Sau gần chục năm sử dụng, giá nhà ở xã hội tăng gấp đôi
Sau nửa thập niên ra mắt thị trường với mốc 13,8-18 triệu đồng một m2, nay các căn hộ nhà ở xã hội được chào bán 29-30 triệu đồng.
Giá nhà ở xã hội đang có xu hướng tăng mạnh
Theo quy định, sau 5 năm, nhà ở xã hội được chuyển nhượng giống như các loại hình nhà ở khác và đủ điều kiện bán cho đối tượng tự do. Do đó, giá nhà ở xã hội đang có xu hướng tăng mạnh. Nếu trước đây chỉ quanh ngưỡng 14 triệu đồng - 15 triệu đồng/m2, thì nay con số này đã tăng gấp đôi.
Tại Hà Nội, các căn hộ nhà ở xã hội dù đã đưa vào sử dụng 5-7 năm, thậm chí hơn chục năm, hiện đang được bán với giá cao gấp 3-4 lần so với ban đầu, phổ biến trên 30 triệu đồng/m2…

Giá nhà ở xã hội đang có xu hướng tăng mạnh. (Ảnh minh họa)
Theo chia sẻ của chị P vừa bán căn hộ chung cư hơn 60 m2 ở một dự án nhà ở xã hội tại quận Hoàng Mai với giá 2,1 tỷ đồng. Chị không ngờ vừa có nhà ở trong 7 năm, khi bán vẫn có lãi.
Công ty chị chuyển trụ sở, con cái học hành đi lại hơi xa, mất nhiều thời gian nên hai vợ chồng quyết định bán đi để mua nhà gần chỗ làm hơn, thuận tiện đi lại, chị P cho hay.
Chị P chia sẻ: “Vợ chồng tôi làm hồ sơ, xét duyệt mãi mới mua được căn chung cư này, đầu năm 2016 dọn về ở đến nay đã được 7 năm. Lúc mua theo giá ưu đãi gần 15 triệu đồng/m2, làm nội thất tốn thêm hơn 200 triệu đồng là khoảng hơn 1,1 tỷ đồng. Nhà tôi bán giá 33 triệu đồng/m2 còn rẻ hơn những căn khác đang rao bán”.
Sau 5 năm, nhà ở xã hội được chuyển nhượng như nhà ở thương mại
Nhà ở xã hội theo quy định được chuyển nhượng bình thường như nhà ở thương mại sau 5 năm kể từ thời điểm hoàn tất việc thanh toán. Chính vì thế, thời điểm này, nhiều căn hộ thuộc các dự án nhà ở xã hội đã đủ điều kiện chuyển nhượng được rao bán với giá cao "ngất ngưởng".
Theo thông tin từ báo chí cho hay, tại một số dự án nhà ở xã hội trên địa bàn TP.Hà Nội sử dụng được 5-7 năm, giá rao bán cũng như giao dịch trên thị trường đều cao gấp đôi; thậm chí có dự án sử dụng hơn chục năm còn cao gấp 3 lần so với giá bán ban đầu.
Đơn cử, tại cụm dự án nhà ở xã hội Rice City – Tây Nam Linh Đàm thuộc địa bàn phường Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai) bàn giao cho người dân về ở từ đầu năm 2016, hiện nhiều căn hộ đang rao bán với mức giá 30-36 triệu đồng/m2, tùy vị trí từng căn và từng tòa. Có những căn hộ vừa chốt giao dịch mức giá 33 triệu đồng/m2 tại thời điểm cuối năm này.
Trong khi giá ban đầu bán cho các đối tượng theo quy định tại dự án nhà ở xã hội này cao nhất gần 15 triệu đồng/m2. Như vậy, đến thời điểm này, mỗi mét vuông tại các căn hộ cụm chung cư Rice City đã tăng lên hơn gấp đôi.
Hay tại dự án nhà ở xã hội Đồng Mô Đại Kim (Đại Kim Building) trên địa bàn phường Đại Kim hiện cũng có một số căn rao bán với mức giá 29-35 triệu đồng/m2.
Giá bán ban đầu cho các đối tượng theo quy định tại dự án Đồng Mô Đại Kim cũng dưới 15 triệu đồng/m2. Dự án này bàn giao cho người dân về ở được hơn 5 năm nay.
Tại địa bàn quận Hoàng Mai, một dự án nhà ở xã hội khác ở số 987 Tam Trinh, phường Yên Sở, hiện một số chủ căn hộ đang rao bán căn có diện tích 55-70 m2 với giá từ 30 triệu đồng/m2 trở lên. Mức giá rao bán này cao gấp đôi so với giá bán ban đầu.
Đặc biệt, tại dự án nhà ở xã hội đầu tiên của Hà Nội là dự án CT1 Ngô Thì Nhậm ở quận Hà Đông đã được bàn giao cho người dân về ở từ năm 2011, cách đây hơn 11 năm; thế nhưng hiện nhiều căn hộ đang rao bán với mức giá khá cao, dao động 23-34 triệu đồng/m2.
Dự án nhà xã hội đầu tiên trong khi trước đây được bán cho người dân với giá ưu đãi chỉ 8,8 triệu đồng/m2. So với giá ban đầu của chủ đầu tư, hiện giá căn hộ tại dự án này đã cao gấp 3-4 lần.
Việc các dự án nhà ở xã hội dù đã đưa vào sử dụng hơn chục năm vẫn được bán với mức giá cao như vậy cho thấy nguồn cung nhà ở xã hội còn ít so với nhu cầu. Trong khi đó, doanh nghiệp lại chưa mặn mà với việc triển khai các dự án nhà ở xã hội.
