Việt Nam là điểm sáng tăng trưởng kinh tế năm 2022
IMF nhận định triển vọng tăng trưởng lạc quan của Việt Nam, Việt Nam là một điểm sáng, là một ngoại lệ… là những từ báo chí và các tổ chức quốc tế dành cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Nửa đầu năm 2022, kinh tế Việt Nam đã phục hồi nhanh chóng khi các hạn chế về đại dịch được nới lỏng và các chiến dịch tiêm chủng được triển khai rộng rãi. Các chính sách hỗ trợ như lãi suất thấp, tăng trưởng tín dụng mạnh và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội của Chính phủ đã giúp gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo, hoạt động bán lẻ và du lịch.

IMF nâng dự báo tăng trưởng của Việt Nam lên 7% trong năm 2022. (Ảnh minh họa)
Theo đó, IMF nâng dự báo tăng trưởng của Việt Nam lên 7% trong năm 2022. Việt Nam là quốc gia duy nhất được điều chỉnh tăng đáng kể trong số các nền kinh tế lớn ở châu Á.
Ngay sau những kết quả tăng trưởng kinh vượt trội trong quý III được công bố, cùng với các đánh giá tích cực của các tổ chức quốc tế về triển vọng của cả năm. Các báo tại Mỹ cũng đã có thêm những phân tích sâu hơn về lý do tại sao Việt Nam lại trở thành điểm sáng trong tăng trưởng kinh tế trong năm nay.
Thông tin cho biết, ở trang tin của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) có bài Việt Nam đảo ngược xu hướng tăng trưởng yếu của châu Á. Biểu đồ dự báo tăng trưởng năm 2022 cho thấy Việt Nam là nền kinh tế duy nhất đã và sẽ có tăng trưởng dương trong cả năm. Lạm phát tương đối thấp cũng là một ngoại lệ trong quy luật chung của cả khu vực.
Cũng trong báo cáo mới nhất của Ngân hàng Thế giới, tăng trưởng GDP của Việt Nam đã bứt phá từ mức gần 2,6% vào năm 2021 lên mức dự kiến là 7,5% trong năm 2022. Trong khi đó, lạm phát trung bình cả năm có thể được kiểm soát ở mức 3,8%.
"Việt Nam, một trung tâm sản xuất trong khu vực, đã chứng kiến nền kinh tế hồi phục sau đại dịch, với tổng sản phẩm quốc nội trong quý 3 tăng 13,67% so với một năm trước", theo hãng thông tấn Reuters bình.
Để đạt được mức tăng trưởng ấn tượng vừa qua, theo các báo và các tổ chức quốc tế, đó là sự tổng hòa của nhiều yếu tố, trong đó đặc biệt là chính sách nhanh nhạy sau đại dịch.
Ngay nửa đầu năm nay đã thấy sự chuyển dịch lớn về kinh tế khi thực hiện nới lỏng quy định về dịch, chiến lược thích ứng an toàn và tỷ lệ tiêm vaccine vượt trội. Các chính sách lãi suất thấp, tăng trưởng tín dụng mạnh và chương trình phục hồi, phát triển kinh tế của Chính phủ đã mang lại sản lượng sản cao, bán lẻ và du lịch phục hồi, IMF cho rằng cho hay.

Tốc độ tăng trưởng GDP Quý III năm 2022 của một số quốc gia. (Nguồn ảnh: qdnd)
Trang Bloomberg cũng đồng tình khi cho rằng gói kích thích 15 tỷ USD của Chính phủ và chính sách tiền tệ linh hoạt đã là nền tảng cho sự hồi phục. Chính chiến lược này đã giúp Việt Nam tăng khả năng cạnh tranh, trở thành điểm đến hấp dẫn với dòng vốn đầu tư nước ngoài, khi tình hình địa chính trị phức tạp và nhiều nước còn đóng cửa vì Covid-19.
Tờ The Diplomat có bài giải thích lý do kinh tế Việt Nam có tương lai sáng và ngày càng sáng hơn. Theo bài báo, đánh giá tích cực của các tổ chức quốc tế đối với kinh tế Việt Nam là điều có thể nhìn thấy trước với những người theo dõi Việt Nam từ lâu.
Việt Nam trong bối cảnh khó khăn chung đã trở thành điểm sáng với cơ sở hạ tầng phát triển, môi trường đầu tư thân thiện và thành công trong kiểm soát Covid-19, vì vậy hoàn toàn có thể kỳ vọng vào dự báo kinh tế ngày càng tích cực của Việt Nam trong những năm tới.
Trong báo cáo tháng 8/2022, Moody đánh giá rất tích cực đối với dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022, theo đó tổ chức này dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2022 đạt 8,5% - cao nhất so với các nền kinh tế trong khu vực. Ngày 6/9/2022, Moody nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam từ mức Ba3 lên mức Ba2, triển vọng Ổn định.
TIN LIÊN QUAN

