Việt Nam được một tổ chức trả 10 USD/tín chỉ carbon rừng
Cục Lâm nghiệp cho biết, LEAF/Emergent sẽ thanh toán cho Việt Nam với giá tối thiểu là 10 USD/tấn CO2 khi chuyển nhượng 5,15 triệu tấn CO2 giảm phát thải từ rừng tại vùng Nam Trung bộ và Tây Nguyên trong giai đoạn 2022-2026.
Ngày 1/4, tại cuộc họp báo thường kỳ quý I/2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Cục Lâm nghiệp cho biết, Việt Nam đã hoàn thành việc chuyển nhượng 10,3 triệu tấn carbon dioxide (CO2) ở vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2018-2024 cho Ngân hàng Thế giới (WB). Đồng thời, Việt Nam đã nhận đủ 51,5 triệu USD, tương đương gần 1.200 tỷ đồng.
Hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chuyển giao 80% số tiền trên cho 6 tỉnh Bắc Trung Bộ tham gia chương trình, gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế. Số tiền còn lại dự kiến từ 1-2 tháng nữa sẽ phân bổ hết cho các địa phương.
Trên cơ sở diện tích rừng nhận khoán, địa phương sẽ tiếp tục phân bổ số tiền trên đến người dân, cộng đồng nhận khoán rừng.
Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành kế hoạch chia sẻ lợi ích và đang tổ chức tập huấn để phân bổ cho các địa phương được hưởng lợi từ nguồn thu này.
Đối tượng được hưởng lợi chính là các cộng đồng, đồng bào dân tộc thiểu số, người dân giữ rừng…
Theo Cục Lâm Nghiệp, Thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ (ERPA) được ký vào ngày 22/10/2020 giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ngân hàng Thế giới với tư cách là Bên được ủy thác của Quỹ Đối tác Các-bon Lâm nghiệp (FCPF) nhằm chuyển nhượng lượng GPT 10,3 triệu tấn carbon dioxide (CO2) ở vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2018-2024, với đơn giá 5 USD/tấn CO2 tương đương 51,5 triệu USD.
Khoảng 95% kết quả chuyển nhượng sẽ được chuyển giao lại cho Việt Nam để đóng góp vào cam kết quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính (NDC).
Tuy nhiên, theo Báo cáo kết quả giảm phát thải kỳ 1 (giai đoạn 2018-2019) đã được WB xác nhận, kết quả giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ đạt 16,21 triệu tấn CO2.
Việt Nam hoàn thành chuyển nhượng 10,3 triệu tấn CO2 cho WB và đã tiếp nhận 51,5 triệu USD. Đối với 5,91 triệu tấn CO2 còn dư, WB đã đồng ý mua bổ sung 1 triệu tấn CO2.
Lượng tín chỉ còn dư 4,91 triệu tấn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định, đồng thời tiếp tục phối hợp với WB để đo đếm, xác nhận lượng tín chỉ giai đoạn 2 (2020-2022); giai đoạn 3 (2023-2024), tìm kiếm các đối tác có nhu cầu tiếp nhận để tiến hành đàm phán chuyển nhượng, đảm bảo quyền lợi của quốc gia và huy động nguồn lực bổ sung cho công tác bảo vệ và phát triển rừng vùng Bắc Trung Bộ.
Ngoài ERPA Bắc Trung Bộ được ký vào ngày 22/10/2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn còn kết Ý định thư với Tổ chức Tăng cường tài chính lâm nghiệp (Emergent) - cơ quan nhận ủy thác của Liên minh Giảm phát thải thông qua tăng cường tài chính cho rừng (LEAF) ngày 31/10/2021, tại COP26 dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Theo đó, Việt Nam chuyển nhượng cho LEAF/Emergent 5,15 triệu tấn CO2 giảm phát thải từ rừng tại vùng Nam Trung bộ và Tây Nguyên trong giai đoạn 2022-2026. LEAF/Emergent sẽ thanh toán cho dịch vụ này với giá tối thiểu là 10 USD/tấn CO2 với tổng giá trị là 51,5 triệu USD.
Hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã hoàn thiện nộp hồ sơ đăng ký cấp tín chỉ theo tiêu chuẩn TREES. Đồng thời, khẩn trương tổ chức các phiên đàm phán kỹ thuật với Tổ chức Emergent để hoàn thiện đề án đàm phán, báo cáo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
Theo Cục Lâm Nghiệp, thị trường carbon tự nguyện thường dựa trên cơ sở các hợp đồng, thỏa thuận hợp tác song phương hoặc đa phương giữa các tổ chức, công ty hoặc quốc gia. Do vậy giá bán tín chỉ carbon được điều tiết bởi thị trường (cung – cầu).
Hiện nay, mức giá carbon trên thị trường tự nguyện trên thế giới thường dao động từ 2 đến 4 USD/tấn CO2, carbon trong đó giá carbon trung bình của các chương trình/dự án tại khu vực châu Á biến động qua các năm 2019, 2020, 2021 lần lượt là 1,8; 1,6; 3,09 USD/tấn CO2. Giá trung bình cập nhật tại thời điểm hiện nay của thị trường này là 1,07 USD/tấn CO2.
