Việt Nam quốc gia dẫn đầu ASEAN về phát triển năng lượng tái tạo
Việt Nam là quốc gia dẫn đầu khối ASEAN về quy mô cũng như tỉ lệ các nguồn điện gió và mặt trời, chiếm tới 27% tổng công suất nguồn điện.
"Điểm sáng" ASEAN
Phát biểu tại Hội thảo "Chính sách phát triển các dự án điện gió, điện mặt trời và điện khí tại Việt Nam", ông Phạm Nguyên Hùng, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và NLTT (Bộ Công Thương) cho biết, tính đến cuối năm 2021, tổng công suất lắp đặt nguồn điện toàn hệ thống đạt 76.620 MW (tăng gần 7.500 MW so với năm 2020). Quy mô hệ thống điện Việt Nam đã vươn lên đứng đầu khu vực ASEAN về công suất nguồn điện, việc cung cấp điện đã cơ bản đáp ứng nhu cầu, đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế với tốc độ cao trong nhiều thập kỷ qua.
Theo ước tính, hiện nay ngành năng lượng đóng góp khoảng 70% tổng lượng phát thải dioxit carbon toàn quốc. Vì vậy, tỉ trọng nguồn năng lượng sạch càng cao sẽ tác động rất lớn đến việc đảm bảo mục tiêu trung hoà carbon đến năm 2050 theo cam kết của Chính phủ Việt Nam tại Hội nghị COP26.
Tỉ trọng các nguồn điện sạch (bao gồm thủy điện và các nguồn NLTT khác) trong cơ cấu nguồn điện đã đạt 65,6% tổng công suất đặt của hệ thống. Theo dự thảo gần đây nhất của Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn tới năm 2045 (Quy hoạch điện VIII), dự kiến đến năm 2030, tổng công suất điện gió đạt 16.100 MW, điện mặt trời (gồm cả điện mặt trời mái nhà) là 16.500 MW và có thể thêm khoảng 2.400 MW thuộc các dự án đang triển khai đầu tư ở các mức độ khác nhau.
Về điện khí LNG, đến nay có 14 dự án nhà máy điện khí LNG đã được bổ sung Quy hoạch điện VII điều chỉnh và dự kiến trong Quy hoạch điện VIII (tổng công suất 23.900 MW). Ngoài ra có hơn 25 dự án điện khí LNG đang được các địa phương và nhà đầu tư đề nghị xem xét đưa vào Quy hoạch điện VIII với tổng công suất hơn 115.000 MW.
Như vậy, có thể khẳng định việc phát triển nguồn điện gió, mặt trời và điện khí tại Việt Nam đang là xu hướng tất yếu trong cả giai đoạn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Vẫn còn nhiều chính sách, cơ chế cần tháo gỡ
Hiện nay, Bộ Công Thương đang hoàn thiện trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch điện VIII với một khối lượng lớn công suất nguồn năng lượng sạch, cùng vốn đầu tư khổng lồ. Tuy nhiên, việc xác định các cơ chế (kể cả cơ chế tài chính) và tổ chức thực hiện quy hoạch để khả thi khối lượng nguồn và lưới điện, đảm bảo an ninh năng lượng đang là những nội dung cần được quan tâm nhiều trong thời gian tới.
Do đó, các chuyên gia, đại biểu cho rằng, vướng mắc lớn là các khó khăn liên quan đến cơ chế chính sách, về thủ tục quy hoạch, đầu tư, về lưới điện giải tỏa công suất, về cơ chế huy động vốn, về GPMB. Kể cả việc thiếu các bộ tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan để thực hiện hóa Quy hoạch điện VIII.
Thực tế cho thấy, trong 3 năm thực hiện cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời, với cơ chế giá cố định khuyến khích - FIT, đến 31/12/2020 hệ thống điện đã tiếp nhận khoảng 17.000MW điện mặt trời. Cũng cơ chế giá FIT tương tự, đến ngày 31/10/2021 hệ thống điện đã tiếp nhận khoảng 4.000MW điện gió được đưa vào vận hành. Các cơ chế ưu đãi khuyến khích này đã tạo thuận lợi lớn cho các nhà đầu tư khai thác tiềm năng, phát triển rất nhanh các nguồn NLTT, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng bền vững theo định hướng của Bộ Chính trị trong Nghị quyết 55/NQ-TW.
Các cơ chế giá FIT cho điện gió, điện mặt trời đã tạo động lực thúc đẩy phát triển một lượng lớn công suất điện mặt trời và điện gió, tạo tiền đề cho việc ngày càng tăng cao tỷ lệ NLTT trong cơ cấu nguồn điện của Việt Nam. Đến nay, Việt Nam là quốc gia dẫn đầu khối ASEAN về quy mô và tỷ lệ các nguồn điện gió và mặt trời, chiếm tới 27% tổng công suất nguồn điện (tín đến quý I/2022).
Điều mà các nhà đầu tư mong đợi hiện nay, với câu hỏi là: Các chính sách nào sẽ nối tiếp cơ chế FIT để quá trình phát triển NLTT được liên tục, tận dụng đà tăng trưởng, cũng như các lợi thế rõ ràng trong chuỗi cung ứng quốc tế về công nghệ, tài chính vừa qua?
