Ưu tiên cho vay các dự án nhà ở thương mại, nhà ở xã hội
Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương chỉ đạo các tổ chức tín dụng khẩn trương xem xét ưu tiên cho vay các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở thương mại giá rẻ có hiệu quả, có khả năng trả nợ.
Nhiều dự án nhà ở xã hội chậm tiến độ do thiếu vốn
Sau nhiều lần hứa hẹn với khách hàng, một số dự án nhà ở xã hội tại Hà Nội, Bắc Ninh… vẫn không có hoạt động xây dựng. Đa phần khách hàng là công nhân, người thu nhập phải vay mượn tiền, thậm chí vay lãi đóng cho chủ đầu tư. Trong thời gian cuối năm, nhiều dự án nhà ở xã hội chậm tiến độ. Đặc biệt là các dự án nhà ở xã hội, nhà ở thương mại gây bức xúc cho người dân.
Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là thiếu quỹ đất sạch. Cụ thể, tổng diện tích đất ở đã bố trí để phát triển nhà ở xã hội của cả nước là 3.359,07ha, chỉ đạt 36,34% so với nhu cầu phát triển nhà ở xã hội đến năm 2020; Nhiều địa phương chưa sử dụng nguồn tiền thu được từ đóng tiền sử dụng đất thay thế cho 20% quỹ đất trong các dự án khu đô thị, dự án nhà ở thương mại có quy mô sử dụng đất dưới 10ha để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn theo quy định; Thời gian chuẩn bị đầu tư, bồi thường giải phóng mặt bằng, giao đất, thời gian thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án… vẫn còn kéo dài.
Bên cạnh đó, dự án nhà ở xã hội được miễn tiền sử dụng đất nhưng vẫn phải thực hiện thủ tục tính tiền sử dụng đất để miễn; các đối tượng nhà ở xã hội phải được các cơ quan có thẩm quyền thẩm định về đối tượng, điều kiện; việc xác định giá trước khi thực hiện bán, cho thuê, cho thuê mua đối với nhà ở xã hội đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngoài ngân sách phải được cơ quan nhà nước cấp tỉnh thẩm định cũng gây kéo dài thời gian, tốn kém cho doanh nghiệp.
Trong khi các chính sách ưu đãi cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân đã ban hành chưa đủ hấp dẫn. Ví như, quy định lợi nhuận định mức của toàn bộ dự án đối với trường hợp bán nhà ở xã hội không được vượt quá 10% tổng chi phí đầu tư; đối với nhà ở xã hội để cho thuê, cho thuê mua thì lợi nhuận không được quá 15% tổng chi phí đầu tư… Hay quy định các dự án nhà ở xã hội phải dành tối thiểu 20% diện tích nhà ở xã hội trong dự án để cho thuê và chủ đầu tư chỉ được bán sau 5 năm đưa vào sử dụng. Nhưng trên thực tế có nhiều dự án không cho thuê được phần diện tích này dẫn đến tình trạng các căn hộ để không, lãng phí trong khi đó chủ đầu tư không được bán dẫn đến không thu hồi được vốn, gây lãng phí xã hội và giảm thu hút đầu tư vào nhà ở xã hội để cho thuê.
Về nguồn vốn ưu đãi theo chính sách thì Ngân sách Trung ương chưa bố trí đầy đủ. Giai đoạn 2016-2020 mới bố trí khoảng 3.163/9.000 tỷ đồng, chỉ đáp ứng khoảng 35% so với nhu cầu của Ngân hàng Chính sách xã hội. Nguồn vốn để cấp bù lãi suất cho các tổ chức tín dụng để cho vay thực hiện chính sách nhà ở xã hội theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP đến nay vẫn chưa được bố trí.
Ưu tiên cho vay các dự án nhà ở xã hội để đẩy nhanh tiến độ, giúp người dân nhanh nhận nhà
Tại Nghị quyết 156/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2022, Chính phủ đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương chỉ đạo các tổ chức tín dụng khẩn trương xem xét ưu tiên cho vay các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở thương mại giá rẻ có hiệu quả, có khả năng trả nợ, đáp ứng các quy định của pháp luật.
Cũng tại Nghị quyết này, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ tri, phối hợp với các cơ quan, địa phương điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với chính sách tài khóa và các chính sách khác, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng, thích ứng kịp thời với diễn biến tình hình trong và ngoài nước; điều hành lãi suất, tỷ giá phù hợp với điều kiện thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ.
Kịp thời tháo gỡ các vướng mắc, cung cấp vốn tín dụng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên tạo động lực tăng trưởng, trong đó có các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực; tiếp tục kiểm soát chặt chẽ rủi ro tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.
Bảo đảm thanh khoản, an toàn của hệ thống ngân hàng gắn với tăng cường thanh tra, giám sát. Có giải pháp hạn chế tình trạng găm giữ ngoại tệ, chuyển tài sản bằng tiền đồng sang ngoại tệ, tình trang đô la hóa và vàng hóa trong nền kinh tế.
Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025, trong đó tập trung xử lý nợ xấu và xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương khẩn trương rà soát, nghiên cứu sửa đổi Thông tư số 22/2019/TT-NHNN ngày 15/11/2019, trong đó lưu ý quy định phù hợp về sử dụng tiền gửi kho bạc nhà nước tại tổ chức tín dụng, hoàn thành trước ngày 15/12/2022; Thông tư số 16/2021/TT-NHNN ngày 10/11/2021 nhằm tăng cường trách nhiệm của tổ chức tín dụng trong việc mua, bán trái phiếu doanh nghiệp, nâng cao tín nhiệm, tăng cường minh bạch thông tin và kiểm soát chặt chẽ rủi ro.
Sau điều chỉnh, bảng giá đất Hà Nội cao nhất hơn 695 triệu đồng/m2
21/12/2024, 12:58Điện hạt nhân: Nguồn năng lượng bền vững và thân thiện với môi trường
21/12/2024, 12:56Hà Nội tăng cường rà soát các sàn giao dịch bất động sản
16/12/2024, 14:00Trên 56% doanh nghiệp Nhật sẽ mở rộng kinh doanh tại Việt Nam
16/12/2024, 10:55T&T Group trở thành cổ đông chiến lược của Vietravel Airlines
13/12/2024, 15:01Một số điểm sáng kinh tế - xã hội tháng 11 và 11 tháng năm 2024
12/12/2024, 14:24Trí tuệ nhân tạo xanh: Giải pháp công nghệ bền vững của tương lai
Trong bối cảnh công nghệ ngày càng tiêu tốn nhiều điện năng cho các trung tâm dữ liệu thì trí tuệ nhân tạo AI xanh hứa hẹn sẽ đảo ngược xu hướng này.
Dự báo thời tiết 12/12: Mưa và rét buốt, miền Bắc 'trở mình' chóng mặt
Dự báo thời tiết 12/12, miền Bắc đón nhận đợt không khí lạnh mạnh tràn xuống. Đợt không khí lạnh này còn khiến thời tiết thay đổi chóng mặt, đặc biệt là miền Trung.
Thực hành ESG tại doanh nghiệp đi đầu về phát triển bền vững - Vinamilk
Là một điển hình về phát triển bền vững (PTBV) với các thực hành tốt ở cả 3 tiêu chí Môi trường – xã hội – quản trị (E-S-G), Vinamilk tiếp tục là cái tên được đánh giá cao trong Top 10 doanh nghiệp phát triển bền vững Việt Nam 2024 năm thứ 9.
Ngân hàng đồng loạt đưa ra nhiều gói tín dụng xanh hấp dẫn về lãi suất
Tài chính xanh là một cấu phần quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng xanh và cũng là lĩnh vực tiềm năng mà các nhà băng ngày càng quan tâm.
Vietjet tiếp tục nhận tàu bay mới những tháng cuối năm 2024, mở rộng đội tàu bay hiện đại
Tàu bay thế hệ mới A321neo ACF (Airbus Cabin Flex) mới nhất của Vietjet đã hạ cánh tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, TP.HCM sau hành trình từ nhà máy Airbus tại Hamburg, Đức.
19 tập đoàn, tổng công ty sẽ được giao cho bộ, ngành quản lý
19 tập đoàn, tổng công ty sẽ được chuyển về các bộ, ngành quản lý sau khi Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp kết thúc hoạt động.
Kinh tế năm 2024 có thể tăng trưởng cao hơn mức 7%
Theo Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương, tăng trưởng kinh tế năm nay có thể đạt được mục tiêu kỳ vọng 7%, và có thể đạt cao hơn.
Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam tham dự Diễn đàn Kỹ sư Lan Thương-Mê Kông 2024
Nhận lời mời từ Chủ tịch Hiệp hội Kỹ sư Trung Quốc, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam - TS. Đặng Việt Dũng đã dẫn đầu đoàn công tác gồm bốn thành viên tham gia Diễn đàn Kỹ sư Lan Thương-Mê Kông 2024 từ ngày 4 đến ngày 7 tháng 12 năm 2024 tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam Trung Quốc.
Tập đoàn BRG lần thứ tư liên tiếp được vinh danh Doanh nghiệp Bền vững Việt Nam
Tập đoàn BRG vừa có lần thứ tư liên tiếp được vinh danh tại giải thưởng “Doanh nghiệp Bền vững Việt Nam” trong Lễ công bố các doanh nghiệp bền vững 2024 do Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức, ghi nhận những nỗ lực và đóng góp tích cực của Tập đoàn BRG đối với sự phát triển bền vững của nền kinh tế - môi trường - xã hội trong những năm vừa qua.