Về nơi sản xuất ‘hai ông một bà’ duy nhất ở Cố đô Huế
Địa Linh là nơi duy nhất ở Thừa Thiên Huế có nghề làm ông Táo trải qua nhiều thế hệ. Từ đây, hàng vạn ông Táo có mặt ở các gia đình, phục vụ cái Tết ông Công ông Táo.
Càng cận kề ngày 23 tháng Chạp, một số hộ dân ở Địa Linh (phường Hương Vinh, thành phố Huế) tất bật sản xuất ra biết bao tượng ông Công ông Táo.
Bao đời nay, ở ngôi làng hình thành vào khoảng thế kỷ 15 này, người dân cần mẫn đúc tượng vị thần cai quản bếp núc.
Địa Linh là nơi duy nhất ở tỉnh Thừa Thiên Huế còn giữ nghề đúc tượng ông Táo. Từ ngôi làng này, hàng vạn ông Táo đến từng nhà trong mỗi dịp ngày 23 tháng Chạp - ngày tiễn ông Táo về trời cầu mong sự hưng thịnh, may mắn cho gia đình.
Những ngày tháng Chạp, hai bên đường ở Địa Linh có hàng nghìn ông Táo được người dân mang phơi nắng.
Một số hộ dân đang ngày đêm sản xuất ra tượng ông Công ông Táo. Các tháng cuối năm, họ bận rộn làm tượng ông Táo.
Có hơn 40 năm gắn bó với nghề đúc ông Táo, ông Võ Văn Nhật đã quen thuộc với công việc vừa kiếm thêm thu nhập cho gia đình, vừa giữ nghề truyền thống của ông cha để lại.
Chăm chỉ đúc tượng ông Táo, ông Nhật lấy đất sét cho vào khuôn gỗ có đục lõm tượng hai ông, một bà Táo. Tiếp đó, dùng nề làm bằng dây phanh xe tải gạt phần đất thừa, nếu bị lõm, cho thêm ít đất vào.
Gõ chiếc khuôn vào khúc gỗ, một tượng ông Táo ra đời. Tiếp tục lấy tro rắc vào khuôn gỗ để ông Táo tiếp theo không bị dính đất.
Mỗi ngày tạo ra được khoảng 300 tượng, ông Nhật cho hay: “Để tượng ông Táo đẹp, bền, quan trọng và vất vả nhất là làm đất sét và đúc. Phải chọn loại đất sét vàng, ít tạp chất, sau đó, nhào đất chín. Khi nhồi vào khuôn, ép phải chặt nếu không thì tượng sau này bị méo. Còn loại tro phải màu trắng để bức tượng đẹp hơn”.
Tượng đúc xong đặt xuống những viên gạch đỏ để rút nước trước khi mang phơi. Cả nghìn ông Táo sau đó được nung trong lò.
Cạnh nhà ông Nhật, ông Võ Văn Nam cẩn thận xếp tượng vào lò nung. “Hơn nghìn bức tượng ông Táo được xếp thành từng hàng nhiều lớp, trên dưới xen kẽ. Giữa các lối có khoảng trống để lửa cháy đều, tránh bị nổ và vỡ nát khi nung”, ông Nam, có hơn 30 năm làm nghề đúc tượng ông Táo, nói.
Ông Táo sau khi ra lò được trang trí bằng màu, rắc kim tuyến. Trước đây, tượng ít được trang trí. Những năm trở lại đây, nhằm đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng, ông Táo được tô thêm lớp màu.
Từ đây, hàng vạn ông Táo đến từng gác bếp của người dân khắp nơi. Các hộ dân bán ra thị trường trong và ngoài tỉnh.
Các cụ cao niên kể, nghề làm tượng ông Táo ở tỉnh Thừa Thiên Huế ra đời sớm nhất ở làng Địa Linh và làng Sình (huyện Phú Vang). Về sau, Địa Linh làm ông Táo, làng Sình chỉ làm áo ông Táo.