Bên cạnh đó, thời gian gần đây, với xu hướng giảm dần nhiệt điện than và phát triển các nguồn năng lượng sạch hơn, nhiều địa phương đã kiến nghị không dành quỹ đất cho đầu tư điện than dù đã có trong quy hoạch điện lực quốc gia, đồng thời xuất hiện trào lưu đề nghị đầu tư nhà máy điện khí hoá lỏng (LNG) tại các địa phương.
Tuy nhiên, hiện cơ chế về huy động vốn đầu tư từ tư nhân, cơ chế tham gia thị trường điện đối với loại hình điện khí vẫn chưa rõ ràng, có thể dẫn đến những rủi ro không nhỏ cho nhà đầu tư, kể cả những lúng túng về pháp lý đối với bên mua điện và cơ quan điều hành thị trường điện.
TIN LIÊN QUAN
Cùng chủ đề
TS. Nguyễn Quốc Thập - Chủ tịch Hội DKVN: Cần xem xét mở rộng đối tượng mua bán điện trực tiếp đối với điện khí
Xây dựng trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng
Huy động cao nguồn nhiệt điện than và năng lượng tái tạo để tiết kiệm nước cho thủy điện
Đến năm 2030, Việt Nam cần 135 tỷ USD đầu tư cho lưới điện và năng lượng tái tạo
Anh gọi thầu các dự án năng lượng tái tạo lên đến hàng tỷ bảng Anh
Sau điều chỉnh, bảng giá đất Hà Nội cao nhất hơn 695 triệu đồng/m2
21/12/2024, 12:58Điện hạt nhân: Nguồn năng lượng bền vững và thân thiện với môi trường
21/12/2024, 12:56Hà Nội tăng cường rà soát các sàn giao dịch bất động sản
16/12/2024, 14:00Trên 56% doanh nghiệp Nhật sẽ mở rộng kinh doanh tại Việt Nam
16/12/2024, 10:55T&T Group trở thành cổ đông chiến lược của Vietravel Airlines
13/12/2024, 15:01Một số điểm sáng kinh tế - xã hội tháng 11 và 11 tháng năm 2024
12/12/2024, 14:24Trí tuệ nhân tạo xanh: Giải pháp công nghệ bền vững của tương lai
Trong bối cảnh công nghệ ngày càng tiêu tốn nhiều điện năng cho các trung tâm dữ liệu thì trí tuệ nhân tạo AI xanh hứa hẹn sẽ đảo ngược xu hướng này.
Dự báo thời tiết 12/12: Mưa và rét buốt, miền Bắc 'trở mình' chóng mặt
Dự báo thời tiết 12/12, miền Bắc đón nhận đợt không khí lạnh mạnh tràn xuống. Đợt không khí lạnh này còn khiến thời tiết thay đổi chóng mặt, đặc biệt là miền Trung.
Thực hành ESG tại doanh nghiệp đi đầu về phát triển bền vững - Vinamilk
Là một điển hình về phát triển bền vững (PTBV) với các thực hành tốt ở cả 3 tiêu chí Môi trường – xã hội – quản trị (E-S-G), Vinamilk tiếp tục là cái tên được đánh giá cao trong Top 10 doanh nghiệp phát triển bền vững Việt Nam 2024 năm thứ 9.
Ngân hàng đồng loạt đưa ra nhiều gói tín dụng xanh hấp dẫn về lãi suất
Tài chính xanh là một cấu phần quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng xanh và cũng là lĩnh vực tiềm năng mà các nhà băng ngày càng quan tâm.
Vietjet tiếp tục nhận tàu bay mới những tháng cuối năm 2024, mở rộng đội tàu bay hiện đại
Tàu bay thế hệ mới A321neo ACF (Airbus Cabin Flex) mới nhất của Vietjet đã hạ cánh tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, TP.HCM sau hành trình từ nhà máy Airbus tại Hamburg, Đức.
19 tập đoàn, tổng công ty sẽ được giao cho bộ, ngành quản lý
19 tập đoàn, tổng công ty sẽ được chuyển về các bộ, ngành quản lý sau khi Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp kết thúc hoạt động.
Kinh tế năm 2024 có thể tăng trưởng cao hơn mức 7%
Theo Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương, tăng trưởng kinh tế năm nay có thể đạt được mục tiêu kỳ vọng 7%, và có thể đạt cao hơn.
Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam tham dự Diễn đàn Kỹ sư Lan Thương-Mê Kông 2024
Nhận lời mời từ Chủ tịch Hiệp hội Kỹ sư Trung Quốc, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam - TS. Đặng Việt Dũng đã dẫn đầu đoàn công tác gồm bốn thành viên tham gia Diễn đàn Kỹ sư Lan Thương-Mê Kông 2024 từ ngày 4 đến ngày 7 tháng 12 năm 2024 tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam Trung Quốc.
Tập đoàn BRG lần thứ tư liên tiếp được vinh danh Doanh nghiệp Bền vững Việt Nam
Tập đoàn BRG vừa có lần thứ tư liên tiếp được vinh danh tại giải thưởng “Doanh nghiệp Bền vững Việt Nam” trong Lễ công bố các doanh nghiệp bền vững 2024 do Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức, ghi nhận những nỗ lực và đóng góp tích cực của Tập đoàn BRG đối với sự phát triển bền vững của nền kinh tế - môi trường - xã hội trong những năm vừa qua.