Rào cản thương mại gây thiệt hại nền kinh tế toàn cầu gần 1.400 tỷ USD
Xung đột Ukraine, tranh chấp thương mại, đại dịch Covid-19, lạm phát là những yếu tố đang đe dọa nền kinh tế toàn cầu.
Theo Bloomberg, bà Kristalina Georgieva - Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết: Sự gia tăng các rào cản thương mại đối với Trung Quốc và các nước khác trong năm qua có thể khiến nền kinh tế toàn cầu thiệt hại 1.400 tỷ USD ngoài những thiệt hại nghiêm trọng do xung đột ở Ukraine gây ra.
“Điều tôi hy vọng thấy là một số đảo ngược trong các khối chính sách đối với Trung Quốc và toàn cầu. Thế giới sẽ mất 1,5% GDP chỉ vì sự chia rẽ có thể chia chúng ta thành hai khối thương mại. Đây là 1.400 tỷ USD”, bà Kristalina Georgieva, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết bên lề cuộc họp của các nhà lãnh đạo kinh tế của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) trong tuần này.
Bà Kristalina Georgieva nhấn mạnh, các nước châu Á cần phải cùng nhau vượt qua tình trạng phân mảnh để duy trì tăng trưởng, đặc biệt là trước các cú sốc kinh tế đến từ Covid-19, căng thẳng ở Ukraine và chi phí sinh hoạt gia tăng.
Tuy nhiên, bà Georgieva cho biết các quốc gia ở châu Á ngày này được trang bị tốt hơn nhiều để đối mặt với những cú sốc kinh tế nhờ vào nguồn dự trữ ngoại hối đáng kể và sự hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực.
Về nguy cơ gia tăng nợ công tại các nước đang phát triển, bà Georgieva cho biết IMF “chưa hoảng hốt, nhưng đã cảnh giá”. Khoảng 25% các thị trường mới nổi đang trong tình cảnh kiệt quệ, trong khi 60% các quốc gia có thu nhập thấp đang gần hoặc đã rơi vào khủng hoảng nợ.
Bà khuyến khích các quốc gia gặp khó khăn cần hành động nhanh chóng và tìm kiếm sự giúp đỡ từ IMF.
IMF cũng cảnh báo rằng lạm phát đang ảnh hưởng nặng nề nhất đến các nước đang phát triển và kêu gọi các ngân hàng trung ương tiếp tục đấu tranh để giảm tốc độ tăng giá và mang lại một số gói cứu trợ, đặc biệt là về chi phí lương thực.
Đồng đô la đã tăng giá ở mức hai con số từ đầu năm đến nay đang tiếp tục là vấn đề đau đầu đối với các thị trường mới nổi khi các nhà đầu tư đổ xô tìm đến các tài sản trú ẩn an toàn trong bối cảnh các dấu hiệu cho thấy phần lớn nền kinh tế toàn cầu có thể đang tiến tới suy thoái.
Bangladesh là nền kinh tế mới nhất đạt được thỏa thuận cấp nhân viên với IMF trong bối cảnh dự trữ ngoại hối cạn kiệt. Quốc gia Nam Á này có được khoản vay trị giá 4,5 tỷ USD.
Bộ phận nghiên cứu của IMF đã đưa ra triển vọng, với thông điệp rõ ràng so với tháng trước, rằng khó khăn là “rất lớn”. Tháng trước, IMF đã cắt dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2023 xuống 2,7%, thấp hơn nhiều so với mức 3,8% vào hồi tháng 1. IMF cũng cho rằng có 25% khả năng tăng trưởng toàn cầu sẽ dưới 2%.
Tính toán của IMF cho thấy khoảng 1/3 nền kinh tế thế giới sẽ có ít nhất hai quý liên tiếp thu hẹp trong năm nay và năm tới, với tổng sản lượng bị mất cho tới năm 2026 tương đương 4.000 tỷ USD.
Bà Georgieva cũng chỉ ra những khó khăn đặc biệt mà Liên minh châu Âu phải đối mặt vì xung đột Ukraine. Bà nói: “Ở châu Âu, tình hình khó khăn hơn vì tác động của xung đột Ukraine là rất lớn. Một nửa EU ít nhất có thể bị suy thoái vào năm tới”.
