Tin bất động sản ngày 11/4: Giá chung cư Hà Nội trung bình 56 triệu đồng/m2
Rà soát lại Biệt thự đẹp nhất Cà Mau xây không phép để xử lý; Thanh Hóa tiếp tục điều chỉnh dự án tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng biển Hải Hòa; Thanh tra chỉ ra nhiều sai phạm tại dự án DTA Garden House… là những tin tức bất động sản đáng chú ý.
Giá chung cư Hà Nội trung bình 56 triệu đồng/m2
Tại báo cáo tiêu điểm thị trường bất động sản Hà Nội, bà Nguyễn Hoài An - Giám đốc cấp cao của công ty đầu tư và kinh doanh dịch vụ bất động sản thương mại (CBRE) tại Hà Nội cho biết, về mặt bằng giá bán bất động sản nhà ở tại Hà Nội và TP HCM trong quý I cũng ghi nhận những diễn biến trái chiều.
Tại thời điểm cuối quý 1/2024, giá sơ cấp chung cư TP HCM đạt mức 61 triệu đồng/m2, không thay đổi so với quý trước và giảm khoảng 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Các chủ đầu tư vẫn tiếp tục duy trì các chính sách bán hàng cũng như chính sách thanh toán tương đối hấp dẫn để có thể tăng tính thanh khoản cho sản phẩm.
Nhưng trái lại, tại Hà Nội, phần lớn nguồn cung mới tiếp tục ở phân khúc cao cấp đã đẩy giá bán sơ cấp chung cư Hà Nội lên cao. Giá bán sơ cấp trung bình tại Hà Nội hiện đạt mức 56 triệu đồng/m2, con số này tăng 5% theo quý và 19% theo năm.
Trong quý này đã ghi nhận mức chênh lệch giữa giá sơ cấp chung cư ở TP HCM so với Hà Nội thu hẹp đáng kể. Từ mức 35% ghi nhận được cuối năm 2022, đến nay, giá sơ cấp tại TP HCM chỉ còn cao hơn giá sơ cấp trung bình của Hà Nội khoảng 10%.
"Sự quan tâm dành cho các sản phẩm chung cư tại Hà Nội đang gia tăng. Trong khi đó, thị trường biệt thự và liền kề Hà Nội tạm thời chưa có nhiều diễn biến. Sau giai đoạn bùng nổ năm 2021-2022 đã thôi thúc một bộ phận các nhà đầu tư chuyển hướng sang dự án chung cư", bà Nguyễn Hoài An nhận định.
CBRE dự báo, năm 2024, Hà Nội sẽ ghi nhận thêm hơn 12.000 căn hộ chung cư mở bán mới, tăng gần 20% so với năm 2023. Nguồn cung mới tiếp tục tập trung ở phân khúc cao cấp khiến giá sơ cấp tại Hà Nội năm 2024 vẫn sẽ neo ở mức cao và có thể tăng 10% theo năm.
Rà soát lại Biệt thự đẹp nhất Cà Mau xây không phép để xử lý
Sau khi căn biệt thự "khủng" xây trái phép được chính quyền TP Cà Mau cho tồn tại, địa phương lại quyết định tiếp tục rà soát xác định phần nào không phù hợp để xem xét xử lý.
Liên quan đến vụ căn biệt thự "khủng" xây trái phép ở Cà Mau được cho tồn tại, thông tin với báo chí, ông Bùi Tứ Hải - Phó Chủ tịch UBND TP Cà Mau cho biết: Thành phố đang rà soát, xử lý những phần không phù hợp với căn biệt thự giới thiệu “toà nhà đẹp nhất Cà Mau” tại ấp 6, xã Tân Thành.
Lý giải việc căn biệt thự trên của ông Hồ An Tập được cho tồn tại, ông Hải cho rằng, biệt thự xây trên đất của xã ở nông thôn, nên không phải xin giấy phép xây dựng , chỉ cần đất ở (xây trên đất thổ cư - PV ). Từ cơ sở đó, Thành phố điều chỉnh quyết định xử lý, khắc phục hậu quả và cho tồn tại căn nhà.
