Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, góp phần thực hiện cam kết tại COP26
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã và đang được lãnh đạo Đảng và Nhà nước quan tâm và coi là một trong những trụ cột quan trọng để đảm bảo an ninh năng lượng cũng như giúp cho ngành năng lượng phát triển bền vững.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật
An ninh năng lượng và phát triển ngành năng lượng bền vững luôn là mối quan tâm hàng đầu của Chính phủ Việt Nam. Để đối phó với thách thức về an ninh cung cấp điện, và an ninh năng lượng nói chung cần thiết phải xây dựng cơ chế, chính sách đồng bộ, chế tài đủ mạnh và khả thi để khuyến khích đầu tư và sử dụng các công nghệ, trang thiết bị tiết kiệm năng lượng.
Sau 15 năm thực hiện Kết luận số 26-KL/TW ngày 24/10/2003 của Bộ Chính trị khóa IX về Chiến lược và Quy hoạch phát triển ngành điện lực Việt Nam và 10 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2007 của Bộ Chính trị khóa X về định hướng Chiến lược Phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050, ngành năng lượng nói chung và ngành điện lực nói riêng đã có bước phát triển nhanh, tương đối đồng bộ trong tất cả các phân ngành, lĩnh vực.
Trong những năm qua, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã và đang được lãnh đạo Đảng và Nhà nước quan tâm và coi là một trong những trụ cột quan trọng để đảm bảo an ninh năng lượng cũng như giúp cho ngành năng lượng phát triển bền vững. Năm 2020, Nghị quyết số 55 của Bộ Chính Trị về “Chiến lược phát triển ngành năng lượng đến 2030, định hướng đến năm 2045” đã nhấn mạnh việc sử dụng năng lượng tiết kiệm phải được coi là quốc sách quan trọng và là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân. Xây dựng cơ chế, chính sách đồng bộ, chế tài đủ mạnh và khả thi, để khuyến khích đầu tư và sử dụng các công nghệ, trang thiết bị tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường, góp phần thúc đẩy năng suất lao động và đổi mới mô hình tăng trưởng.
Bên cạnh đó, Việt Nam cần xây dựng cơ sở pháp lý để có thể hình thành và vận hành hiệu quả các quỹ về phát triển năng lượng bền vững, thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo hướng xã hội hóa, đảm bảo độc lập về tài chính, không trùng lặp với nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước và hạn chế làm tăng chi phí hoạt động sản xuất - kinh doanh cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất - kinh doanh.
Theo ông Đặng Hải Dũng, quá trình sửa Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cần xem xét điều chỉnh mức sử dụng năng lượng đối với các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm hiện hành trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng dân dụng; bổ sung quy định cụ thể về nghĩa vụ thực hiện các quy định của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với các cơ sở năng lượng trọng điểm cho phù hợp với tình hình hiện nay.
Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả được xem là quốc sách quan trọng của nước ta. Để hiện thực hóa các mục tiêu, tầm nhìn mà Nghị quyết 55/NQ-TW đã đề ra, tại Hội nghị “Tiết kiệm năng lượng toàn quốc năm 2022” do Bộ Công thương tổ chức vào ngày 14/7/2022, ông Đặng Hải Dũng, Phó chánh văn phòng Ban Chỉ đạo Tiết kiệm năng lượng cho rằng, một trong những vấn đề cần thiết là sửa đổi, bổ sung Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Nhận định về vấn đề này, ông Phương Hoàng Kim – Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) - Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo Tiết kiệm năng lượng cho rằng: “Song song với việc khai thác các nguồn năng lượng sơ cấp để đáp ứng nhu cầu về năng lượng của nền kinh tế và toàn xã hội, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả còn là giải pháp quan trọng đóng góp cho việc thực hiện cam kết của Việt nam tại Thỏa thuận Paris về ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu cũng như tại Hội nghị thượng đỉnh về Biến đổi khí hậu COP26 về thực hiện lộ trình giảm phát thải khí nhà kính về 0 vào năm 2050".
Hà Nội “tiên phong” trong thực hiện chương trình tiết kiệm năng lượng
Trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã không ngừng nỗ lực để tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng thông qua ban hành nhiều chính sách liên quan, cũng như triển khai những hoạt động cụ thể để thúc đẩy việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả toàn xã hội. Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (VNEEP) được Chính Phủ phê duyệt và chỉ đạo triển khai từ 2006 -2015. Giai đoạn 2019 -2030, VNEEP đạt mục tiêu tiết kiệm từ 8-10% tổng năng lượng tiêu thụ toàn quốc.
Với kịch bản tăng trưởng GDP bình quân 7%/năm nhu cầu năng lượng của Việt Nam cho năm 2025 cần 352 tỷ kWh và đến năm 2035 là 506 tỷ kWh. Để đáp ứng nhu cầu điện cao như vậy cần khoảng 130.000 MW vào năm 2030. Đây là một thách thức rất lớn đặt ra cho ngành năng lượng Việt Nam.
Là địa phương đi đầu trong hoạt động tiết kiệm năng lượng, thành phố Hà Nội đã thực hiện đồng bộ các hoạt động, giải pháp cụ thể và thu được những kết quả đáng khích lệ.