Lãnh đạo một doanh nghiệp ở Hà Nội chia sẻ với báo chí cho biết, doanh nghiệp phát triển nhà ở xã hội rất khó khăn về việc tiếp cận nguồn đất đai; chi phí xây dựng trong 2-3 năm qua tăng rất cao.
Hiện giá bán nhà ở xã hội đang được khống chế, giá bán lâu nay không được thay đổi. Vì thế, muốn doanh nghiệp phát triển nhà ở xã hội cần có ưu đãi về chính sách thuế; giá bán doanh nghiệp được chủ động hơn và các ưu đãi khác về đất đai của Nhà nước với các doanh nghiệp làm nhà ở xã hội thì mới kích thích được nguồn cung nhà ở xã hội ra thị trường.
Cách đây hơn 10 năm, một Thứ trưởng Bộ Xây dựng khi phát biểu về nhà ở xã hội phải thốt lên rằng: "Lương Bộ trưởng 40 năm mới mua được nhà ở xã hội". Thời điểm đó, nhà ở xã hội chỉ rơi vào tầm 8-13 triệu đồng/m2, nhà ở xã hội vẫn bị đánh giá cao so với thu nhập của người dân.
Cùng chủ đề
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ trái phiếu cho nhà ở xã hội
Tin bất động sản ngày 29/4: Loạt dự án nhà ở xã hội tại Bà Rịa - Vũng Tàu chậm tiến độ
Phát triển nhà ở xã hội: Vốn vay chưa quan trọng bằng quỹ đất
Giải pháp nào khơi thông gói cho vay nhà ở xã hội 120.000 tỷ đồng?
Điều kiện mua nhà ở xã hội sắp được nới lỏng trong thời gian tới

Xuất, nhập khẩu 2 tháng đầu năm đạt hơn 127 tỷ USD
06/03/2025, 15:17
Vietjet công bố đường bay đầu tiên giữa Việt Nam và New Zealand
03/03/2025, 13:44
Các ngân hàng bắt đầu cuộc đua giảm lãi suất
03/03/2025, 10:58
Ba yếu tố chính giúp Việt Nam an toàn trước chính sách thuế quan của Mỹ
03/03/2025, 10:55Kinh doanh sân Pickleball trái phép ở Hoài Đức: Huyện, xã thấy sai nhưng thờ ơ
Nhiều diện tích đất công viên cây xanh của khu Hoa Phượng (xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) tiếp tục bị ‘hô biến’ thành các sân thể thao Pikleball trái phép. Dù trước đó lãnh đạo xã An Khánh từng xác nhận việc các sân xây dựng sai quy hoạch, sử dụng đất sai mục đích và nói sẽ vào cuộc kiểm tra nhưng không hiểu sao vi phạm không những không bị xử lý mà còn có chiều hướng mở rộng thêm.
Sử dụng vốn hiệu quả để thúc đẩy phát triển nhà giá rẻ, nhà ở xã hội
Để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, vừa đảm bảo an sinh xã hội về nhà ở cần sử dụng vốn thật hiệu quả, trước hết là nguồn vốn ưu đãi tín dụng cho chủ đầu tư.
18 tập đoàn, tổng công ty chính thức về Bộ Tài chính
Từ hôm nay (1/3) 18 tập đoàn, công ty thuộc Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước sẽ chính thức do Bộ Tài chính quản lý sau khi ủy ban này kết thúc hoạt động.
Thường trực Chính phủ làm việc với DNNN về giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Sáng ngày 27/2, tại Trụ sở Chính phủ đã diễn ra Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) với chủ đề “Nhiệm vụ, giải pháp góp phần tăng trưởng kinh tế hai con số, phát triển đất nước nhanh và bền vững”.
Đô thị bên sông, cơ hội gọi tên The Cosmopolitan
Với bất động sản, từ lâu hạ tầng đã được xem là bệ phóng cho thị trường phát triển, cùng với đó là tốc độ tăng giá khó cưỡng. Đông Anh – Hà Nội đang là một minh chứng khi loạt hạ tầng giao thông được đẩy mạnh cùng định hướng trở thành thành phố trực thuộc Thủ đô đã góp phần tạo tiềm năng cho địa ốc nơi đây.
[INFOGRAPHIC] Vốn 4,2 tỷ USD, thành phố trung hòa carbon của Tập đoàn BRG có gì đặc biệt?
Ngày 10/2, tại Hội nghị Thường trực Chính phủ gặp gỡ doanh nghiệp, Chủ tịch BRG Nguyễn Thị Nga cam đã kết xây dựng thành phố thông minh Bắc Hà Nội (Smart City), trong đó điểm đặc biệt của thành phố này là thành phố trung hòa carbon đầu tiên trên thế giới.
Bay cùng một nửa thế giới với ưu đãi giảm 83% giá vé từ Vietjet
Mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, Vietjet dành tặng 83.000 vé giảm đến 83% bay khắp Việt Nam và quốc tế cho hành khách dễ dàng có những hành trình đáng nhớ cùng người phụ nữ yêu thương của mình.
Giải ngân vốn đầu tư công chỉ đạt 6,9% kế hoạch
Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, đến hết tháng 2/2025, giải ngân vốn đầu tư công chỉ đạt 6,9% kế hoạch, đạt 7,32% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn cùng kỳ năm 2024.
Bay thẳng Ấn Độ cùng Vietjet để hòa cùng lễ hội nổi tiếng thế giới Holi
Chào mừng lễ hội Holi rực rỡ sắc màu, Vietjet mở đại tiệc khuyến mãi vé bay 0 đồng (*) hạng vé Eco, mang đến cho người dân và du khách cơ hội bay giữa Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và New Delhi, Mumbai, Ahmedabad, Kochi, Hyderabad, Bangalore.