Với phần công trình trên đất buộc trả lại hiện trạng ban đầu, theo ông Hải, có hàng rào được hộ dân xây bao quanh đất của họ thì vẫn cho phép. "Sau khi hộ ông Tập nộp tiền sử dụng đất, Thành phố tiếp tục rà soát cái nào không phù hợp thì xem xét xử lý", Phó chủ tịch UBND TP. Cà Mau thông tin.
Trước đó, UBND TP Cà Mau đã có quyết định sửa đổi, bổ sung một phần quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Hồ An Tập, với nội dung sửa đổi, bổ sung biện pháp khắc phục hậu quả. Cụ thể, yêu cầu chủ căn biệt thự giữ nguyên hiện trạng sử dụng đất như tại thời điểm phát hiện vi phạm (tức thời điểm căn biệt thự đã được xây dựng); thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng hơn 2.200m2 đất; buộc khôi phục lại hiện trạng ban đầu hơn 1.300m2 (có phần hàng rào).
Được biết, công trình này vi phạm khi xây dựng trên đất nuôi trồng thủy sản. Cả 2 thửa đất này không đủ điều kiện để chuyển mục đích sử dụng từ đất nuôi trồng thủy sản sang đất ở tại nông thôn, do không phù hợp với quy hoạch xây dựng.
Theo quyết định xử phạt của cơ quan chức năng, ông Tập bị xử phạt 22,5 triệu đồng. Biện pháp khắc phục hậu quả, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
Thanh Hóa tiếp tục điều chỉnh dự án tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng biển Hải Hòa
Vừa qua, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 1353 chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng biển Hải Hòa của Công ty cổ phần Hiền Đức Hải Hòa. Đây là lần điều chỉnh thứ 8 mà UBND tỉnh Thanh Hóa chấp thuận cho doanh nghiệp này.
Được biết, Dự án Tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng biển Hải Hòa đã được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa chấp thuận chủ trương tại Quyết định số 3634/QĐ-UBND ngày 26/9/2017.
Quy mô dự án bao gồm xây dựng khách sạn 3 sao, nhà nghỉ sinh thái, Bngalow, Trung tâm tổ chức sự kiện có sức chứa khoảng khoảng 500 chỗ, nhà hàng ẩm thực, khu điều hành… Diện tích thực hiện dự án khoảng 67.689,3m2. Tổng vốn đầu tư khoảng 301 tỷ đồng.
Theo quyết định này, dự án sẽ được khởi công xây dựng quý IV/2017; hoàn thành đi vào hoạt động quý IV/2019.
Tuy nhiên sau đó, sự án tiếp tục được điều chỉnh tại: Quyết định số 214/QĐ-UBND ngày 17/01/2018, Quyết định số 642/QĐ-UBND ngày 13/2/2018, Quyết định số 3061/QĐ-UBND ngày 14/8/2018, Quyết định số 2100/QĐ-UBND ngày 04/6/2019, Quyết định số 2274/QĐ-UBND ngày 17/6/2020 và Quyết định số 484/QĐ-UBND ngày 27/01/2022, Quyết định số 4151/QĐ-UBND ngày 28/11/2022 của UBND tỉnh Thanh Hóa.
Theo Quyết định số 1353 này, dự án Tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng biển Hải Hòa được phép điều chỉnh Quy mô đầu tư (diện tích khoảng 67.692,6 m2). Trong đó: Giai đoạn 1 (Đầu tư xây dựng trên phạm vi khoảng 20.410 m2) xây dựng hạ tầng kỹ thuật, khách sạn 9 tầng, khu nhà hàng, 08 căn biệt thự biển nghỉ dưỡng Bungalow, trạm xử lý nước thải và các hạng mục phụ trợ.
Giai đoạn 2 đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật (diện tích còn lại), hai tòa căn hộ khách sạn du lịch 12 tầng, các căn biệt thự biển nghỉ dưỡng Bungalow, khu resort, khu vực phụ trợ bao gồm: Bãi đỗ xe, khu thể thao, khu vui chơi, trạm xử lý nước thải, công trình cảnh quan và các hạng mục phụ trợ khác.