Trong khi đó, thị trường carbon nội địa (thị trường bắt buộc) do quốc gia hoặc vùng lãnh thổ quy định và được thành lập, vận hành nhằm mục tiêu thực hiện các cam kết giảm phát thải của quốc gia, vùng lãnh thổ đó.
Theo đó, các tổ chức, doanh nghiệp được giao hạn ngạch phát thải và nếu vượt quá hạn ngạch được giao thì phải đóng thuế hoặc mua hạn ngạch, tín chỉ carbon. Do đó, đối với thị trường carbon nội địa, giá bán carbon sẽ phụ thuộc vào quy định chính sách của quốc gia.
Hiện nay, trên thế giới có gần 30 quốc gia, vùng lãnh thổ đã ban hành thuế carbon, với mức thuế từ 1 đến 137 USD/tấn CO2.
Tại Việt Nam, ngày 7/1/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 06/2022/NĐ-CP quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon. Nghị định này có quy định cụ thể về lộ trình phát triển, thời điểm triển khai thị trường carbon trong nước.
Bí quyết giúp VegGieg nhanh chóng chinh phục thị trường Việt Nam
29/08/2024, 11:21Hà Tĩnh đẩy mạnh chuyển đổi số để phát triển kinh tế
13/08/2024, 11:57Hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia ngày càng hoàn thiện
19/04/2024, 14:19Cục Viễn thông đề nghị xử phạt CMC và FPT Telecom 280 triệu đồng
15/04/2024, 10:56Việt Nam được một tổ chức trả 10 USD/tín chỉ carbon rừng
03/04/2024, 07:46Tìm giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế số ở Việt Nam
30/03/2024, 10:24Deepfake và những nguy cơ với an toàn thông tin tại Việt Nam
26/03/2024, 11:58Xem xét nới thời gian đăng kiểm xe ô tô cá nhân
Bộ Giao thông Vận tải cho biết sẽ xem xét điều chỉnh chu kỳ kiểm định vào thời điểm phù hợp, bảo đảm điều kiện an toàn kỹ thuật cho phương tiện, góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông và tạo thuận lợi cho chủ phương tiện.
Hydro tự nhiên sẽ cách mạng hóa tương lai carbon thấp?
Theo các nhà nghiên cứu khoa học, quá trình tạo ra hydro trong tự nhiên vẫn chưa được hiểu đầy đủ, mặc dù trên thực tế hydro được tìm thấy trong phạm vi rộng lớn các môi trường địa chất - trong lớp vỏ đại dương và lục địa, khí núi lửa và hệ thống thủy nhiệt.
Việt Nam và Hoa Kỳ “bắt tay” thực hiện dự án chống biến đổi khí hậu tại ĐBSCL
Dự án Bảo vệ Hệ sinh thái ven biển Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ra đời với mục tiêu bảo vệ hệ sinh thái ven biển, nâng cao hiệu quả quản lý ngành thủy sản, khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu và góp phần bảo tồn đa dạng sinh học.
Hạ viện Mỹ cấm TikTok, thiệt hại nghiêm trọng thế nào?
Dự luật buộc ByteDance bán TikTok ở Mỹ đã được Hạ viện Mỹ thông qua, đặt ra lo ngại cho nhiều doanh nghiệp Mỹ làm ăn dựa trên nền tảng này.
Hạ viện Mỹ phê chuẩn dự luật có thể cấm TikTok, Trung Quốc cảnh báo
Hạ viện Mỹ thông qua với tỷ lệ áp đảo dự luật buộc TikTok phải thoái vốn khỏi chủ sở hữu Trung Quốc, nếu không nền tảng này sẽ bị cấm hoạt động ở Mỹ.
Công bố xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2023
Bộ Chỉ số Đổi mới sáng tạo cấp địa phương là tài liệu hữu ích, cung cấp các căn cứ khoa học và thực tiễn để các cơ quan, tổ chức, cá nhân và trực tiếp là lãnh đạo các địa phương sử dụng trong xây dựng và thực thi các chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Đến năm 2030, Việt Nam cần 135 tỷ USD đầu tư cho lưới điện và năng lượng tái tạo
Theo Dự thảo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Điện VIII nhận định đến 2030, nguồn vốn để đầu tư, xây dựng dự án điện dự kiến khoảng 135 tỷ USD. Đây cũng là mức đầu tư được báo cáo triển vọng thị trường vốn của FiinRatings dự đoán đối với năng lượng tái tạo.
Nhan nhản “công nghệ” cờ bạc bịp
“Tháng Giêng là tháng ăn chơi/ Tháng Hai cờ bạc tháng Ba rượu chè…” - lợi dụng tâm lý này nhiều đối tượng đã tổ chức “gầy sòng” sát phạt.
Nhà máy THACO KIA tham gia giám sát sản xuất xe Kia Sonet tại Uzbekistan
Đoàn 25 nhân sự của nhà máy THACO KIA (thuộc Tập đoàn THACO AUTO) sẽ tham gia giám sát sản xuất xe Kia Sonet cho Công ty ADM - Uzbekistan theo thỏa thuận đào tạo ký kết vào ngày 14/4/2023.