển đổi số.
Cùng chủ đề
Festival Hoa Đà Lạt 2024: “Bản giao hưởng sắc màu”
Festival Thanh long Bình Thuận sẽ diễn ra vào dịp kỷ niệm 30 năm Ngày Du lịch Bình Thuận
Vietjet và Emirates hợp tác mở rộng kết nối quốc tế, thúc đẩy thương mại và du lịch
'Quy hoạch treo' - Góc nhìn từ dự án Khu du lịch biển Tiên Trang – Thanh Hóa
Vietjet khai trương đường bay Daegu – Nha Trang, nối gần hơn hai thiên đường du lịch Việt – Hàn
Không giữ “người nhà”, bỏ “người tài”
16/12/2024, 13:58Thủ tướng chỉ đạo chấn chỉnh công tác đấu giá đất
16/12/2024, 13:54Yên Bái: Chỉ số hạnh phúc của người dân năm 2024 tăng lên 66,52%
10/12/2024, 11:18Hưng Yên: Hội nhập kinh tế quốc tế gắn với mục tiêu tăng trưởng bền vững
09/12/2024, 07:00Miền Bắc sắp đón đợt không khí lạnh mạnh nhất kể từ đầu mùa
05/12/2024, 14:18Thế giới thiệt hại nặng nề trong mùa mưa bão năm 2024
Báo cáo cho thấy nơi chịu nhiều thiệt hại nhất trong mùa mưa bão là khu vực Bắc Mỹ với tổng cộng 110 tỷ USD, cao hơn nhiều mức trung bình 10 năm là 67,6 tỷ USD.
Thủ tướng yêu cầu trước 28/2/2026 phải khai thác sân bay Long Thành
Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu tiến độ sân bay Long Thành tới ngày 31/12/2025 phải xong và trước 28/2/2026 đưa vào khai thác, không chờ tới tháng 8/2026.
Chuyên gia nói gì về hiện tượng lở đá tại Quảng Nam do động đất liên tiếp?
Trong 2 ngày (30/11 - 01/12), 9 trận động đất xảy ra tại tỉnh Kon Tum gây rung lắc. Tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, người dân cảm nhận rõ rung chấn mạnh.
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ trái phiếu cho nhà ở xã hội
Bộ Xây dựng đang xin ý kiến về dự thảo Nghị quyết nguồn vốn ưu đãi phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ.
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Ngày 1/12/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 125/CĐ-TTg yêu cầu các Bộ ngành, địa phương đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Hưng Yên lập kỷ lục đấu giá đất từ dưới 6 triệu đồng/m2 lên hơn 110 triệu đồng/m2
Lô đất LK4-30 diện tích 178m2 ở thôn Hào Xuyên, xã Tân Lập, huyện Yên Mỹ (Hưng Yên) có giá khởi điểm đấu giá là 5,76 triệu đồng/m2. Sau khi đấu giá, lô đất này được trả giá cao nhất lên tới hơn 110,76 triệu đồng/m2.
Tổng kết, đánh giá hoạt động lĩnh vực thông tin điện tử năm 2024, định hướng năm 2025
Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT, Nghị định 147/2024/NĐ-CP có những chính sách mới sẽ ảnh hưởng và thay đổi một số thói quen sử dụng mạng xã hội của người Việt Nam.
Quảng Nam: Voi sổng chuồng xuất hiện trên đường quốc lộ 14E
Chiều 26/11, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều video ghi lại cảnh cá thể voi đi lạc trên tuyến đường quốc lộ 14E, đoạn ven biển của tỉnh Quảng Nam.
Trình Quốc hội xem xét việc tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
Chiều 27/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về việc tiếp tục chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.