Ngoài ra, UBND tỉnh Thanh Hóa cho phép chủ đầu tư điều chỉnh tổng mức đầu tư tăng từ 387,76 tỷ đồng lên 501,67 tỷ đồng; Trong đó: Vốn tự có là 116,94 tỷ đồng (chiếm 23,31%); vốn vay và huy động khác là 384,73 tỷ đồng (chiếm 76,69%).
Dự án được điều chỉnh tiến độ thực hiện giai đoạn 1 hoàn thành xây dựng đi vào vận hành quý III/2027. Giai đoạn 2 khởi công xây dựng quý III/2026, hoàn thành xây dựng, đưa vào hoạt động quý III/2029.
Thanh tra chỉ ra nhiều sai phạm tại dự án DTA Garden House
Mới đây, Thanh tra tỉnh Bắc Ninh ban hành Thông báo kết luận thanh tra số 11 về việc thanh tra phần Dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh Khu đô thị và dịch vụ VSIP Bắc Ninh (phường Phù Chẩn, TP Từ Sơn), do Công ty cổ phần Đệ Tam là Nhà đầu tư. Theo đó, thanh tra tỉnh này chỉ ra nhiều tồn tại, vi phạm trong quá trình thực hiện dự án, như: Chậm tiến độ, một số hạng mục chưa hoàn thành theo quy định. “Dự án hiện tại chưa hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng, chưa điều chỉnh tiến độ đầu tư của dự án theo quy định”.
Về giám sát nghiệm thu còn nhiều sai sót như: Một số biên bản nghiệm thu công việc xây dựng không ghi tên các thành phần tham gia nghiệm thu, ký không rõ họ tên; toàn bộ biên bản nghiệm thu phần hạ tầng ghi nhầm địa điểm nghiệm thu: Thực tế dự án tại khu đô thị VSIP Bắc Ninh, nhưng biên bản nghiệm thu công việc xây dựng lại tại “Nhơn Trạch”; không yêu cầu lập, để duyệt biện pháp thi công an toàn lao động và bảo vệ môi trường các hạng mục trong quá trình thi công.
Đến nay, phần xây dựng cơ bản của dự án đã hoàn thành nhưng bản vẽ hoàn công phần kiến trúc nhà xây thô và hoàn thiện ngoài vẫn chưa được lập.
Ngoài ra, thanh tra cũng chỉ rõ về công tác lập dự toán, Công ty Đệ Tam đã áp sai đơn giá vật liệu, vận dụng định mức chưa phù hợp như: Số tiền chênh lệch giảm hơn 10 tỷ đồng, theo lý giải do đơn vị thiết kế lập dự toán chưa tính đến các căn ghép vào nhau; một số khối lượng bị trùng lặp… mã công việc dự án còn chưa phù hợp.
Thanh tra tỉnh Bắc Ninh còn điểm ra sai phạm về huy động vốn cụ thể: Năm 2019, Công ty Đệ Tam đã ký 27 hợp đồng nguyên tắc (trong đó có 4 hợp đồng đã thực hiện thanh lý) dưới hình thức huy động vốn để ưu tiên đăng ký, hưởng quyền mua lô đất tại dự án cho bên được huy động vốn khi chưa có thông báo đủ điều kiện huy động vốn của Sở Xây dựng Bắc Ninh, vi phạm điểm D khoản 3 Điều 19 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở.
Từ những vi phạm vừa nêu, Thanh tra tỉnh Bắc Ninh kiến nghị Sở Xây dựng kiểm tra và xử lý đối với CTCP Đệ Tam trong việc ký 27 hợp đồng huy động vốn khi chưa có Thông báo đủ điều kiện huy động vốn của Sở Xây dựng.
Thanh tra tỉnh yêu cầu UBND TP Từ Sơn chỉ đạo các đơn vị liên quan tổ chức rà soát, kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm về trật tự xây dựng mà đoàn thanh tra đã chỉ ra.