Trong đó, việc triển khai các chương trình tiết kiệm năng lượng đã giúp Hà Nội tiết kiệm 122,4 kTOE (năm 2021), tương đương trên 1.900 tỷ đồng, đạt 1,57% mức tiêu thụ năng lượng so với dự báo nhu cầu.
Để đạt được những thành công đó, trong năm 2021, Sở Công Thương Hà Nội đã hỗ trợ kiểm toán năng lượng cho 53 cơ sở, doanh nghiệp; Đánh giá hiệu quả năng lượng cho 12 tòa nhà, công trình xây dựng; xây dựng hệ thống quản lý năng lượng cho 14 cơ sở; Phát triển 41 mô hình sử dụng năng lượng xanh với trên 1.000 giải pháp kỹ thuật tiêu biểu; Hỗ trợ 27 cơ sở ứng dụng phương pháp dự báo nhu cầu năng lượng để đánh giá hiệu quả năng lượng. Từ đó nâng cao hiệu quả tiết kiệm năng lượng, giúp Hà Nội có mức tiết kiệm năng lượng cao nhất cả nước.
Chiến dịch Giờ Trái Đất năm 2022 tại Việt Nam được đồng tổ chức bởi Quỹ Quốc tế về Bảo vệ thiên nhiên (WWF), Bộ Tài Nguyên và Môi trường và Bộ Công Thương. Năm nay, chiến dịch Giờ Trái Đất 2022 có chủ đề "Shape our Future" – "Kiến tạo tương lai" có mục đích nâng cao nhận thức của từng cá nhân và tổ chức để ứng phó với vấn đề biến đổi khí hậu và sự thiếu hụt của nguồn năng lượng do sự khai thác, sử dụng của con người làm nguồn tài nguyên trên Trái đất ngày càng cạn kiệt...
Theo thông tin từ Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (EVN), sau 1 giờ tắt đèn biểu trưng hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái Đất 2022 (từ 20h30-21h30 ngày 26/3/2022), cả nước đã tiết kiệm được sản lượng điện là 309.000 kWh (tương đương số tiền khoảng 576,1 triệu đồng).
Không giữ “người nhà”, bỏ “người tài”
16/12/2024, 13:58Thủ tướng chỉ đạo chấn chỉnh công tác đấu giá đất
16/12/2024, 13:54Yên Bái: Chỉ số hạnh phúc của người dân năm 2024 tăng lên 66,52%
10/12/2024, 11:18Hưng Yên: Hội nhập kinh tế quốc tế gắn với mục tiêu tăng trưởng bền vững
09/12/2024, 07:00Miền Bắc sắp đón đợt không khí lạnh mạnh nhất kể từ đầu mùa
05/12/2024, 14:18Thế giới thiệt hại nặng nề trong mùa mưa bão năm 2024
Báo cáo cho thấy nơi chịu nhiều thiệt hại nhất trong mùa mưa bão là khu vực Bắc Mỹ với tổng cộng 110 tỷ USD, cao hơn nhiều mức trung bình 10 năm là 67,6 tỷ USD.
Thủ tướng yêu cầu trước 28/2/2026 phải khai thác sân bay Long Thành
Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu tiến độ sân bay Long Thành tới ngày 31/12/2025 phải xong và trước 28/2/2026 đưa vào khai thác, không chờ tới tháng 8/2026.
Chuyên gia nói gì về hiện tượng lở đá tại Quảng Nam do động đất liên tiếp?
Trong 2 ngày (30/11 - 01/12), 9 trận động đất xảy ra tại tỉnh Kon Tum gây rung lắc. Tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, người dân cảm nhận rõ rung chấn mạnh.
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ trái phiếu cho nhà ở xã hội
Bộ Xây dựng đang xin ý kiến về dự thảo Nghị quyết nguồn vốn ưu đãi phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ.
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Ngày 1/12/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 125/CĐ-TTg yêu cầu các Bộ ngành, địa phương đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Hưng Yên lập kỷ lục đấu giá đất từ dưới 6 triệu đồng/m2 lên hơn 110 triệu đồng/m2
Lô đất LK4-30 diện tích 178m2 ở thôn Hào Xuyên, xã Tân Lập, huyện Yên Mỹ (Hưng Yên) có giá khởi điểm đấu giá là 5,76 triệu đồng/m2. Sau khi đấu giá, lô đất này được trả giá cao nhất lên tới hơn 110,76 triệu đồng/m2.
Tổng kết, đánh giá hoạt động lĩnh vực thông tin điện tử năm 2024, định hướng năm 2025
Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT, Nghị định 147/2024/NĐ-CP có những chính sách mới sẽ ảnh hưởng và thay đổi một số thói quen sử dụng mạng xã hội của người Việt Nam.
Quảng Nam: Voi sổng chuồng xuất hiện trên đường quốc lộ 14E
Chiều 26/11, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều video ghi lại cảnh cá thể voi đi lạc trên tuyến đường quốc lộ 14E, đoạn ven biển của tỉnh Quảng Nam.
Trình Quốc hội xem xét việc tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
Chiều 27/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về việc tiếp tục chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.