Tập trung phát triển chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu
Tăng trưởng xanh là một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Ông Đoàn Trường Giang, Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài Nguyên và Môi trường cho hay, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ biến đổi khí hậu. Sở hữu một bờ biển dài hơn 3.260 km và nhiều vùng đồng bằng châu thổ, nước ta đang đối mặt với những thách thức lớn về nước biển dâng, thiên tai, thời tiết cực đoan và các ảnh hưởng tiêu cực của ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng.
Những tác động của biến đổi khí hậu đến Việt Nam vô cùng nghiêm trọng, là nguy cơ hiện hữu đối với mục tiêu xóa đói giảm nghèo, mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững.
Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu cho biết, khi nước biển dâng cao 1m, ước chừng 5,3% diện tích tự nhiên, 10,8% dân số, 10,2% GDP, 10,9% vùng đô thị, 7,2% diện tích nông nghiệp và 28,9% vùng đất thấp ở Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng.
Những thách thức này vừa mang tính chất ngắn hạn đồng thời còn đe dọa đến sự phát triển bền vững của đất nước trong tương lai. Do đó, việc thúc đẩy đầu tư xanh và phát triển thị trường tài chính xanh trở thành một yếu tố then chốt trong hành trình hướng tới mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam.
Trước đó, tại Hội nghị Thượng đỉnh của các Nhà lãnh đạo trong khuôn khổ Hội nghị Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26), Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đã công bố những cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu.
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 tại Quyết định số 1658/QĐ-TTg với 4 mục tiêu: Giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP; Xanh hóa các ngành kinh tế; Xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững; và Xanh hóa quá trình chuyển đổi trên nguyên tắc công bằng.
Chiến lược xác định rõ, tăng trưởng xanh là giải pháp quan trọng để thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng chống chịu trước các cú sốc từ bên ngoài, đóng góp trực tiếp vào giảm phát thải nhà kính để hướng tới mục tiêu cam kết Net Zero trong tương lai.
Mục tiêu cam kết Net Zero vào năm 2050 được thể hiện chi tiết tại 18 nhóm chủ đề, 57 nhóm nhiệm vụ, hoạt động và 134 nhiệm vụ, hoạt động cụ thể tại Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, trong đó các thách thức về huy động nguồn lực tài chính cho chuyển đổi xanh, chuyển dịch năng lượng là vô cùng lớn.
Trong đó, đầu tư xanh và thị trường tài chính xanh không chỉ là xu hướng mà đã trở thành cam kết của nhiều nền kinh tế và các doanh nghiệp. Không một quốc gia nào có thể đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 nếu không có sự chuyển dịch cục bộ và toàn diện. Được biết, đã có khoảng 140 quốc gia cam kết hoặc hướng tới mục tiêu Net zero.
Để thực hiện các cam kết Net Zero cho Việt Nam vào năm 2050 và cam kết thu hút các dòng tài chính xanh để phát triển năng lượng tái tạo, phát triển carbon thấp, Chính phủ đã nỗ lực thực hiện các giải pháp bằng các hành động thiết thực. Việt Nam đã xây dựng NDC với quyết tâm giảm phát thải khí nhà kính 43,5% so với kịch bản phát triển thông thường BAU với sự hỗ trợ của quốc tế vào năm 2030.
Việt Nam hiện đang triển khai chiến lược tăng trưởng xanh, chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050; triển khai kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII, thực hiện kế hoạch JETP.
Cùng với đó, để giải quyết vấn đề thiếu hụt nguồn lực cho tăng trưởng xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu, bên cạnh việc phát huy nội lực, Việt Nam cần tăng cường hợp tác, hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế. Trong đó, phát triển thị trường tài chính xanh và thị trường carbon là những ưu tiên cần thực hiện sớm và cần có sự chung tay của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp.
Cùng chủ đề
Khí metan đang rò rỉ với tốc độ khủng khiếp khắp nơi trên hành tinh
Sự trái ngược về quan điểm môi trường và biến đổi khí hậu giữa ông Trump và bà Harris
Ngân hàng Thế giới “bơm” thêm 30 tỷ USD vốn trong 10 năm tới
Đầu tư lớn để ứng phó biến đổi khí hậu tại Đồng bằng sông Cửu Long
Biến đổi khí hậu do con người gây ra ngày càng thúc đẩy bão dữ dội hơn, lý do là đây
Không giữ “người nhà”, bỏ “người tài”
16/12/2024, 13:58Thủ tướng chỉ đạo chấn chỉnh công tác đấu giá đất
16/12/2024, 13:54Yên Bái: Chỉ số hạnh phúc của người dân năm 2024 tăng lên 66,52%
10/12/2024, 11:18Hưng Yên: Hội nhập kinh tế quốc tế gắn với mục tiêu tăng trưởng bền vững
09/12/2024, 07:00Miền Bắc sắp đón đợt không khí lạnh mạnh nhất kể từ đầu mùa
05/12/2024, 14:18Thế giới thiệt hại nặng nề trong mùa mưa bão năm 2024
Báo cáo cho thấy nơi chịu nhiều thiệt hại nhất trong mùa mưa bão là khu vực Bắc Mỹ với tổng cộng 110 tỷ USD, cao hơn nhiều mức trung bình 10 năm là 67,6 tỷ USD.
Thủ tướng yêu cầu trước 28/2/2026 phải khai thác sân bay Long Thành
Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu tiến độ sân bay Long Thành tới ngày 31/12/2025 phải xong và trước 28/2/2026 đưa vào khai thác, không chờ tới tháng 8/2026.
Chuyên gia nói gì về hiện tượng lở đá tại Quảng Nam do động đất liên tiếp?
Trong 2 ngày (30/11 - 01/12), 9 trận động đất xảy ra tại tỉnh Kon Tum gây rung lắc. Tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, người dân cảm nhận rõ rung chấn mạnh.
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ trái phiếu cho nhà ở xã hội
Bộ Xây dựng đang xin ý kiến về dự thảo Nghị quyết nguồn vốn ưu đãi phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ.
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Ngày 1/12/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 125/CĐ-TTg yêu cầu các Bộ ngành, địa phương đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Hưng Yên lập kỷ lục đấu giá đất từ dưới 6 triệu đồng/m2 lên hơn 110 triệu đồng/m2
Lô đất LK4-30 diện tích 178m2 ở thôn Hào Xuyên, xã Tân Lập, huyện Yên Mỹ (Hưng Yên) có giá khởi điểm đấu giá là 5,76 triệu đồng/m2. Sau khi đấu giá, lô đất này được trả giá cao nhất lên tới hơn 110,76 triệu đồng/m2.
Tổng kết, đánh giá hoạt động lĩnh vực thông tin điện tử năm 2024, định hướng năm 2025
Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT, Nghị định 147/2024/NĐ-CP có những chính sách mới sẽ ảnh hưởng và thay đổi một số thói quen sử dụng mạng xã hội của người Việt Nam.
Quảng Nam: Voi sổng chuồng xuất hiện trên đường quốc lộ 14E
Chiều 26/11, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều video ghi lại cảnh cá thể voi đi lạc trên tuyến đường quốc lộ 14E, đoạn ven biển của tỉnh Quảng Nam.
Trình Quốc hội xem xét việc tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
Chiều 27/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về việc tiếp tục chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.