Sau điều chỉnh, bảng giá đất Hà Nội cao nhất hơn 695 triệu đồng/m2
21/12/2024, 12:58Điện hạt nhân: Nguồn năng lượng bền vững và thân thiện với môi trường
21/12/2024, 12:56Hà Nội tăng cường rà soát các sàn giao dịch bất động sản
16/12/2024, 14:00Trên 56% doanh nghiệp Nhật sẽ mở rộng kinh doanh tại Việt Nam
16/12/2024, 10:55T&T Group trở thành cổ đông chiến lược của Vietravel Airlines
13/12/2024, 15:01Một số điểm sáng kinh tế - xã hội tháng 11 và 11 tháng năm 2024
12/12/2024, 14:24Trí tuệ nhân tạo xanh: Giải pháp công nghệ bền vững của tương lai
Trong bối cảnh công nghệ ngày càng tiêu tốn nhiều điện năng cho các trung tâm dữ liệu thì trí tuệ nhân tạo AI xanh hứa hẹn sẽ đảo ngược xu hướng này.
Dự báo thời tiết 12/12: Mưa và rét buốt, miền Bắc 'trở mình' chóng mặt
Dự báo thời tiết 12/12, miền Bắc đón nhận đợt không khí lạnh mạnh tràn xuống. Đợt không khí lạnh này còn khiến thời tiết thay đổi chóng mặt, đặc biệt là miền Trung.
Thực hành ESG tại doanh nghiệp đi đầu về phát triển bền vững - Vinamilk
Là một điển hình về phát triển bền vững (PTBV) với các thực hành tốt ở cả 3 tiêu chí Môi trường – xã hội – quản trị (E-S-G), Vinamilk tiếp tục là cái tên được đánh giá cao trong Top 10 doanh nghiệp phát triển bền vững Việt Nam 2024 năm thứ 9.
Ngân hàng đồng loạt đưa ra nhiều gói tín dụng xanh hấp dẫn về lãi suất
Tài chính xanh là một cấu phần quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng xanh và cũng là lĩnh vực tiềm năng mà các nhà băng ngày càng quan tâm.
Vietjet tiếp tục nhận tàu bay mới những tháng cuối năm 2024, mở rộng đội tàu bay hiện đại
Tàu bay thế hệ mới A321neo ACF (Airbus Cabin Flex) mới nhất của Vietjet đã hạ cánh tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, TP.HCM sau hành trình từ nhà máy Airbus tại Hamburg, Đức.
19 tập đoàn, tổng công ty sẽ được giao cho bộ, ngành quản lý
19 tập đoàn, tổng công ty sẽ được chuyển về các bộ, ngành quản lý sau khi Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp kết thúc hoạt động.
Kinh tế năm 2024 có thể tăng trưởng cao hơn mức 7%
Theo Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương, tăng trưởng kinh tế năm nay có thể đạt được mục tiêu kỳ vọng 7%, và có thể đạt cao hơn.
Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam tham dự Diễn đàn Kỹ sư Lan Thương-Mê Kông 2024
Nhận lời mời từ Chủ tịch Hiệp hội Kỹ sư Trung Quốc, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam - TS. Đặng Việt Dũng đã dẫn đầu đoàn công tác gồm bốn thành viên tham gia Diễn đàn Kỹ sư Lan Thương-Mê Kông 2024 từ ngày 4 đến ngày 7 tháng 12 năm 2024 tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam Trung Quốc.
Tập đoàn BRG lần thứ tư liên tiếp được vinh danh Doanh nghiệp Bền vững Việt Nam
Tập đoàn BRG vừa có lần thứ tư liên tiếp được vinh danh tại giải thưởng “Doanh nghiệp Bền vững Việt Nam” trong Lễ công bố các doanh nghiệp bền vững 2024 do Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức, ghi nhận những nỗ lực và đóng góp tích cực của Tập đoàn BRG đối với sự phát triển bền vững của nền kinh tế - môi trường - xã hội trong những năm vừa qua.