Bất động sản leo thang, người trẻ chuyển sang thuê thay vì mua nhà
08/04/2025, 11:31
Gần 11 tỷ USD vốn FDI “chảy” vào Việt Nam trong quý I/2025
06/04/2025, 14:45
Đầu tư căn hộ hạng sang – bước đi khôn ngoan của giới đầu tư thông thái
04/04/2025, 08:40
Thuế đối ứng là gì và được tính như thế nào?
03/04/2025, 15:49
Công an, Quân đội Việt Nam cử lực lượng cứu trợ động đất tại Myanmar
02/04/2025, 16:00
Áp thuế thép mạ Trung Quốc và Hàn Quốc từ 15,67% đến 37,13%
02/04/2025, 10:59
Quy định mới về giá bán lẻ điện bình quân tối đa
02/04/2025, 10:51Ô tô, gỗ, ethanol và nhiều mặt hàng được áp thuế nhập khẩu ưu đãi
Từ 31/3/2025, một số mặt hàng như ô tô, gỗ, Ethanol, đùi gà đông lạnh, hạt dẻ cười, hạnh nhân,... sẽ được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi mới.
Phát hiện 40 mỏ vàng với trữ lượng gần 30 tấn
Trong khuôn khổ Đề án Tây Bắc, Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa công bố kết quả điều tra cho biết, đã phát hiện 110 mỏ khoáng sản quan trọng trên địa bàn, trong đó có 40 mỏ vàng với trữ lượng gần 30 tấn cùng nhiều mỏ khoáng sản quý khác.
Bay thẳng đến Bengaluru, Hyderabad dễ dàng cùng các đường bay mới khai trương của Vietjet
Liên tục mở rộng mạng bay kết nối Việt Nam với thế giới, Vietjet khai trương hai đường bay mới đến Bengaluru, Hyderabad, hai đô thị hàng đầu của Ấn Độ, đáp ứng nhu cầu di chuyển thuận tiện của người dân, du khách.
Mừng Đại lễ 30/4 và 1/5, Vietjet mở bán triệu vé 0 đồng dành tặng hành khách bay khắp muôn phương
Mừng Đại lễ 30/4 và 1/5, Vietjet mang đến ưu đãi hàng triệu vé 0 đồng (*) bay khắp thế giới, áp dụng cho tất cả các đường bay nội địa và quốc tế.
Tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Tại Chỉ thị số 10/CT-TTg, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh nhiệm vụ trọng tâm là hoàn thiện chính sách, pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Hàng loạt dự án của TTC Land ở TP.HCM 'bất động' nhiều năm: Có dấu hiệu sử dụng sai mục đích!
Nhiều dự án bất động sản Panomax River Villa, Charmington Iris, Charmington Dragonic… do Công ty CP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (TTC Land) làm chủ đầu tư hoặc đơn vị phát triển bị vướng pháp lý nên nằm “bất động” nhiều năm, gây lãng phí nguồn lực đất đai. Điều đáng chú ý, một số dự án “bất động” nhiều năm của TTC Land lại đang được sử dụng vào mục đích cho thuê trái phép, sử dụng sai mục đích như: điểm trông giữ và rửa xe ô tô, quán cà phê…
Nhà ở xã hội tại KCN Hàm Kiệm II: Vì sao 7 năm chưa đưa vào sử dụng?
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận cho biết, dự án nhà ở xã hội cho công nhân Khu công nghiệp Hàm Kiệm 2, xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) thi công từ tháng 12/2016, đến đầu năm 2018 cơ bản hoàn thành phần thô… nhưng đến nay, chủ đầu tư vẫn chưa đưa vào sử dụng, gây lãng phí nguồn lực đất đai và tài sản doanh nghiệp.
Bình Thuận thông tin về dự án hơn 20 năm chưa triển khai do vướng mặt bằng
Liên quan đến Dự án xây dựng nhà hàng ăn uống và phục hồi sức khỏe Mimispa tại phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) được giao đất từ năm 2003 nhưng đến nay vẫn “bất động” vì công tác đền bù, giải tỏa. Mới đây, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận (nay là Sở Tài chính) có thông tin phản hồi đến Tạp chí Người Xây dựng.
Dự án Phú Đông SkyOne chưa xong định giá đất đã rầm rộ rao bán
Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Bình Dương xác nhận dự án Khu căn hộ Phú Đông SkyOne tại khu phố Chiêu Liêu, phường Tân Đông Hiệp (TP.Dĩ An) do Công ty TNHH Đầu tư Phú Đông 5 làm chủ đầu tư hiện chưa hoàn thiện chứng thư định giá đất. Tuy nhiên, từ đầu năm 2024, trên mạng internet đã rầm rộ rao bán, nhận đặt cọc, giữ chỗ…