CNPC: Trung Quốc đạt đỉnh nhu cầu dầu tinh chế
18/12/2024, 11:43Ngân hàng Goldman Sachs rút khỏi liên minh Net Zero
09/12/2024, 07:00Tàu vận chuyển khí CO2 hóa lỏng đầu tiên trên thế giới
04/12/2024, 06:15Châu Âu cảnh báo một số nước không tuân thủ các quy định về năng lượng
22/11/2024, 06:15Mỹ tăng sản lượng dầu khí có kích hoạt phản ứng mới từ OPEC+?
20/11/2024, 06:27CEO Vitol dự báo giá dầu năm 2025
08/11/2024, 13:26Tổng thống Putin đề xuất chiến lược kinh tế mới cho BRICS
25/10/2024, 11:34Đông Nam Á cần đầu tư 190 tỷ USD vào năng lượng sạch để đáp ứng các mục tiêu về khí hậu
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, Đông Nam Á cần tăng đầu tư vào năng lượng sạch gấp 5 lần hiện tại, để đạt được các mục tiêu về khí hậu.
Ngân hàng Thế giới “bơm” thêm 30 tỷ USD vốn trong 10 năm tới
Ngân hàng Thế giới (WB) đã bỏ phiếu vào thứ Ba (15/10) để thay đổi các quy định cho vay nhằm “bơm” thêm 30 tỷ USD vốn trong thập kỷ tới để giúp các nước đang phát triển và các thị trường mới nổi ứng phó với biến đổi khí hậu và các thách thức toàn cầu khác, Chủ tịch WB Ajay Banga nói với Reuters NEXT.
Việt Nam - Lào hợp tác phòng chống tội phạm
Ngày 14/10/2024, tại Hà Nội, Bộ Công an Việt Nam chủ trì tổ chức Hội nghị song phương cấp Bộ trưởng giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Lào về hợp tác phòng, chống tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và phòng, chống ma túy.
Bão Milton đổ bộ Florida với sức gió hơn 190 km/ giờ
Milton hiện vẫn là cơn bão cấp 3 với sức gió 115 dặm/giờ (hơn 190km/h) sau khoảng nửa giờ đổ bộ. Cơn bão di chuyển theo hướng đông-đông bắc với tốc độ 15 dặm/giờ, mang theo sóng lớn, gió cực mạnh và lũ quét đe dọa tính mạng.
Xuất khẩu LNG của Bắc Mỹ tăng gấp đôi trong những năm tới
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) mới đây cho biết công suất xuất khẩu LNG ở Bắc Mỹ sẽ tăng gấp đôi trong vòng ba năm tới lên 24,4 tỷ feet khối mỗi ngày (Bcf/d) so với mức của năm 2023.
Diễn biến thị trường dầu thô thế giới tuần qua
Giá dầu tương lai giảm vào thứ Sáu (30/8), ghi nhận mức giảm trong 2 tháng liên tiếp, do lo ngại về nhu cầu về dầu sẽ giảm bất chấp nguồn cung gián đoạn từ Libya.
Bhutan - Quốc gia “xanh” duy nhất trên thế giới
Giữa bối cảnh thế giới đang đối mặt với những thách thức to lớn từ biến đổi khí hậu, Bhutan là hình mẫu toàn cầu về bảo vệ môi trường khi đạt mức carbon âm tính nhờ bảo tồn rừng và phát triển hiệu quả.
Lo ngại mưa bão diễn biến bất thường, Cục Hàng không Việt Nam chỉ đạo khẩn
Càng về cuối năm, xác suất xuất hiện La Nina lại càng lớn, tăng nguy cơ xảy ra mưa, bão, lũ với nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt là ở các sân bay khu vực miền Trung.
Mỹ tăng mạnh nhập khẩu cá ngừ đóng hộp từ Việt Nam
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), xuất khẩu (XK) cá ngừ đóng hộp của Việt Nam sang Mỹ liên tục tăng trưởng cao trong những tháng đầu 2024. Chỉ tính riêng trong tháng 4/2024, XK cá ngừ đóng hộp sang thị trường này tăng 127%, đạt hơn 10 triệu USD.