Trước đây, nhà nào ở Địa Linh hầu như cũng làm tượng ông Táo, còn hiện nay ít hơn nhiều. Lãnh đạo UBND phường Hương Vinh cho hay, trước đây, Địa Linh có nhiều hộ dân làm nghề đúc tượng ông Táo. Tuy nhiên, hiện làng này chỉ còn 4 hộ theo nghề. Do công việc vất vả trong khi thu nhập thấp, nhiều người dân không muốn theo nghề nữa nên nghề làm ông Táo dần mai một...
Các hộ dân làm tượng ông Táo để giữ nghề truyền thống của cha ông. Ngoài ra, họ còn kiếm thêm nghề khác để lo cho cuộc sống thường nhật.
Thời gian dần trôi, người dân Địa Linh vẫn miệt mài giữ nghề làm ra tượng ông Công ông Táo, góp phần làm nên cái Tết ông Táo ý nghĩa.
TIN LIÊN QUAN
Không giữ “người nhà”, bỏ “người tài”
16/12/2024, 13:58Thủ tướng chỉ đạo chấn chỉnh công tác đấu giá đất
16/12/2024, 13:54Yên Bái: Chỉ số hạnh phúc của người dân năm 2024 tăng lên 66,52%
10/12/2024, 11:18Hưng Yên: Hội nhập kinh tế quốc tế gắn với mục tiêu tăng trưởng bền vững
09/12/2024, 07:00Miền Bắc sắp đón đợt không khí lạnh mạnh nhất kể từ đầu mùa
05/12/2024, 14:18Thế giới thiệt hại nặng nề trong mùa mưa bão năm 2024
Báo cáo cho thấy nơi chịu nhiều thiệt hại nhất trong mùa mưa bão là khu vực Bắc Mỹ với tổng cộng 110 tỷ USD, cao hơn nhiều mức trung bình 10 năm là 67,6 tỷ USD.
Thủ tướng yêu cầu trước 28/2/2026 phải khai thác sân bay Long Thành
Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu tiến độ sân bay Long Thành tới ngày 31/12/2025 phải xong và trước 28/2/2026 đưa vào khai thác, không chờ tới tháng 8/2026.
Chuyên gia nói gì về hiện tượng lở đá tại Quảng Nam do động đất liên tiếp?
Trong 2 ngày (30/11 - 01/12), 9 trận động đất xảy ra tại tỉnh Kon Tum gây rung lắc. Tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, người dân cảm nhận rõ rung chấn mạnh.
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ trái phiếu cho nhà ở xã hội
Bộ Xây dựng đang xin ý kiến về dự thảo Nghị quyết nguồn vốn ưu đãi phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ.
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Ngày 1/12/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 125/CĐ-TTg yêu cầu các Bộ ngành, địa phương đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Hưng Yên lập kỷ lục đấu giá đất từ dưới 6 triệu đồng/m2 lên hơn 110 triệu đồng/m2
Lô đất LK4-30 diện tích 178m2 ở thôn Hào Xuyên, xã Tân Lập, huyện Yên Mỹ (Hưng Yên) có giá khởi điểm đấu giá là 5,76 triệu đồng/m2. Sau khi đấu giá, lô đất này được trả giá cao nhất lên tới hơn 110,76 triệu đồng/m2.
Tổng kết, đánh giá hoạt động lĩnh vực thông tin điện tử năm 2024, định hướng năm 2025
Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT, Nghị định 147/2024/NĐ-CP có những chính sách mới sẽ ảnh hưởng và thay đổi một số thói quen sử dụng mạng xã hội của người Việt Nam.
Quảng Nam: Voi sổng chuồng xuất hiện trên đường quốc lộ 14E
Chiều 26/11, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều video ghi lại cảnh cá thể voi đi lạc trên tuyến đường quốc lộ 14E, đoạn ven biển của tỉnh Quảng Nam.
Trình Quốc hội xem xét việc tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
Chiều 27/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về việc tiếp tục chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.